Người Chăm ở Nam Bộ

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 60 - 63)

6. Phong tục tập quán của người Chăm

6.1.1. Người Chăm ở Nam Bộ

61

Cô dâu và chú rể trong lễ cưới của người Chăm ở An Giang 6.1.1.1. Lễ hỏi

Sau nhiều lần thăm dò kín đáo những người thân thuộc, việc cầu hôn sẽ do nhà trai ngỏ lời, quan trung gian của người mối. Đôi khi cũng do gia đình nhà gái đề nghị việc hôn nhân. Khi mọi thứ đã được thỏa thuận, hai bên mới định ngày cam kết hôn nhân theo giáo luật.

Đúng ngày đã định trước các vị mai mối cùng một số người trong dòng họ nhà trai đem quà bánh đến nhà gái để tổ chức một bữa tiệc. Qua đó họ thông báo

62

cho nhà gái biết đã bằng lòng gả con cho mình. Cha mẹ chàng trai không bắt buộc phải có mặt trong buổi lễ này vì đây chỉ có ý nghĩa là sự xác nhận của nhà gái đối với hôn nhân.

Tiền dẫn cưới gồm tiền đồng và tiền chợ sẽ được thỏa thuận trong buổi lễ này.

Tiền đồng là số tiền chú rể trao cho cô dâu tượng trưng cho sự chiếm đoạt tự do của cô gái. Số tiền đó hoàn toàn thuộc về cô dâu nên sau này dù túng thiếu đến đâu người chồng cũng không được phép đụng đến món tiền ấy. Tiền chợ là số tiền nhà trai trao cho nhà gái để sửa soạn lễ cưới, vì vậy có khi đó là số tiền rất lớn. Ngoài ra còn một số lễ vật khác như quần áo và nữ trang cho cô dâu.

6.1.1.2. Lễ cưới

Lễ cưới thường diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên cả hai đều dựng rạp để đón khách. Phòng cô dâu được trang hoàng đẹp đẽ, giường cưới được trông nom cẩn thận vì sợ kẻ xấu yểm bùa. Cô dâu sẽ được một bà phù dâu trang điểm kĩ càng, tóc có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao ( biểu tượng của hồi giáo).

Ngoài ra cô còn đeo nhiều đồ nữ trang và càng đeo nhiều thì càng được cho là đẹp.

Bên nhà trai chú rể mặc như tín đồ Hồi Giáo đi hành hương về gồm một cái quần chít ồn và áo dài chấm gót. Ở các thành phố lớn chú rể thường mặc comple và đội chiếc mũ Kapeak hồi giáo. Buổi trưa tiệc được dọn ra để mời khách mừng đám cưới. Tối đến thanh niên tụ tập đến nhà có đám cưới để ca hát theo tiếng trống.

Ngày thức hai lễ cưới được chính thức diễn ra tại họ nhà gái. Họ hàng bạn bè nhà trai chuẩn bị để đưa rể về nhà cô dâu. Đoàn đưa rể gồm các vị bô lão đi đầu rồi đến thanh niên rồi đội trống nhạc. Cùng đi với đoàn đưa rể nhà trai còn mang theo lễ vật gồm hộp đựng trầu cau, hai chiếc quả lụa đoe, một đựng bánh ngọt, một đựng trái cây.

63

Bên nhà gái mọi người đã trải vải trắng từ cửa thẳng vào gian trong để làm lối đi. Khi đến nhà gái nhà trai ngồi ở gian nhà ngoài để sửa soạn lễ trao tiền đồng.

Trước mặt ông chủ hôn và hai nhân chứng, một vị chức sắc trong đạo đọc một số lời khuyến cáo về hôn nhân như những nghĩa vị, chủ hôn năm lấy tay chú rể tuyên bố cô dâu thuộc về chú rể và lập tức chú rể phải trả lời theo một công thức đã định sẵn sao cho thật lưu loát. Chú rể đáp xong mọi người đọc kinh cầu nguyện cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc.

Ở phòng trong, lò trầm hương đã được đốt lên cô dâu ngồi trên giường hai chân để sang một bên, mắt nhắm lại. Ông chủ hôn bước vào theo sau là chú rể bưng hộp trầu cùng mấy người bê hai quả lễ vật. Chú rể đặt hộp trầu trước mặt cô dâu rồi với tay rút hai chiếc trâm to ngụ ý xem cô dâu có phải là tín đồ Hồi giáo không. Khi chú rể đặt chiếc trâm xuống, bà phù dâu cầm lên gài vào tóc cô gái ngụ ý hai bên công nhân cô dâu là tín đồ. Sau đó chú rể bước lại ngồi bên cạnh cô dâu, còn mọi người có mặt trong phòng thì cầu kinh, cầu hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Sau ngày cưới, chú rể chỉ ở tạm nhà vợ ít lây rồi hai vợ chồng ra ở riêng hoặc về nhà cha mẹ chồng.

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)