Phân tích môi trường ngành

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vinacomin đến năm 2020 (Trang 61 - 68)

Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINACOMIN

2.1. Giới thiệu về Công ty

2.2.2 Phân tích môi trường ngành

Tư vấn đầu tư xây dựng công trình là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch…Tư vấn đầu tư xây dựng giúp cho khách hàng là chủ đầu tư tổ chức khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Thông thường đối với các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ có một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đảm nhiệm công việc từ đầu đến cuối.

Hoạt động này được vận hành bởi các kỹ sư, chuyên gia tư vấn xây dựng, là người có đủ trình độ, chứng chỉ hành nghề chuyên môn để thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng. ở Việt Nam để được hành nghề Kỹ sư tư vấn xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề, phải có tối thiểu 3 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và số lượng công trình đã tham gia phải đủ lớn.

Tổ chức tư vấn xây dựng là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc lập về mặt pháp lý và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Ở các nước trên thế giới, các tổ chức này phần lớn thuộc Hiệp hội Tư vấn xây dựng.

Phân loại tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng:

- Tư vấn quản lý dự án

Tư vấn quản lý chi phí (kỹ sư định giá) Tư vấn thiết kế kiến trúc

- Chuyên ngành về văn phòng, khách sạn, căn hộ, khu nghỉ mát...

- Chuyên ngành về công trình công nghiệp - Chuyên ngành về công trình nghệ thuật Tư vấn thiết kế kiến trúc nội thất

Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị Tư vấn thiết kế dân dụng và kết cấu

- Tư vấn thiết kế chuyên ngành về nền móng và nhà cao tầng - Tư vấn thiết kế chuyên ngành về kết cấu thép và bê tông

- Tư vấn thiết kế chuyên ngành về cơ sở viễn thông - Tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng

- Tư vấn chuyên ngành về cầuđường

- Tư vấn chuyên ngành về cảng và hải dương - Tư vấn chuyên ngành về viễn thông

- Tư vấn chuyên ngành về nước - Tư vấn chuyên ngành về điện

- Tư vấn chuyên ngành về khai thác quặng - Tư vấn chuyên ngành về đường sắt

- Tư vấn chuyên ngành về cảng hàng không Tư vấn thiết kế Cơ Điện Lạnh

- Bao gồm các công việc về thiết ké hệ thống điện trung thế, hạ thế, hệ thống cấp thoát nước công trình; hệ thống điều hoà không khí, hệ thống khí lạnh...

Tư vấn thiết kế Âm học

- Bao gồm các việc thiết kế hệ thống chống rung, chống ồn...

Tư vấn thiết kế môi trường

Tư vấn thiết kế cơ khí, công nghiệp Tư vấn khảo sátđịa chất công trình Tư vấn quản lý khối lượng và giá thành Tư vấn quản lý chất lượng

Tư vấn quản lý công trình Tư vấn quản lý bất động sản 2.2.2.2 Môi trường cạnh tranh

Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong ngành.

Trong nền kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích môi trường ngành kinh doanh là mô hình phân

tích của Michael Porter. Theo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình. Năm thế lực đó là:

- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

- Sức ép của các đối thủ mới xâm nhập.

- Sức ép của khách hàng.

- Sức ép của các nhà cung ứng vật tư.

- Sức ép của sản phẩm thay thế.

Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môi trường ngành kinh doanh, quyết định đến tính chất quy mô của cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành

1. Sức ép của khách hàng

Khách hàng là lý do tồn tại của các doanh nghiệp. Nhưng thực chất của mối tương quan thế lực giữa doanh nghiệp với khách hàng ai mạnh hơn thì người đó có ưu thế và được lợi nhiều hơn. Do đó doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ với khách hàng nhằm giữ khách hàng. Nhưng ngược lại, khách hàng cũng tìm cách gây sức ép đối với doanh nghiệp để được lợi, thường là ép về giá hoặc đòi hỏi mức chất lượng sản phẩm cao hơn, dịch vụ nhiều hơn. Trên thực tế khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp trong nhiều tình huống: Khi họ là khách hàng chủ yếu;

Khi họ là khách hàng mua nhiều, khách hàng thường xuyên; Khi họ có thể chi phí trong mua hàn của người khác để sử dụng; Khi họ có thu nhập thấp; Khi họ có đủ thông tin về nhu cầu giá cả trên thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp thì quyền mặc cả của họ càng lớn...Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải làm chủ được tương quan thế lực này.

Đối với đặc thù của hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình, khách hàng là các chủ đầu tư xây dựng, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có liên quan. Hầu hết các công việc chủ yếu tư những khách hàng này đều thông qua các gói thầu tư vấn cụ thể, sức ép của khách hàng chủ yếu là về mặt chất lượng và tiến độ thực hiện

bởi các gói thầu tư vấn thường thuộc một công trình cụ thể và mối liên hệ rằng buộc với nhau về mặt kỹ thuật, hơn nữa chất lượng sản phẩm của dịch vụ tư vấn còn phụ thuộc vào các quy định, quy phạm, văn bản pháp luật nhà nước dẫn đến việc phê chuẩn, phê duyệt chất lượng sản phẩm tư vấn thường kéo dài khi các văn bản còn những điểm chưa quy định cụ thể…

Bên cạnh đó, là một đợn vị tư vấn trực thuộc, doanh nghiệp còn phải thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, nghiên cứu… do đơn vị quản lý giao. Do vậy sức ép của khách hàng có thể mở rộng ra khi đơn vị quản lý giao các nhiệm vụ tư vấn khác nhau.

2. Sức ép của đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong yếu tố phản ánh bản chất của môi trường tác nghiệp. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi ngành bao gồm rất nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với hoàn cảnh môi trường chung của ngành. Mức độ, quy mô cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động phụ thuộc vào: Trình độ tập trung hoá sản xuất kinh doanh trong từng ngành; Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện có; Dung lượng của thị trường và năng lực sản xuất của ngành; Tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành. Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một hoặc nhiều doanh nghiệp trong một ngành thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng chính sách giá bán sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, chiến dịch đưa sản phẩm mới hoặc cải tiến ra thị trường tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm...

Hiện tại trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình mỏ gần như đối thủ cạnh tranh không nhiều do đặc thù của lĩnh vực hoạt động nhưng cũng tạo ra sức ép

cạnh tranh lớn cho công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp do phân chia thị trường và khách hàng và cạnh tranh về chất lượng sản phẩm tư vấn hay thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về doanh nghiệp. Vì hoạt động cùng lĩnh vực và chịu sự chi phối bởi tổ chức quản lý đầu ngành nên việc cạnh tranh về đầu công việc như thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài phát triển sản xuất mang tính ứng dụng trong ngành cũng tạo ra sức ép to lớn đối với từng doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh luôn hướng tới đa dạng hóa ngành nghề, bởi vì vậy mang công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp ngoài hoạt động chính là tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đây cũng là một mảng cạnh tranh với các đơn vị hoạt động trong ngành. Hoạt động trong lĩnh chuyển giao công nghệ, thương mại và dịch vụ. Song hoạt động đem lại lợi nhuận chính vẫn là tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư và xây dựng công trình.

Bên cạnh những đơn vị cùng hoạt động trong ngành công nghiệp mỏ nói riêng thì còn rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình thuộc các ngành công nghiệp khác như điện, xây dựng, dầu khí…Đây cũng là các đối thủ cạnh tranh do công ty cũng hoạt động tư vấn cho các ngành công nghiệp khác nhưng sức ép của các đơn vị không gây nhiều tác động lớn đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp do ưu thế của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vẫn là tư vấn đầu tư và xây dựng công trình mỏ. Ngoài ra còn các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng, song sức ép cạnh tranh của các đơn vị này không lớn do hoạt động đơn lẻ.

3. Các nhà cung ứng vật tư.

Đối với hoạt động tư vấn thì không có nhà cung ứng vật tư, để đánh giá về mặt này thay vì đề cập tới nhà cung ứng vật tư tác giả xin đưa ra một luận điểm khác. Đối với dịch vụ tư vấn đầu vào sẽ là các đơn đặt hàng dịch vụ tư vấn của các khách hàng, cụ thể là các đơn đặt hàng này từ các doanh nghiệp mỏ. trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ luôn phải để ra kế hoạch sản xuất cho năm sau và các năm tiếp theo. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh luôn có kế hoạch đầu tư mới, đầu tư mỏ rộng và đầu tư mua sắm thiết bị….. Do vậy đơn đặt

hàng từ các doanh nghiệp này sẽ là đầu vào cho các dịch vụ tư vấn. Các đơn đặt hàng này cũng tạo ra sức ép đối với đơn vị do trước khi tiến hành hợp động thì đơn vị tư vấn phải đưa ra các kế hoạch thực hiện, dự toán chí phí thực hiện…đáp ứng như cầu của khách hàng trước khi tiến tới ký kết thực hiện.

Nhu cầu tư vấn đầu tư và xây dựng ở các ngành công nghiệp tương đối lớn, do vậy đơn đặt hàng cũng có những yêu cầu khắt khe buộc đơn vị phải đủ năng lực thực hiện, chi phí mang tính cạnh tranh với các đơn vị khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.

4. Sản phẩm thay thế.

Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những thế lực tạo nên sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong ngành. Nếu giá của một sản phẩm quá cao thì khách hàng chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Đối sách cơ bản của các doanh nghiệp là thực hiện chiến lược phân biệt hoá sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng khác biệt hẳn sản phẩm thay thế hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển sản sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Đối với hoạt động tư vấn đầu tư xây thì sản phẩm thấy thế gần như không có bởi nhu cầu của khách hàng tập trung vào một vấn đề cần được tư vấn và hướng tới một loại sản phẩm tư vấn, do vậy sức ép của các sản phẩm thay thế gần như rất thấp. Sức ép về sản phẩm chỉ xảy ra đối với cùng một loại sản phẩm nhưng từ các đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực tạo ra.

5. Đối thủ tiềm tàng

Những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường trực tiếp làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong một ngành. Trong quá trình vận động của các lực lượng trong từng giai đoạn, thường xuất hiện các đối thủ mới gia nhập và cũng có các đối thủ yếu rút khỏi ngành kinh doanh. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém không

thích nghi với môi trường, đồng thời làm tăng khả năng của các doanh nghiệp khác đó là quy luật khách quan. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xem xét đánh giá khả năng của các đối thủ mới để có những quyết định chiến lược phù hợp trong sản xuất kinh doanh.

Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới tham gia phụ thuộc chặt chẽ vào những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của ngành đó.

Để đối phó với các đối thủ mới doanh nghiệp thường tạo ra các rào cản trở gia nhập, việc tạo ra những cản trở hoặc sự phản ứng khôn khéo của các doanh nghiệp đang cạnh tranh sẽ làm giảm bớt mối đe dọa do đối thủ mới gây ra. Ví dụ như:

- Tăng sản lượng sản phẩm: Tăng sản lượng sản phẩm sẽ làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, dùng quy mô cản trở buộc các đối thủ phải tham gia vào thị trường với quy mô lớn mà đó là một rủi ro lớn đối với đối thủ mới. Nếu tham gia vào vốn quy mô nhỏ thì khó có thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp hiện có vì họ có lợi thế chi phí thấp.

- Phân hoá sản phẩm: Các đối thủ mới thường mong muốn có được sản phẩm có tên tuổi, có uy tín hơn hẳn so với sản phẩm hiện có hoặc có sự hơn hẳn về quảng cáo, về phục vụ. Nếu phân hoá sản phẩm chất lượng sản phẩm cao thì buộc đối thủ mới phải đầu tư lớn và đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới vượt qua được các cản trở này.

- Ràng buộc các nhà cung cấp vật tư và khách hàng. Trong các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải tìm cách ràng buộc các nhà cung cấp vật tư, khách hàng một khoản tiền đặt cọc, hoặc ràng buộc để họ không bị doanh nghiệp ngành sang phục vụ cho đối thủ mới.

- Sử dụng các lợi thế mà các đối thủ mới không thể có được: Bản quyền về công nghệ, sản phẩm; Lợi thế về nguồn cung cấp ngành; Lợi thế về vị trí địa lý; Lợi thế về kinh nghiệm kỹ năng trong sản xuất.

Không chỉ với các lĩnh vực kinh doanh khác trong nền kinh tế, hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng tiềm tàng rất nhiều đối thủ cạnh tranh mới tạo được vị thế cũng như năng lực đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và có sẵn mối gắn kết giữa

nguồn đầu vào cho hoạt động tư vấn với các khách hàng. Cạnh tranh các đơn đặt hàng, chất lượng sản phẩm tư vấn tạo ra sức ép tiềm tàng đối với đơn vị, yêu cầu đơn vị phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm loại bỏ những đối thủ tiềm tàng này, giữ vững và đảm bảo duy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vinacomin đến năm 2020 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)