Một số tục lệ chủ yếu trong việc làm nhà mới

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 21 - 27)

3. Văn hóa vật thể

3.1. Nhà ở và các công trình kiến trúc

3.1.4. Một số tục lệ chủ yếu trong việc làm nhà mới

Những tục lệ liên quan đến việc xây cất nhà ở dân tộc nào cũng có.Nhưng có lẽ đơn giản hơn rất nhiều so với người Chăm ở Ninh Thuận. Trong quá trình xây dựng đồng bào phải kiêng cữ rất nhiều và còn tổ chức các nghi lễ hết sức phiền toái:

3.1.4.1. Qúa trình chuẩn bị vật liệu:

22

Với nếp nhà cổ truyền của người Chăm , vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, tre, nứa và tranh...

Trong quá trình chuẩn bị vật liệu, người ta thường chia thành 3 khâu công việc khác nhau: Cắt tranh, chặt tre, đốn gỗ. Khâu đốn gỗ được xem là quan trọng nhất. Người Chăm quan niệm cây gỗ cũng có linh hồn như con người. Cho nên khi đốn gỗ phải tổ chức cúng bái và phải thực hiện nhièu cấm kị để tránh những tác động không tốt tới gia chủ.

+ Lễ cúng ra mắt thổ thần (Kêh quái pathau Pô Yang): Vào buổi sáng sớm đã được chọn trước. Một tốp gồm 5-7 người vào rừng đốn gỗ. Những người này không được vi phạm những điều cấm kị như: Khi ra khỏi nhà, nếu ai đó đụng đầu vào cửa thì phải dừng lại chờ một ngày khác.

Ra khỏi nhà mà nghe tiếng gà gáy là điểm tốt( sau này chủ nhà sẽ giàu có).

Nhưng ra đường gặp trâu bò ủi đất, con ngựa nằm lăn mình hoặc gặp cây ngã treo hoặc chắn ngang đường đều là điểm xấu không đi nữa.

Khi đến địa điểm đốn gỗ, phải tổ chức nấu cơm cúng thần đất, thần núi, thần sông... Để ra mắt và xin phép được đốn gỗ ở đó. Sau khi cúng xong, mọi người ăn cơm chiều và ngủ lại ở dưới chân núi. Đợi sáng mai mới vào rừng đốn củi.

+ Thủ tục đốn gỗ: Vào rừng, ông “ trưởng nhóm”(Pakay) dẫn mọi người tới nơi có nhiều gỗ tốt. Ông đi chọn gỗ, cây nào định lấy thì chặt ba nhát rìu làm dấu.

Khi gỗ tốt đã đủ, ông phân công cho từng người và căn dặn những điều cấm kị trong khi chặt gỗ:

_ Khi chặt gỗ phải kiêng không được gãi đầu, hắt hơi. Nếu đang chặt mà nghe tiếng gà rừng gáy hoặc voi rú đừng sợ, đó là điềm lành. Nhưng nếu rìu long cán là điềm xấu, chủ nhà sẽ chết, nhà sẽ bị chộm cướp. Do vậy, trước khi chặt gỗ phải xem lại rìu rất cẩn thận.

23

_ Những cây gỗ có nhiều dây leo, gỗ bị ăn sâu làm thối lõi, gỗ ngã vướng trên ngọn cây khác, gỗ đốn khi đổ bị bật gốc... đều không được lấy. Đặc biệt là cây gỗ không ngã ngay mà đổ từ từ và phát ra tiếng kêu như voi hú rồi mắc trên ngọn cây khác thì người đốn gỗ phải bỏ chạy thật xa và phải thực hiện một số “ thể thức” nằm ngăn chặn không cho hồn cây gỗ thoát ra “hút” hồn người đốn gỗ.

+ Lễ cúng bái biệt thổ thần( kêh quái, gưng Kâyu nao thang). Sau khi đã đốn đủ số gỗ cần thiết người ta khiêng gỗ xuống núi tập trung tại một nơi rồi cử người về nhà lấy xe chở gỗ và báo cho chủ nhà biết để mua sắm lễ vật cúng thổ thần.

+ Lễ đón gỗ( cang Kayau): Khi xe chở gỗ về gần đến làng thì một người về trước xem xét tình hình gia đình và dân làng. Nếu trong làng có người chết hoặc đánh nhau thì phải chờ mai táng xong hoặc đánh nhau đã được giải quyết thì mới được đem gỗ về làng. Nếu trong làng có đám cưới hoặc hội hè là điểm tốt.

Khi chở gỗ về đến nhà mà có người đẻ thì càng tốt. Sau khi thấy trong làng không có điềm gì xấu, gia chỉ mới làm lễ đón gỗ.

+ Lễ phạt mộc( Tă Kayau): Gia chủ mời 2 ông pakeylàm lễ phạt mộc. Ông pakey đến nơi để gỗ, ở đó đã để sẵn vài cây rìu. Sau đó 2 ông cầm rìu chặt ba nhát vào thân cây gỗ rồi trao rìu cho một tay thờ giỏi bắt đầu khởi công. Những cây gỗ đã được gia công thì phải dựng lên tránh bước qua, kị nhất là chó hay gà nhảy qua.

+ Lễ đóng cọc nhà : đây là lễ rất quan trọng. Trước khi căm cọc đánh dấu chân cột trên nên nhà phải làm lễ này

+ Lễ dựng cột nhà : Làm lễ đóng cọc xong, mỗi người mọt cây ní đến chín chỗ đã đóng cọc để đào lỗ dựng cột. Đào lỗ xong, mỗi người khiêng một cột đến dựng gàn gỗ, chờ làm lễ xong thì hạ cột.

24

+ Lễ trải rui : sau khi dựng xong cột đặt đòn tay và đòn dông thì làm lễ trải rui.

Lễ này ra chủ phải nhờ một người cao tuổi, vợ chồng song toàn đông con nhiều cháu , làm ăn phát tài... thay mặt vợ chồng chủ nhà làm lễ để cầu mong cho gia chủ được sống lâu hạnh phúc, giàu có ...

+ Lễ vào nhà mới: Lễ này phải trải qua các khâu:

_ Lễ rửa nhà _ Lễ Allah cầu an _ Nghi thức đặt bếp

Trên đây là tục lệ trong việc xây cất nhà mới của người Chăm ở Ninh Thuận.

Còn ở An Giang thì người chăm ở đây vẫn còn bảo lưu một số nghi lễ và tín ngưỡng cổ xưa như:

_ Lễ dựng cột và lễ lên nhà mới. Lễ dựng cột, người ta để trên cột một trái bí xanh( với ý nghĩa làm mát cho không khí trong nhà mát mẻ) cùng với một ít đá nhỏ( để tránh sấm sét đánh vào nhà). Trong lễ này người ta thường ăn bánh, uống trà, có ông Hakin đến chúc mừng gia chủ. Khi ăn mừng nhà mới người ta ăn mặn.

+ Sau khi làm xong nhà, người ta dùng hai lá bùa( nội dung được ghi trong bùa là hai câu kinh Coran) đem dán ở trước cửa và sau để trừ tà ma.

+ Khoảng đầu thế kỉ này “ Chiếc cửa sổ mở trên cao” luô đóng kín, chỉ mở khi cô gái trong nhà đã có chồng

+ Hằng đêm người Chăm ở An Giang đặt bên thân cột một cơi trầu có khi còn thêm cả ống nhổ để mời vị nữ thần về dùng.

+Khi các nhà, nếu chủ nhà nằm mơ thấy nữ là điềm tốt hơn mơ thấy nam

25

+ Ở người Chăm An Giang do ưu thế của chế độ phụ quyền nên chỉ có con trai mới có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ. Khi li hôn hoặc vợ chết, người chồng góa có quyền quản lí nhà cửa dù nhà đó dựng trên đất của gia đình vợ hay do chính gia đình vợ làm cho.

3.1.4.2. Chọn thời gian để xây nhà

+ Xem tuổi chủ nhà: Trước khi làm nhà mới, gia chủ phải nhờ ông Kru hoặc ông Xà, Xeh xem tuổi giúp.

Những tuổi làm nhà tốt nhất là: 31,35,37,40,44,46,55,68,73,77 tuổi. Ngoài những tuổi đó không được làm nhà mới. Nếu không được tuổi mà cần làm nhà thì phải mượn tuổi người khác trong gia đình với tư cách là chủ nhà đứng ra làm thay. Nhưng người này phải đúng với một trong những tuổi đã nói trên.

+ Chọn ngày giờ dựng nhà: Cũng như các công việc khác, việc dọn nhà phải chọn những ngày lành tháng tốt. Đó là các tháng 3,6,8,10,11 và các ngày thứ tư trong tuần. Riêng ngày để dựng đền, chùa phải là ngày thứ 2. Các tháng khác kiêng kị vì:

• Tháng 1: Thuận về tương tư

• Tháng 2: Thuận về tội lỗi

• Tháng 4: Thuận về chết chóc

• Tháng 5: Thuận về gây hấn

• Tháng 7: Thuận về đau ốm

• Tháng 9: Thuận về gây hấn

• Tháng 12: Thuận về lửa cháy.

3.1.4.3. Quá trình dựng nhà

+ Chọn đất dựng nhà: Thế đất tốt nhất theo quan niệm của người Chăm là núi phía Nam sông phía Bắc.

26

Còn dựng làng, rào khuôn viên, làm ruộng, làm vườn không thể trên phía đất:

Cao phía Tây-Nam, thấp phía Tây Bắc. Kiêng làm nhà trên đường đi cũ, muốn làm nhà trên đó phải cày bừa gieo trồng ngô, khoai...

+ Chọn hướng nhà: Hiện nay, nhà của người Chăm ở Phan Rang đều quay mặt về hướng Tây- Nam, Đông- Nam. Tùy theo loại nhà mà có hướng khác nhau:

• Thang yơ : Quay mặt hương Tây. Cửa chính hướng Tây , cửa phụ hương Nam.

• Thang kăn cũng quay mặt hướng tây, nhưng đòn dông hướng Bắc- Nam.

• Thang muyau: mặt quay hướng Tây, đòn dông song song với thang dơ.

• Thang king quay mặt về hướng Đông, mở cửa đối diện với thang yơ

• Thang Bliêng và thang Hlâm quay mặt hướng Nam, đòn dông theo hướng Tây- Đông, cửa mở phía Nam.

Mỗi loại nhà, mỗi loại Kajang quay mặt về các hướng khấc nhau đều có ý nghĩa khác nhau.

Người Chăm quan niệm hướng Bắc là hương ma quỷ nê nhà ở tuyệt đối không quay về hướng này. Chỉ có đám thiêu Kajang mới quay về hướng Bắc – hương của ma quỷ. Hướng Nam là cửa đi của trần gian nên các nhà bình thường đều mở cửa hướng này. Hướng Tây là hướng đi của âm phủ. Cửa đi của người chết xuông âm phủ, nên cửa chính của Thang yơ phải là hướng Tây. Vì khi trong gia đình có người chết phải đưa ra nằm ở gian khách và đưa ra cửa hướng Tây của Thang yơ. Còn hướng Đông là cửa đi của vua chúa và thần linh nên thường dành cho nhà chùa , tháp.

+ Hướng cổng ngõ : Cũng như hướng của nhà, tùy theo loại nhà khác nhau mà có hướng cổng khác nhau

• Cổng ngõ của thang muyau mở về hướng Đông- Bắc.

• Cổng ngõ của thang yơ mở về phía Đông.

27

• Cổng ngõ của Kut ( nghĩa địa của Chăm Chuh) mở về hướng Bắc.

• Cổng ngõ của nhà dân mở về hương Tây- Nam.

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)