Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINACOMIN
2.3 Phân tích môi trường bên trong
2.3.1 Phân tích hoạt động hỗ trợ
Tổng số lao động, loại hình lao động, chất lượng lao động, thâm niên lao động, giới tính và mức độ biện động của lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây.
Phân tích và đánh giá
Đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung chất lượng của nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp và đặc biệt với Công ty tư vấn nói riêng, trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển của công ty càng thể hiện rõ vai trò này. Với đặc thù là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn, thiết kế, các sản phẩm dịch vụ này được tạo ra từ quá trình lao động trí óc của đội ngũ người lao động có trình độ học vấn và chuyên môn, do vậy chất lượng nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của công ty.
a. Những thuận lợi
Qua các số liệu thống kê cho thấy:
- Công ty có đầy đủ các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu về năng lực của công tác tư vấn thiết kế mỏ.
- Hàng năm số lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng dần trong những năm gần đây và luôn đạt được tỉ lệ trên 80%, đặc biệt là số lượng cán bộ có trình độ đại học và cao học. Hầu hết các cán bộ đều tốt nghiệp từ các trường đại học công lập có uy tín. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai.
Bảng 2.1 Phân tích nguồn lực lao động của công ty giai đoạn 2009 - 2013
TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Tổng số lao động 382 428 485 499 490
Trong đó: Phục vụ 126 33.0% 140 32.7% 145 29.9% 153 30.7% 153 31.2%
Sản xuất 256 67.0% 288 67.3% 340 70.1% 346 69.3% 337 68.8%
2 Trình độ chuyên môn
2.1 Trên đại học 10 2.6% 13 3.1% 13 2.7% 35 7.0% 38 7.8%
2.2 Đại học 288 75.4% 316 73.8% 363 74.8% 364 72.9% 355 72.4%
Trong đó: Kỹ Thuật 211 55.2% 231 54.0% 264 54.4% 259 51.9% 254 51.8%
Kinh Tế 61 16.0% 66 15.4% 76 15.7% 83 16.6% 79 16.1%
Chuyên môn khác 16 4.2% 19 4.4% 23 4.7% 22 4.4% 22 4.5%
2.3 Cao đẳng, trung cấp 49 12.8% 52 12.1% 49 10.1% 44 8.8% 33 6.8%
2.4 CN, nhân viên phục vụ 35 9.2% 47 11.0% 60 12.4% 56 11.2% 64 13.1%
3 Giới tính
Nam 245 64.1% 273 63.8% 316 65.2% 327 65.5% 326 66.5%
Nữ 137 35.9% 155 36.2% 169 34.8% 172 34.5% 164 33.5%
TT Nội dung
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ
1 LĐ đầu kỳ 370 382 428 485 499
2 Lao động tăng trong kỳ 29 7.8% 37 9.7% 46 10.7% 28 5.8% 16 3.2%
3 Lao động giảm trong kỳ 17 4.6% 14 3.7% 11 2.6% 14 2.9% 25 5.0%
Trong đó: Nghỉ hưu 3 0.8% 5 1.2% 8 1.6% 8 1.6%
Chuyển công tácCDHĐLĐ
8 2.2% 2 0.5% 2 0.5% 2 0.4% 1 0.2%
9 2.4% 9 2.4% 4 0.9% 4 0.8% 16 3.2%
4 Lao động cuối kỳ 382 103.2% 428 112.0% 485 113.3% 499 102.9% 490 98.2%
5 Nghỉ không lương 10 2.7% 6 1.6% 15 3.5% 16 3.3% 18 3.6%
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Bảng 2.2 Thâm niên Công tác của cán bộ trong công ty giai đoạn 2009 - 2013 TT Nội dung
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ
Tổng 382 428 485 499 490
Dưới 5
năm 165 43.2% 185 43.2% 202 41.6% 184 36.9% 154 31.4%
từ 5 - 10
năm 116 30.4% 131 30.6% 158 32.6% 173 34.7% 191 39.0%
Trên 10
năm 101 26.4% 112 26.2% 125 25.8% 142 28.5% 145 29.6%
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Bảng 2.3 Loại hình lao động theo chuyên ngành của công ty năm 2013 STT Chuyên ngành Trên đại học Đại học Cao đẳng,
trung cấp
1 Khai thác mỏ 12 77 3
2 Xây dưng công trình ngầm và mỏ 4 35
3 Tuyển khoáng 10
4 Cơ điện mỏ 5 3
5 Máy thiết bị mỏ 5 11
6 Xây dựng dân dụng 2 17 4
7 Kiến trúc nhà ở và công trình công cộng 6
8 Cấp thoát nước 4
9 Xây dựng cầu đường 7
10 Kỹ thuật điện 1 25
11 Tự động hoá 3
12 Kinh tế và các ngành sản xuất 7 99 21
13 Địa chất, khảo sát 2 20 3
14 Tin học 11
15 Xây dựng cảng đường thuỷ 3
16 Các ngành khác 1 23 6
Tổng số 37 353 40
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
Hình 2.2. Tỷ lệ lao động giữa các khối của công ty qua các năm
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
Hình 2.3. Trình độ chuyên môn của công ty qua các năm tại công ty (Nguồn: Phòng Thống Kê)
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
2009 2010 2011 2012 2013
Phục vụ Sản xuất
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
2009 2010 2011 2012 2013
Phục vụ Sản xuất
Hình 2.4. Tỷ lệ giữa các ngành nghề (ĐH) trng công ty
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
Hình 2.5. Tỷ lệ giới tínhcủa lao động trong công ty
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
000%
010%
020%
030%
040%
050%
060%
2009 2010 2011 2012 2013
Kỹ Thuật Kinh Tế
Chuyên môn khác
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
2009 2010 2011 2012 2013
Nam Nữ
Hình 2.6. Luân chuyển LĐ qua các năm tại công ty
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
Hình 2.7. Thâm niên công tác của lao động trong công ty
(Nguồn: Phòng Thống Kê)
00%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
2009 2010 2011 2012 2013
7.838% 9.686% 10.748%
5.773% 3.206%
4.600% 3.700% 2.600% 2.900% 5.00%2.703% 1.571% 3.505% 3.299% 3.607%
103.243%
112.042% 113.318%
102.887%
98.196%
Lao động tăng trong kỳ Lao động giảm trong kỳ Nghỉ không lương Tổng số lao động cuối kỳ
00%
05%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
2009 2010 2011 2012 2013
Dưới 5 năm từ 5 - 10 năm Trên 10 năm
- Số lượng lao động nữ ngày một giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bố trí đi công tác đối với các các công việc càn phải đi khảo sát ngoài hiện trường và đặc biệt là trong lò.
- Độ tuổi bình quân lao động toàn công ty là rất trẻ (36 tuổi), đây là độ tuổi sung sức và năng động, rất phù hợp cho công tác tư vấn, thiết kế mỏ vì cần phải đi công tác xa, trong điều kiện làm việc khó khăn và nhiều lúc phải làm việc thêm giờ.
- Trong giai đoạn 2002 - 2008 lực lượng cán bộ có thâm niên dưới 5 năm công tác không ngừng tăng cao do khối lượng công việc trong giai đoạn này tăng mạnh trong khi số lượng cán bộ nghỉ chế độ hàng năm lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn 5 năm trở lại đây số lượng lao động có số năm kinh nghiệm dưới 5 năm giảm dần, thay vào đó số lượng cán bộ có kinh nghiệm 5-10 năm và trên 10 năm ngày một tăng cao. Cung cấp dich vụ tư vấn, thiết kế là ngành kinh doanh có điều kiện cần phải đủ số năm kinh nghiệm và đủ năng lực thì mới được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề, do vậy đây là một nguồn lực quan trọng của công ty trong những năm tới.
- Số lượng thạc sỹ, kỹ sư các ngành nghề công nghệ chính trong công tác khai thác, chế biến than - khoáng sản (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện, tuyển khoáng, địa chất, cơ khí mỏ...) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty. Đây là nhân tố thuận lợi để công ty thực hiện các đề án tư vấn, thiết kế các công trình phức tạp đòi hỏi phải có sự hiểu biết chuyên sâu về công nghệ đào, chống lò, khai thác, vận tải,...
- Từ biểu đồ 2.5 cho thấy trong 2 năm trở lại đây mức độ biến động về lao động đã giảm đi rất nhiều, và đặc biệt số lao động mới đến nhỏ hơn số lao động nghỉ chế độ và chuyển công tác. Sự biến động về lực lượng lao động nhỏ góp phần ổn định sản xuất của công ty, vì đặc thù công tác tư vấn cần phải có sự theo dõi, làm việc có tính chất liên tục và kế thừa.
b. Những khó khăn
- Khoa học công nghệ khai thác mỏ nói chung và công tác tư vấn, thiết kế mỏ nói riêng là ngành khoa học ứng dụng, các công thức tính toán, thiết kế hầu hết
được xây dựng từ thực nghiệm. Đòi hỏi người cán bộ điều hành sản xuất mỏ cũng như tư vấn, thiết kế ngoài việc nắm vững cơ sở lý thuyết cần phải có kiến thức thực tế, có kinh nghiệm trong việc nhận biết, xác định sự biến động về điều kiện địa chất mỏ để có các giải pháp ký thuật, công nghệ đào, chống lò và khai thác hợp lý.
Trong khi đội ngũ cán bộ trẻ của công ty hầu hết chưa qua thực tế sản xuất, đây là một trong những hạn chế to lớn khi thực hiện công tác tư vấn, thiết kế mỏ.
- Phần lớn cán bộ công ty đều tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước do vậy trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, đặc biệt là rất ít cán bộ thông thạo tiếng Nga và tiếng Trung, trong khi nguồn sách và tài liệu khoa học kỹ thuật mỏ từ hai quốc gia này rất phong phú và hữu ích. Đây là một trở ngại cho việc nghiên cứu chuyên sâu, cập nhật kiến thức về công nghệ mới của hai đất nước có nền công nghiệp khai thác mỏ phát triển trên thế giới hiện nay. Việc phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ phiên dịch trong việc tra cứu tài liệu hay làm việc trực tiếp với các đối tác nước ngoài làm giảm rất nhiều hiệu qủa sản xuất.
- Ngoài các hạn chế nêu trên hầu hết cán bộ trẻ mới tập trung thực hiện các công việc phần chuyên môn được đào tào mà chưa để ý đến sự liên quan, kết nối với các dây chuyền công nghệ khác trong công tác khai thác, chế biến than - khoáng sản, đặc biệt là chưa quan tâm đúng mực về các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đầu tư, xây dựng.
- Mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong những năm gần đây tuy nhiên số lượng cán bộ có trình độ học vấn và chuyên môn cao vẫn còn ít. Đây sẽ là một trở ngại lớn cho công ty khi thực hiện các công việc đòi hỏi cơ sở lý thuyết chuyên ngành chuyên sâu, phức tạp và các công việc liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Căn cứ các số liệu trên biểu đồ 2.5 cho thấy 3 năm đầu của giai đoạn 2009 - 2013 sự biến động về lực lượng lao động hàng năm là rất lớn, số lao động mới vào và lao đông nghỉ chế độ, chuyển công tác chiếm tỉ lệ 10% tổng số lao động toàn công ty, đặc biêt năm 2011 con số này đạt 13%. Trong số đó số lao
động tăng luôn cao hơn số lao động giảm, và thường là gấp 3-4 lần. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong cơ cấu lao động của công ty, trong việc điều hành sản xuất, bố trí công việc trong những năm đó và đặc biệt do số lượng cán bộ mới chuyển về đều là các sinh viên vừa tôt nghiệp qua đông như vậy dẫn đến các phòng khống bố trí được đủ cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn, quy trình, quy phạm, văn bản pháp quy liên quan đến công tác tư vấn - thiết kế. Điều này dẫn đến nhiều bất cập về chất lượng lao động của công ty ở hiện tại và cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của một số đề án trong những năm gần đây.
- Trong những năm qua công ty đã cố gắng hạn chế bổ sung lao động cho khối phục vụ (bao gồm cả gián tiếp), tuy nhiên do lịch sử để lại và chưa có giải pháp hợp lý số lượng lao động của khối này vẫn còn cao (> 30%), trong khi quỹ lương cho khối này ngày một giảm do đó nhiều bộ phận, cán bộ bị giảm lương dẫn đến kém nhiệt tình trong công việc.
2.3.1.2 Nguồn lực tài chính
Tính đến hết 31/12/2012 vốn và tài sản của Công ty như sau:
- Vốn điều lệ: 16 tỉ đồng;
- Tổng giá trị tài sản: 133,3 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 23,81 tỉ đồng.
- Nợ phải thu: 63,55 tỉ đồng.
- Nợ phải trả: 109,47 tỉ đồng.
+ Nợ vay ngắn hạn:16,4 tỷ đồng. Đến 28/02/2013 là: 8,9 tỷ đồng + Nợ vay dài hạn: 3,3 tỷ đồng
+ Nợ từ nguồn ứng trước của khách hàng: 15,5 tỷ đồng
Các chỉ tiêu cơ bản của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nguồn lực tài chính của VIMCC giai đoạn (2008-2012) được thể hiện trong bảng 2.4 và hình 2.8dưới đây:
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của công ty qua các năm (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
STT Các chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng tài sản 105,42 100,02 112,57 141,93 133,30 2 Vốn chủ sở hữu 12,50 15,48 18,13 21,69 23,81 3 Doanh thu thuần 145,30 278,16 279,21 300,66 241,45 4 Lợi nhuận trước thuế 4,44 6,36 7,08 8,15 7,11 5 Nộp ngân sách 12,46 23,20 27,97 24,60 24,85 6 Tổng nợ phải thu 32,56 52,72 27,75 70,40 63,55 7 Tổng nợ phải trả 91,87 83,13 94,43 120,24 109,47 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tổng hợp)
Hình 2.8. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000
Tổng tài
sản Vốn chủ
sở hữu Doanh
thu thuần Lợi nhuận
trước thuế
Nộp ngân
sách Tổng nợ
phải thu Tổng nợ phải trả
2009 2010 2011 2012 2013
Phân tích và đánh giá:
a. Các chỉ tiêu về tài chính:
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty qua các năm
Stt Các chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012 2013 1 Tỷ suất LN trên doanh thu 0,0306 0,0229 0,0254 0,0271 0,0294 2 Vòng quay tổng tài sản 1,3783 2,7810 2,4803 2,1184 1,8113
3 Hệ số nợ 8,4336 6,4612 6,2090 6,5436 5,5985
4 Lợi nhuận trên vốn (ROE) 0,3552 0,4109 0,3905 0,3757 0,2986 (Nguồn: Phòng Thống Kê) b. Phân tích đánh giá
- Qua tính toán cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 cao hơn năm 2013. Tuy nhiên điều này không làm xấu đi bức tranh tài chính của công ty bởi vì: thị trường công việc của công tác tư vấn trong những năm vừa qua ngày một giảm, thiếu việc làm cho người lao động. Trên định hướng phát triển công ty dựa trên công tác tư vấn - thiết kế là cốt lõi (core business) và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để phát triển mở rộng thêm thị trường, phát triển các ngành dịch vụ khác có ý nghĩa bổ trợ ngược lại cho ngành nghề chính, do đó doanh thu của công tác xây lắp, thương mại có giá trị sản xuất thấp chiếm một tỉ lệ quan trọng trong tổng doanh thu của công ty hàng năm. Đây chính là lý do làm cho Profit Margin năm 2013 giảm so với năm 2009.
- ROE năm 2009 có nghĩa là 0,3552 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Đến năm 2013 ROE đạt 0,2986 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Do việc tăng vốn của công ty trong năm 2013 và việc giảm mạnh doanh thu dẫn đến giảm lợi nhuận làm cho ROE của năm 2013 cũng giảm so với năm 2009.
So sánh chỉ số ROE của tập đoàn năm 2013 là ≈ 0,11 (so sánh ngành) và so với Viện khoa học công nghệ là ≈ 0,05 (so sánh với đối thủ cạnh tranh) cho thấy chỉ
số ROE của công ty là rất tốt so với chung toàn ngành và đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh.
- Bảo toàn và tăng phần vốn của Công ty
Vốn pháp định được bảo toàn và bổ sung vốn điều lệ khoảng 5%/năm, Quỹ dự phòng tài chính hàng năm cũng được trính lập 10%/năm, lũy kế đến nay là:
2.602 triệu đồng, quỹ đầu tư phát triển được trích từ lợi nhuận sau thuế tối thiểu 30%/năm mặc dù năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn trích được 425 triệu đồng. Tổng quỹ đầu tư phát triển lũy kế đến nay đạt 4.392 triệu đồng và quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận năm 2013 là trên 900 triệu đồng.
Với các số liệu và các chỉ số phân tích nêu trên thì có thể nói Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin vẫn đang trong qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính tốt. Trong suốt quá trình phát triển của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin từ khi thành lập đến nay thì giai đoạn từ năm 2009 – 2013 là giai đoạn mà Công ty có mức tăng doanh thu mạnh nhất. Sản phẩm của Công ty cổ không còn đơn thuần chỉ có tư vấn thiết kế như trước kia mà hiện nay đã mở rộng ra nhiều loại hình sản phẩm, vá các loại hình sản phẩm có tính bổ trợ cho nhau cả về nhiều mặt.
2.3.1.3 Nguồn lực tài sản a. Tài sản hữu hình
Tính đến thời điểm hiện nay tài sản hữu hình chính của công ty bao gồm:
- Nhà văn phòng cơ quan công ty 5 tầng tại địa chỉ 565 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội (đã hết khấu hao và sử dụng gần 30 năm).
- Nhà văn phòng Xí nghiệp thương mại & chuyển giao công nghệ 2 tầng tại địa chỉ 565 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội (đã hết khấu hao và sử dụng gần 20 năm).
- Nhà văn phòng Xí nghiệp thiết kế than Hòn Gai 5 tầng tại Hòn Gai (vừa mới xây dựng năm 2010 đang trong thời kỳ khấu hao).
- Nhà văn phòng đại diện Công ty tai Cẩm phả và Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp và xây dựng 2 tầng (vừa mới xây dựng năm 2011 đang trong thời kỳ khấu hao).
- 12 xe ô tô các loại từ 16 - 4 chỗ và hầu hết đã hết khấu hao, trong đó có 1 xe không thể xử dụng chờ thanh lý.
- Các thiết bị tin học, văn phòng phục vụ sản xuất.
- Một thư viện các tài liệu hướng dẫn thiết kế bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Trung được Công ty và các thế hệ cán bộ qua các thời kỳ mua, sưu tầm và lưu giữ.
- Một kho lưu trữ hầu hết các sản phẩm thiết kế của công ty cũng như của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc từ ngày đầu thành lập cho đến nay. Trong đó có rất nhiều các thiết kế mẫu cho các công trình, công việc khác nhau.
b. Tài sản vô hình
- Giá trị thương hiệu của công ty sau gần 50 năm xây dựng và phát triển.
- Văn bản của Thủ tướng chính phủ cho phép chỉ định thầu công tác tư vấn, thiết kế các mỏ được thể hiện trong QĐ 1098/TTg - KTN ngày 03/7/2009 v/v cơ chế đầu tư, sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong nội bộ TKV.
- Sự đoàn kết, thống nhất giữa các tổ chức Đảng, HĐQT, BGĐ điều hành, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong các công việc điều hành sản xuất cảu công ty.
Phân tích và đánh giá a. Tài sản hữu hình
- Nhà văn phòng làm việc của cơ quan công ty đã quá cũ và xuống cấp, quá chật để bố trí không gian làm việc cho các phòng ban. Trước mắt vẫn có thể sử dụng được nhưng cần phải đầu tư cải tạo và mở rộng để đảm bảo không gian tối thiểu cho cán bộ công nhân viên làm việc.
- Văn phòng làm việc của các chi nhánh phụ thuộc cơ bản đảm bảo trong giai đoạn trước mắt chưa cần phải đầu tư thêm.
- Phương tiện vận tải phục vụ sản xuất thiếu về số lượng đầu xe, đặc biệt là các xe 7 chỗ gầm cao có thể đi công trương.
- Các thiết bị phục vụ sản xuất khác cơ bản đảm bảo.