Trang phục người Chăm ở Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 29 - 33)

3. Văn hóa vật thể

3.2.1. Trang phục người Chăm ở Nam Trung Bộ

30 3.2.1.1. Trang phục phụ nữ

Ở Ninh Thuận Bình Thuận có hai nhóm Chăm , đó là Chăm Bàlamôn giáo và Bàni Hồi giáo theo đó cách ăn mặc cũng có cách phân biệt. Phụ nữ Chăm Bàlamôn mặc váy gấu phủ ngang bắp chân , áo dài bít tà, đầu sít khăn siêu màu vàng, đỏ hay xanh, còn phụ nữ Chăm Bàni mặc váy dài chấm gót , áo dài bít tà, đầu đội khăn diăm màu trắng có thêu hoa.

Váy( khăn) của phụ nữ Chăm may từ các loại vải họ tự dệt, thường ngày mặc váy đen hay sẫm. Trên thân váy tuyền một màu gọi là băn, còn loại vải có cải hoa gọi là băn koh, loại có pha thêm những sợi kim tuyến lóng lánh gọi là băn talay mưh. Ngày nay, phụ nữ Chăm mặc cả hai loại váy, váy mảnh, là tấm vải lớn hai mép thân váy không khâu lại, khi mặc quấn quanh thân eo giống như các loại váy của nhiều dân tọcở Tây Nguyên. Loại váy khâu lại hình ống, khi mặc , quấn cạp váy được xếp ở phía hông.

31

Chiếc váy cổ truyền của phụ nữ Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận là áo dài bít tà với nhiều màu sắc khác nhau, như xanh, chàm lục , màu hồng. Ao may theo kiểu chui đầu không xẻ ngực . Ao ghép lại từ bốn mảnh vải , hai mảnh thân trước nối ra thân sau, đường chỉ chắp vải chạy dọc ngực và thân áo.

Có nhiều loại áo dài tùy thuộc theo môi trường sử dụng hay theo lứa tuổi. Áo mặc trong sinh hoạt hằng ngày giản dị, gọi là ao koh, áo ặc trong ngày lễ hội đẹp gọi là ao sah, áo dài của bà bóng gọi là ao chăm. Cách may cắt áo dài cũng có đôi chút khác biệt.

Loại áo được lớp trẻ ưa thích là ao tăh , gấu chỉ chấm quá gối một chút, cổ hơi rộng hình tròn hay cổ tim hợp với đeo các đồ trang sức, tay áo may hẹp, bó sát vào cánh tay. Loại áo ao doa bong may dài hơn , gấu gần chấm gót, được người Chăm Bàni ưa mặc. Loại áo này may ôm sát lấy thân , hia bên hông cps đường mở eo làm nổi rõ đường nét cơ thể theo lối đi uyển chuyển.

Mặc trong áo dài còn có áo lót giống như yếm của người Kinh gọi là ao klăm, gồm mảnh vảu nhỏ che ngực , có dải vải nhỏ buộc qua vai và lưng. Ngày nay, các cô gái Chăm ưa thích mặc váy dài với áo sơ mi, vừa đẹp vừa gọn, tôn thêm dáng thon thả của cơ thể, màu sắc và chất liệuvải mặc cũng da dạng hơn.

Khi ở trong nhà nhất là ngoài đường người phụ nữ Chăm thường đội khăn. Đó là loại khăn dài từ 1.5-1,8m trang trí hoa văn và tua chỉ mầu. Khăn đội bằng cách quấn từ phía sau ra phía trước trán rồi chùm qua đỉnh đầu , hai mối khăn bỏ chấm vai phía sau lưng. Vào những dịp hội hè thiếu nữ chăm đội khăn với nhiều cách thức và màu sắc khác nhau. Họ có cách đội khăn: “ kép” trước tiên đội khăn nah thành chóp, sau mới phủ khăn siêu haun lên phía trên. Với loại khăn này, phụ nữ đội lễ trên đầu đi cúng thần linh ở đền tháp, tay buông vẫn không sợ bị đổ.

3.2.1.2. Trang phục nam giới

32

Cách đây không lâu người đàn ông ở Ninh Thuận Bình Thuận thường mặc bộ y phục cổ truyền với xà rông và váy ngắn. Xà rông là một mảnh vải rộng chừng trên dưới 1m mặc kiểu quấn quanh từ eo lưng trở xuống. Khi quấn, gấp hai mép váy quanh người phía hông bên phải, sau đó dùng thắt lưng dệt bằng chỉ mầu goi là taylay kanh đai giữ chặt cạp xà rông cho khỏi cụt, hai đầu thắt lưng thả mối xuống phía dưới. Người ta ưa mặc những xà rông may bằng vải kẻ ô vuông to, màu đậm hay vải kẻ sọc.

Áo của đàn ông có hai loại chính là áo kalay và áo tăh . Áo kalay là loại áco ngắn, gấu phủ tới mông, áo xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà ở bên hông. Ao tăh là loại áo dài , gấu phủ tới gần mắt cá chân, may kiểu khoét cổ, mặc chui đầu, hai bên nách áo xẻ đoạn từ sườn trở xuống dưới gấu.

Kiểu mặc xà rông với các loại áo cổ truyền kể trên chỉ còn thấy ở lớp người già hay khi có cúng lễ,hội hè. Bình thường thanh niên ít mặc kiểu này, họ mặc quần âu và sơ mi giống như thanh niên Kinh.

Ở vùng này còn có Chăm Bàni theo hồi giáo . Các thày Char đi tiếp khách hay hành lễ thường phải mặc áo Pô Char hay còn gọi là áo plứt. Đó là loại áo dài , may thụng, không xẻ tà, may theo kiểu chắp 4 mảnh vải với nhau. Lưng và ngực áo đều thêu đườnh nét hoa văn hình vòm mái, khiến người ta liên tưởng tới kiểu vòm mái của nhà thờ Đạo Hồi.

Khăn là bộ phận trang phục mà người Chăm ưa sử dụng. Bình thường, đàn ông Chăm đội loại khăn khuh lưh, màu trắng, không có hoa văn hay tua trang trí.

Các chức sắc trong tôn giáo khi ra ngoài đường hay khi hành lễ đều đội khăn màu trắng dài 1,2m-1,5m, có đường viền hoa văn và tua chỉ mầu ở hai đầu khăn, gọi là khăn khlăng.

3.2.1.3. Các bộ phận khác của trang phục

33

Cũng như nhiều dân tộc khác , người nông dân Chăm ít sử dụng giầy dép, mà khi ở nhà cũng như đi làm đều đi chân đất. Nay đã dùng tương đối phổ biến các loại giầy dép sản phẩm công nghiệp. Theo hồi ức của các cụ già, xưa kia người Chăm cũng đã tự chế và dùng các loại guốc dép của mình. Đó là loại guốc gỗ, quai vải, gần giống như quai dép Thái Lan sau này.

Trang trí hoa văn trên váy và áo là nét nổi bật của bộ Y phục Chăm. Vào những dịp hội hè, cả nam và nữ đều làm đẹp thêm bộ y phục của mình bằng những chiếc thắt lưng nhiều màu sắc. Người ta còn thắt hai thắt lưng cùng một lúc, kết hợp với dải vải màu quàng qua vai. Trên ngón tay của người Chăm thường đeo nhẫn làm bằng kim loại, có ghép mặt đá đen, vừa là vật trang sức, vừa là dấu hiệu để khi gặp nhau nhận ra người đồng tộc.

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc chăm ở việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)