Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
3.3. Giải phápthực hiện chiến lược kinh doanh
Chương trình công tác và các giải pháp thực hiện sẽ được dự kiến thực hiện như sau:
* Ổn định công ty: Không thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty trong năm 2013.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ thực hiện:
Xây dựng và áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008.
Nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc họp triển khai công trình, công việc.
Nâng cao hiệu quả của các cuộc họp kiểm điểm sản xuất tháng.
Dành thời gian hợp lý cho các khâu kiểm tra sản phẩm, nộp và thẩm tra đồng bộ các sản phẩm của các chuyên môn có sự liên quan với nhau.
Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp để kiểm tra, thẩm định sản phẩm. Đưa ra các quy định thưởng phạt rõ ràng và sự phân bổ thu nhập hợp lý gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm của họ.
Trao đổi, phân tích, tư vấn và thoả thuận chặt chẽ với khách hàng về các điều kiện kỹ thuật, số liệu đầu vào.
Báo cáo trung gian các phương án với chủ đầu tư và cơ quan thẩm tra, phê duyệt cấp trên.
Ứng dụng công nghệ thông tin:
Đầu tư các phần mềm bản quyền chuyên dụng phục vụ công tác tính toán, thiết kế. Phối hợp với các công ty, chuyên gia phần mềm để viết các phần mềm riêng cho các công việc cụ thể mà thị trường không có.
Cập nhật kịp thời các thông tin liên quan đến: quy định, hướng dẫn chế độ, chính sách về đầu tư, xây dựng, giá vật liệu, xu hướng thị trường về giá bán sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu.
Sử dụng hiệu quả hơn nữa sự đóng góp về chuyên môn của các cố vấn, chuyên gia. Tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra ngay từ trong quá trình thực hiện công viêc, hạn chế để các chuyên gia thực hiện các công việc cụ thể (trực tiếp).
* Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn I (2013-2015), giai đoạn II (2016-2020):
Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng tổng thể các nguồn lực của công ty, đánh giá được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty đối với thị trường truyền thống cũng như các thị trường mới, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cho phù hợp trong từng giai đoạn. Năm 2013 thực hiện giai đoạn I và năm 2015 thực hiện giai đoạn II
* Phát triển nguồn nhân lực:
Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty theo từng giai đoạn, tiến hành lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn và từng năm, để từ đó triển khai các công việc cụ thể:
Tuyển dụng: Tuyển dụng bổ sung cán bộ cho các ngành nghề còn thiếu và bù đắp số lao động nghỉ chế độ, chuyển công tác thông qua 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển.
Đào tạo:
Nâng cao trình độ học vấn: Khuyến khích, động viên và cử cán bộ đi học thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước để phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% tổng số cán bộ công ty có trình độ trên đại học, đến 2020 đạt 40% và mỗi ngành nghề chính có tối thiểu 2 tiến sỹ.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức các lớp dạy nghiệp vụ chủ nhiệm dự án (trong đó có kỹ năng thuyết trình), tự tổ chức hoặc cử tham gia các lớp nâng cao kiến thức về đầu tư, xây dựng, đấu thầu và ngoại ngữ. Ngoài ra cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài về các lĩnh vực chuyên sâu thông qua các thoả thuận cụ thể với các tổ chức và đối tác hợp tác.
Nâng cao kiến thức thực tế cho các cán bộ trẻ:
Cử cán bộ luân phiên xuống làm việc tại 2 ban giám sát của công ty ở QN để các cán bộ GS tác giả lâu năm có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn. Trước khi đi phải có đề cương cụ thể trình BGĐ phê duyệt, sau khi hết hạn phải có báo cáo và kiểm tra thu hoạch theo đề cương đã duyệt. Có chế độ lương và ràng buộc cụ thể.
Làm việc với các mỏ để ký kết thoả thuận thực hiện việc trao đổi đào tạo song phương.
Cử cán bộ xuống theo dõi, học tập khi các chủ đầu tư thực hiện việc thi công, lắp đặt các công trình cụ thể do công ty tư vấn, thiết kế từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi đưa thiết bị vào hoạt động.
Bố trí cán bộ thiết kế tham gia cùng với các XN khi thực hiện thi công, lắp đặt các thiết bị, dây chuyền công nghệ tại mỏ.
* Tìm kiếm việc làm:
Lĩnh vực tư vấn, thiết kế:
Trong ngành:
Căn cứ kế hoạch đầu tư của Tập đoàn và các đơn vị trong giai đoạn tới trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành bao gồm cả than và khoáng sản để trao đổi, đề xuất xin chỉ định hoặc tham gia đấu thấu thực hiện các dự án mà công ty chủ động được hoàn toàn.
Liên danh với các đối tác nước ngoài để thực hiện các công trình phức tạp như thiết kế kỹ thuật, lập bản vẽ thi công các giếng đứng trong giai đoạn 2013- 2015, sau đó công ty phải chủ động được toàn bộ.
Ngoài ngành: Tiến hành làm việc với
Tổng cục năng lượng, Vụ CN nặng - BCT để tìm kiếm các công việc ngoài thị trường than - khoáng sản do Tập đoàn quản lý và các đề tài nghiên cứu dùng vốn ngân sách nhà nước.
Vụ đầu tư nước ngoài, Vụ giám sát và thẩm định - Bộ KH&ĐT để tìm kiếm các công việc liên quan các dự án khai thác mỏ tại nước ngoài đặc biệt là tại Myanmar (công ty đã từng tham gia chào giá).
Với các công ty điện lực của các tỉnh mà chúng ta đã có thương hiệu và uy tín như Hoà Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn để tìm kiếm các hợp đồng.
Lĩnh vực tư vấn giám sát:
Chủ động tham gia đấu thầu các gói thầu tư vấn giám sát mà công ty không lập dự án.
Làm việc với cơ quan ra quyết định đầu tư xin phép cho công ty thực được thực hiện các gói thầu tư vấn giám sát mà dự án do công ty lập, đặc biệt là các phần việc công ty có thế mạnh như giám sát thi công đào lò, lắp đặt thiết bị trong hầm lò,...
Tư vấn đánh giá dự án đầu tư:
Đây là công việc mà công ty có năng lực và thị trường đang có nhu cầu. Làm việc với Tập đoàn và chủ đầu tư để đề xuất các chương trình, công việc cụ thể.
Tư vấn quản lý chi phí xây dựng công trình:
- Trao đổi với các chủ đầu tư để thực hiện lập đơn giá xây dựng công trình cho các dự án.
Xây lắp:
Làm việc với Tập đoàn và các đơn vị sản xuất than hầm lò xin được thi công thăm dò và tháo nước trong lò. Đây là công việc mà công ty có thế mạnh và nhu cầu của các đơn vị là rất cao.
Tham gia đấu thầu thi công các gói thầu khoan địa chất công trình.
Thương mại:
Căn cứ kế hoạch đầu tư của các đơn vị, phân tích, đánh giá, lựa chọn tham gia cung cấp các thiết bị mang tính chất đặc thù cần phải có sự hiểu biết sâu về kỹ thuật để tận dụng ưu thế về đội ngũ chuyên gia kỹ thuật so với các đơn vị chỉ chuyên thực hiện công tác thương mại thuần tuý.
Nghiên cứu khoa học:
Từ các công việc tư vấn, thiết kế hàng ngày trong các công trình, công việc chuyên môn cụ thể đề xuất các đề tài nghiên cứu chuyên sâu đăng ký với Tập đoàn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học Công nghệ để tận dụng được nguồn lực từ quỹ khoa học công nghệ của Tập đoàn, vốn ngân sách của nhà nước.
Nghiên cứu phát triển kinh tế ngành:
Báo cáo, đề xuất với Tập đoàn xây dựng các đơn giá, định mức, chỉ tiêu phục vụ điều hành, quản trị chi phí trong sản xuất.
* Nghiệm thu, thanh lý, thu đòi công nợ các công việc đã thực hiện của những năm trước còn tồn đọng:
Ban GĐ cùng các phòng chuyên môn liên quan tổng hợp, rà soát và đăng ký làm việc trực tiếp với từng khách hàng để trao đổi và tìm giải pháp xử lý. Thực hiện ngay và hàng năm tiến hành rà soát và có giải pháp cụ thể.
* Nâng cao năng lực quản lý:
Bộ máy điều hành:
Phân công việc, giao trách nhiệm cụ thể từ ban giám đốc cho đến các trưởng, phó phòng chuyên môn trong từng công trình, công việc cụ thể.
Công cụ quản lý:
Quản trị chi phí:
Xây dựng các định mức chi phí còn thiếu.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá và điều chỉnh các định mức chi phí đã có cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Thực hiện khoán chi phí cho các phòng.
Khoán gọn tối đa chi phí thực hiện công trình, công việc khi có đủ điều kiện.
Các lĩnh vực khác: Rà soát, đánh giá lại các quy chế, quy định, quy trình hiện hạnh để điều chỉnh sao cho đơn giản, thuận tiện, hiệu quả nhất. Đặc biệt như quy chế khoán và phân phối tiền lương.
* Tái cơ cấu công ty:
Cổ phần hoá các chi nhánh phụ thuộc trở thành các công ty cổ phần hoạt động độc lập để có đủ tư cách tham gia đấu thầu, chủ động và thuận tiện hơn trong sản xuất kinh doanh. Công việc này thực hiện theo lộ trình mỗi năm cổ phần hoá một chi nhánh và kết thúc vào năm 2016
Thành lập mới các trung tâm, phòng, ban trên nguyên tắc không phải đầu tư vốn, tận dụng được nguồn nhân lực hiện có, có tiềm năng tìm kiếm được việc làm (như: Trung tâm kinh tế, Phòng tư vấn giám sát, Phòng thiết kế khái thác và chế biến khoáng sản,...) Thực hiện khi có phân tích đánh giá cụ thể về thị trường
Tổng hợp, rà soát, đánh giá cụ thể nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo lại, sắp xếp lại lao động.
Xem xét thời điểm thuận lợi, tìm được đối tác chấp nhận mua lại cổ phần của công ty tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ Lương Sơn với giá hợp lý thì tiến hành thoái vốn tại công ty này.
Kết luận chương 3
Để tiếp tục phát huy được những điểm mạnh, tận dụng được những lợi thế của công ty và hạn chế được những điểm yếu, vượt qua được những thách đề nghị phải tiến hành thực hiện ngay các vấn đề theo các giải pháp và lộ trình nêu trên.
Trong điều kiện khó khăn như hiện nay việc ổn định việc làm và thu nhập như những năm vừa qua là hết sực khó khăn, do vậy đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên công ty đoàn kết, đồng lòng cùng phát huy hết khả năng, nhiệt huyệt để vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng công ty ngày một ổn định và phát triển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sự nghiệp đổi mới trong những năm qua đã tạo thế và lực mới cho nước ta trong quá trình hội nhập, tạo tiền để để chúng ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, thực tế phải thấy rằng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển; sức cạnh tranh còn thấp; lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật và kỹ năng còn thấp; hệ thống pháp luận còn nhiều bất cập; hệ thống tài chính, ngân hàng còn yếu kém nên khả năng đương đầu với xu hướng tự do hóa kinh tế, tài chính gặp nhiều khó khăn.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một vấn đề khó khăn, phức tạp và luôn đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Dựa trên cơ sở lý luận về kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời với việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, từ đó đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp.
Trong những năm đầu đi vào hoạt động Công ty còn gặp nhiều qua khó khăn, tuy nhiên bằng nội lực và sự cố gắng của Lãnh đạo và từng CBCNV Công ty đã phấn đấu sản xuất kinh doanh, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Để có thể phát huy hết năng lực hiện có, đưa Công ty vào hoạt động ổn định và hiệu quả cao, đáp ứng đủ và phục vụ nền kinh tế đất nước hơn lúc nào hết Công ty cần có những kế hoạch tổng thể và chi tiết, cả dài hạn và ngắn hạn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Toàn bộ nội dung 3 chương của luận văn đã tạo nên một tổng thể gắn kết logic từ đưa ra cơ sở lý luận và quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở chương 1 đến phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở chương 2 và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chiến lược sản xuất kinh doanh ở chương 3. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định song nội dung luận văn đã đạt được các mục tiêu đặt ra ban đầu.
2. Kiến nghị
Với chủ trương “xin Tập đoàn tạo điều kiện về mặt cơ chế, không xin tiền”
tôi kính đề nghị Tập đoàn quan tâm, giúp đỡ Công ty Tư vấn những vấn đề sau đây để Công ty có điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm việc làm cho người lao động, góp phần giúp Công ty ổn định và phát triển trong giai đoạn ngắn hạn cũng như lâu dài.
Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Công ty tư vấn như những năm vừa qua.
Tạo điều kiện cho Công ty được tham gia vào các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Xem xét cho phép Công ty được tham gia tư vấn gám sát thi công các dự án do Công ty Tư vấn lập.
Xem xét giao cho Công ty phối hợp với các đơn vị khai thác than trong Tập đoàn lập các kế hoạch kỹ thuật, sản xuất hàng năm. Việc này không chỉ có ý nghĩa tạo việc làm cho Công ty tư vấn mà còn có ý nghĩa rất to lớn với Tập đoàn trong việc kiểm soát tài nguyên, phòng ngừa các rủi ro về bục nước, sập lò do việc bố trí khai thác chồng lấn của các vỉa, các khu, các đơn vị với nhau.
Xem xét giao cho Công ty phối hợp với các đơn vị khai thác than hầm lò của Tập đoàn lập các phương án thăm dò và thực hiện thi công tháo nước trong lò. Do hiện nay Công ty tư vấn là đơn vị duy nhất thực hiện công việc này.
Xem xét duyệt đơn giá tiền lương cho Công ty ở mức tối thiểu phải lớn hơn 500đ/1000đ giá trị sản xuất. Bởi vì do đặc thù của công tác tư vấn, thiết kế chi phí nhân công luôn giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành.
Trong khuôn khổ phạm vi của luận văn, tác giả đã đưa ra các giải pháp mang tính định hướng cho Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin, một đơn vị trực thuộc tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong thực tiễn chỉ có bản thân lãnh đạo Công ty cũng như bộ phận sản xuất trực tiếp mới có thể có giải pháp cụ thể, quyết định đúng đắn để giải quyết tốt vấn đề này.