- Paley là đơn vị cư trú nhỏ nhất, nó được coi như là một hình thức tàn dư của công xã nông thôn, đồng thời nó cũng được coi như là một đơn vị hành chính trùng hợp với đơn vị thôn, ấp, làng, bản…
- Trong các Paley nổi bật vai trò của tầng lớp tu sĩ khá đông đảo, ít nhiều xa cách với lao động sản xuất, tuy chưa phát huy hẳn vai trò của nông dân lao động
55
mà hầu hết là tín đồ, chiếm tuyệt đại đa số trong làng xã. Sự phân hóa giàu nghèo đã rõ rệt giữa những người có ruộng đất và người lao động làm thuê.
- Trong cơ cấu xã hội, vai trò của tu sĩ và các bô lão còn lớn, mà quan trọng là thầy Cả (Ôn Gru). Tu sĩ là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu đạo lý và tập quán dân tộc. Họ thường được nhờ để giải quyết các cuộc tranh chấp, tố tụng trong làng xã. Đối với các thôn Bà la môn đôi khi không có tu sĩ hoặc thầy Cả thì vai trò của các bô lão có uy tín nổi lên rõ rệt. Ngược lại, các thôn Bà ni đều có tầng lớp tu sĩ và thầy Cả, trong đó quyền quyết định là thầy Cả hoặc Ban lãnh đạo thánh đường.
- Ở Châu Đốc, Tây Ninh, mỗi thôn xóm được tổ chức như một đơn vị hành chính. Người đứng đầu là ông Hakim do dân chúng bầu. Ông là người có uy tín vì thông hiểu giáo lý và tập tục hơn mọi người. Nhiệm vụ của vị Hakim là theo dõi việc hành đạo và giải quyết các vụ tranh chấp dựa vào giáo luật. Hakim được chỉ định một vị phụ tá gọi là Na - ếp với sự đồng tình của dân chúng.
Ngoài ra, ở mỗi xóm còn bầu một vị trưởng xóm gọi là Ahly. Nhiệm vụ của Ahly là liên lạc, thỉnh thị ý kiến của Hakim và quản lý các nhà nguyện. Trên phạm vi rộng hơn, các Hakim có thể hợp lại để giải quyết một số vấn đề nội bộ của dân tộc ở một khu vực. Bên cạnh các Hakim, Na-ếp, Ahly còn có vai trò cố vấn của các bô lão am hiểu tập tục Hồi giáo. Nhất là các vị Imam, các ông Tuôn (thầy học), các vị Hadji… là những người có kiến thức và uy tín nhất định.
- Từ năm 1961, bên cạnh hệ thống quản trị của Hakim, Na-ếp, Ahly còn có các chi hội của “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam”, vốn được chính quyền Mỹ- Ngụy sử dụng để nắm và chi phối chặt chẽ hơn hệ thống Hồi giáo Islam của người Chăm.
5.2. Tổ chức dòng họ
56
Dòng họ là những người cùng huyết thống. Người Chăm Bà- la-môn quan hệ với dòng mẹ rất sâu sắc. Người con trai khi lấy vợ phải cư trú bên nhà vợ, nhưng khi chết lại phải đưa xác về chôn tại dòng họ mẹ đẻ.
Người Chăm Islam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ xác định dòng họ trên cơ sở dòng máu cha. Bà con về phía mẹ chỉ có cha mẹ, an hem và chị em của mẹ trong khi bà con về phía cha gồm ông nội hoặc cả ông cố nội, nếu còn sống và tất cả con cháu sinh ra từ những người đàn ông những người trong cùng dòng họ không được xác định bằng tên họ và cũng không được xác định bằng một khu nghĩa địa chung như người Chăm Thuận Hải mà cố kết thông qua những nghi lễ trong gia đình ( lễ đặt tên, lễ cắt da quy đầu, lễ cưới, lễ tang… ). Người Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh gọi là “ but jiet” để chỉ tất cả những người thân thuộc về phía cha và phía mẹ của mình, gọi là “ gâu gan” hay “gâu lô” ( bà con ruột thịt) để chỉ những người có quan hệ thân thuộc gần gũi về phía cha hoặc mẹ mình( gồm cha, mẹ, anh, chị, em của cha và mẹ, an hem, chị em của mình kể cả những người anh em, chị em cùng cha khác mẹ, các con trai, con gái và các con trai, con gái của các con).
5.3. Tổ chức gia đình - Hình thái đại gia đình
Khi miêu tả về đại gia đình của người Chăm, các tác giả chỉ chú trọng vào số thế hệ và thành viên trong gia đình. Nhưng thực ra các yếu tố đó có liên quan đến các đặc trưng của đại gia đình, nhưng không phải tiêu chí quan trọng để phân biệt hình thái gia đình, không phải là đặc trưng cơ bản của đại gia đình.
Ở người Chăm miền Trung và Nam Bộ đều tồn tại đại gia đình nhưng cấu trúc khác nhau do cách tính quan hệ thân thuộc theo những hệ dòng khác nhau.
Người Chăm ở Ninh Thuận- Bình Thuận tồn tại hình thái đại gia đình mẫu hệ với các dạng thức khác nhau:
57
Đại gia đình mẫu hệ cổ truyền tồn tại dưới dạng tàn dư. Trước đây, toàn bộ thành viên của loại gia đình này cùng ở chung trong một tổ hợp kiến trúc nhà ở được bao bọc bởi một khuôn viên. Mỗi thành tố cấu tạo nên tổ hợp kiến trúc đó là nơi ở của mỗi tế bào gia đình hoặc một nhóm người.
Người đàn bà lớn tuổi nhất thuộc thế hệ cao nhất được coi là chủ gia đình, có trách nhiệm đối với mọi thành viên về mặt kinh tế, tôn giáo lễ nghi và cuộc sống hằng ngày.
Gia đình hỗn hợp hay gia đình không phân chia, gồm hai cặp vợ chồng trở lên cùng con cái người thân của họ ở chung, có cơ sở kinh tế chung.
Loại gia đình này thường có 2-3 cặp vợ chồng thuộc 2-3 thế hệ với số lượng bình quân tư 10-15 người. Thường thường bao gồm cha mẹ cùng một hoặc hai cặp vợ chồng của con đã có con hoặc chưa có con cùng với những đứa con chưa xây dựng gia đình.
Cũng có loại gia đình gồm hai ( hay nhiều hơn) chị em gái cùng chồng con của họ ở chung, có khi còn thêm những đứa em chưa xây dựng gia đình, hoặc có thêm người mẹ già.
Người Chăm theo đạo Islam ở Nam Bộ, chế độ gia đình theo phụ hệ đã được xác lập rõ ràng. Vai trò chủ thể trong kinh tế và xã hội thuộc về người đàn ông, họ quyết định mọi vấn đề trong gia đình, nhiều khi không cần hỏi ý kiến của vợ, sinh con trai đươc xem là may mắn, con cái đều theo họ cha.
Người Chăm Islam Nam Bộ tồn tại loại hình đại gia đình phụ hệ có hai, ba gia đình tế bào ( 2-3 cặp hôn nhân), thành viên thuộc 3-4 thế hệ, do người đàn ông thuộc thế hệ cao tuổi làm chủ gia đình
- Hình thái tiểu gia đình
58
Trong công cuộc xây dựng đời sống mới hiện nay, tiểu gia đình phát triển khá nhanh chóng theo hướng các cặp vợ chồng vốn là tế bào của đại gia đình tự tách ra xây dựng cơ sở kinh tế độc lập và nhà ở riêng biệt. Người Chăm Ninh Thuận- Bình Thuận tồn tại hình thức tiểu gia đình mẫu hệ, người Chăm Nam Bộ theo chế độ tiểu gia đình phụ hệ. Tiểu gia đình người Chăm hiện nay tồn tại ở các dạng thức sau:
Gia đình một cặp vợ chồng cùng con cái của họ.
Tiểu gia đình mở rộng gồm một cặp vợ chồng cùng con cái và có them mẹ hoặc cha của vợ, hoặc em ruột của vợ chưa xây dựng gia đình.
Tiểu gia đình không đầy đủ chỉ có người mẹ cùng con cái do góa chồng hoặc ly dị.
Ở người Chăm Châu Đốc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ, cũng tồn tại các loại tiểu gia đình như trên,nhưng khác về cấu trúc, người chủ nhà là đàn ông. Riêng trường hợp gia đình không đầy đủ ở người Chăm Islam rất hiếm, vì luật đạo cho phép người đàn ông lấy vợ ngay sau khi người vợ trước chết, không cần chờ hết thời gian chịu tang.
Trong đời sống gia đình của người Chăm miền Trung, vai trò của phụ nữ chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Người phụ nữ có uy tín nhất thuộc thế hệ cao tuổi nhất được coi là chủ gia đình. Người chồng chỉ được coi là thành viên của gia đình trong thời gian “làm chồng”, vì vậy, ông không được điều hành những việc liên quan đến lễ nghi, thờ cúng tổ tiên trong gia đình.
Nhà cửa, đồ đạc, tiền bạc, lúa gạo trong gia đình do người đàn bà làm chủ gia đình nắm giữ, không có sự đồng ý của người đó thì không được phép sử dụng vào bất kỳ việc gì. Mọi sinh hoạt thuộc về phong tục tập quán đều do người phụ nữ chi phối. Tiến hành những lễ lạt, gả con, cưới chồng cho con đều do phụ nữ quyết định.
59
Ở người Chăm theo đạo Islam, các ứng xử và tập tục trong gia đình chịu sự chi phối mạnh mẽ của giáo luật. Do quan hệ huyết thống được tính theo dòng cha, nên vị trí người phụ nữ trong gia đình bị xem nhẹ. Người ta quý trọng con trai hơn con gái, sinh con trai là vận hên của gia đình. Người đàn ông là chủ gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình, buộc mọi người đàn bà phải nghe theo.
Cuộc sống của người đàn bà Chăn Islam chỉ thu hẹp vào việc bếp núc và bên khung cửi. Khách đến nhà họ không dám tiếp mà lui vào nhà trong. Họ ít khi được đến thánh đường và nghĩa địa, nếu đến thánh đường thì không bao giờ được vào bên trong. Giáo luật chỉ cho phép các cô gái chưa chồng ra khỏi nhà vào mỗi chiều tối, phải choàng khăn trên đầu và thường có người lớn đi kèm với tư cách giám sát.
Quyền thừa kế tài sản phần lớn thuộc về con trai. Con gái cũng được thừa kế tài sản nhưng chỉ bằng một nửa của con trai.