Người Chăm có nền văn hóa phong phú, đặc sắc. Ngày nay người Chăm tiếp tục lưu giữ những giá trị truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa mới, góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Chăm và văn hóa Việt Nam. Việc tìm hiểu những khả năng thích nghi của cộng đồng Chăm ở Nam Trung bộ và Nam bộ trong sáng tạo văn hóa để có một chiến lược duy trì và phát triển phù hợp là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, góp phần vào việc hiểu biết một nếp sinh hoạt văn hóa độc đáo, pha trộn giữa tôn giáo, phong tục tập quán dân tộc và không gian văn hóa vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ.
Giống với nhiều tộc người anh em, sự biến đổi nhanh chóng trong văn hóa vật chất ở người Chăm phải kể đến nhà ở. Các ngôi nhà của người Chăm đã có những biến đổi. Hầu hết bà con người Chăm làm nhà theo điều kiện kinh tế, đơn
69
giản hơn với các loại nhà xây bằng gạch, lợp mái tôn là chủ yếu chứ không còn làm nhà theo truyền thống văn hóa. Ở một sô địa phương gần như không còn một khuôn viên nhà người Chăm nào có đầy đủ các ngôi nhà, chỉ còn một vài gia đình lưu giữ lại được 2 hoặc 3 ngôi nhà nhỏ truyền thống. Người dân chia sẻ ràng vẫn còn giữ lại được 3 ngôi nhà giống nhà truyền thống nhưng cũng đã lợp bằng ngói, tôn, biến đổi từ nhà có nóc thành nhà một mái đơn giản hơn, có phần giống với người Việt.
Trong quá trình phát triển, người Chăm luôn có những tiếp xúc, tiếp thu những yếu tố mới, tiến bộ để làm giàu thêm văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh bảo lưu những đặc trưng của dân tộc, người chăm không ngừng cải tiến theo hướng kết hợp giữa truyền thống và thời trang làm cho văn hóa mặc của dân tộc mình thêm phong phú.
Áo tah được cho là loại nữ phục khá tiêu biểu của phụ nữ chăm, loại áo dài bít tà truyền thống , tuy nhiên do điều kiện thay đổi, áo tah của người Chăm được cắt may gần giống với áo dài của người Kinh. Chất liệu vải dệt tay trước đây được thay thế bằng dệt công nghiệp, sản phẩm dệt tay truyền thống của cộng đồng chủ yếu ở làng mỹ nghiệp Ninh Thuận chỉ đủ làm y phục cho các chức sắc trong hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng của người chăm, phục vụ các hoạt động du lịch. Những phụ nữ chăm trẻ hiện nay thường mặc áo tah đến quá đầu gối phủ lên váy mặc với chi tiết đơn giản như rí ngay nách áo có một phần nhỏ hình thoi cạnh 5cmx 4cm có tác dụng tạo sự thỏa mái cho sự cử động của tay, không bị rách ở nách khi làm việc và tăng độ bền trong sử dụng áo, hiện tại gần như không còn thấy trong áo tah của người Chăm. Màu sắc cho nữ phục Chăm cũng phong phú hơn, những gam màu tươi sáng thể hiện sự tươi trẻ, năng động ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Tuy các phong tục tập quán và các nghi lễ liên quan vẫn được người Chăm duy trì, nhưng không còn được thực hiện nghiêm ngặt như trước, mà còn tùy từng
70
địa phương và các gia đình thực hiện khác nhau. Bên cạnh các yếu tố truyền thống vẫn được bảo lưu và có sự biến đổi cho phù hợp với cuộc sống mới, thì sau 1986 do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, người Chăm cũng đã có sự mai một về những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Những người Chăm trẻ không còn yêu thích những căn nhà, những bộ trang phục truyền thống, những nghi lễ, phong tục tập quán mà ông cha để lại…Qua nghiên cứu cho thấy, các động thái này ở tộc người Chăm có sự gắn kết chặt chẽ với xu hướng chung về nhu cầu ngày càng cao đối với tiếp thu những cái mới trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển dưới tác động của toàn cầu háo, cùng các thành tựu khoa học – công nghệ. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách, định hướng duy trì và phát huy những yếu tố tích cức của văn hóa Chăm truyền thống, đặc biệt là tăng cường cho thế hệ trẻ Chăm về ý thức trân trọng các đặc trưng văn hóa của tộc người mình, nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tộc người Chăm ở nước ta.
Hiện nay, có ba tác nhân chính dẫn đến những biến đổi văn hóa hiện nay, đó là tác nhân kinh tế, quá trình toàn cầu hóa và sự tác động giữa chính các tộc người với nhau. Tuy nhiên, sự biến đổi văn hóa thực chất hiện nay chưa thấy có hiện tượng xung đột và mất an ninh ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam bộ, đây là điều đáng mừng. Tránh việc mai một văn hóa, mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, bên cạnh đó định hướng phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần tạo sự phong phú cho văn hóa đa dạng của cộng đồng các tộc người Việt Nam nói chung và cộng đồng người Chăm nói riêng.
71