HOÁ VÀ THỐNG KÊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
10. Một số nét khái quát về thống kê xuất khẩu hàng hoá
Số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam được Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố từ năm 1956. Cho đến năm 2000, số liệu này được thu thập, tổng hợp trên cơ sở hệ thống báo cáo của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Từ năm 2000 với mục đích nâng cao chất lượng số liệu, phù hợp với tình hình mới, tờ khai hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thu thập được sử dụng làm nguồn số liệu ban đầu chủ yếu của thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá.
Như vậy, Tổng cục Thống kê có hai kênh để thu thập thông tin về các chỉ tiêu xuất nhập khẩu: Từ Tổng cục Hải quan và từ chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Cục Thống kê.
Đối với kênh thông tin từ Tổng cục Hải quan, theo quy chế thoả thuận giữa hai bên, định kỳ Tổng cục Hải quan cung cấp file dữ liệu gốc từ các tờ khai hải quan cho Tổng cục Thống kê tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu xuất nhập khẩu.
cục Hải quan. Nguồn số liệu ban đầu và duy nhất để thu thập thông tin về xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan là từ tờ khai hải quan, toàn bộ thông tin tờ khai hải quan được nhập vào máy vi tính, làm sạch và lưu trữ từ năm 2000 phục vụ cho nghiên cứu, phân tích và điều hành nền kinh tế.
Đối với kênh thông tin từ các Cục Thống kê: Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu nhập khẩu không mang tính ổn định nên hoạt động này được thu thập theo các chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
Nguồn số liệu cho báo cáo xuất nhập khẩu của Cục Thống kê bao gồm:
- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ doanh nghiệp nhà nước (ban hành theo Quyết định số 62/2003/BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 156/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê);
- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoạt động xuất nhập khẩu áp dụng cho doanh nghiệp ngoài nhà nước (ban hành theo Quyết định số 63/2003/BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 158/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê);
- Chế độ báo cáo của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Thông tư liên bộ số 01/LB ngày 31/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê).
Các báo cáo của doanh nghiệp cũng dùng tờ khai hải quan là căn cứ chính để báo cáo.
10.2. Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê xuất khẩu hàng hóa 10.2.1. Khái niệm hàng hoá xuất khẩu
Hàng hoá xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất, được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài hoặc đưa vào kho ngoại quan, khu vực tự do làm giảm nguồn vật chất trong nước. Trong đó:
- Hàng có xuất xứ trong nước là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam, kể cả sản phẩm hoàn trả cho nước ngoài sau khi gia công, chế biến, lắp ráp trong nước;
- Hàng tái xuất là những hàng hoá doanh nghiệp đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay
đổi tính chất cơ bản của hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng mua/bán riêng biệt ký với nước ngoài (không tính hàng hoá thuộc diện tái xuất cho một doanh nghiệp trong nước).
Dựa vào định nghĩa trên, có thể phân biệt hàng hoá thuộc phạm vi thống kê như sau:
Thống kê xuất nhập khẩu chỉ coi hàng hoá là hàng hoá xuất khẩu nếu thoả mãn hai điều kiện:
- Hàng hoá có qua biên giới nước ta hoặc được đưa vào kho ngoại quan, khu vực thương mại tự do; và
- Hàng hoá thuộc một trong các loại hình xuất khẩu sau:
+ Hàng kinh doanh: được bán theo hợp đồng thương mại ký với nước ngoài; hàng hoá do doanh nghiệp bán cho nước ngoài vì mục đích kinh doanh, sản xuất tiêu dùng thông thường;
+ Hàng kinh doanh: được bán cho kho ngoại quan, khu vực thương mại tự do;
+ Hàng gia công: Hàng hoá được xuất khẩu theo hợp đồng gia công do doanh nghiệp trực tiếp ký với nước ngoài;
+ Hàng đổi hàng: trong những thời kỳ nhất định, một số hàng hoá của nước ta được Chính phủ khuyến khích xuất khẩu cho một số nước để đổi lấy hàng hoá thuộc danh mục được phép nhập khẩu theo hợp đồng hàng đổi hàng với các nước đó (các danh mục này do Chính phủ quy định). Hàng hoá thuộc các loại hình kinh doanh hàng đổi hàng phải hoàn thành thủ tục hải quan như các hàng hoá thông thường;
+ Hàng viện trợ: hàng hoá do nước ta viện trợ nhân đạo cho các nước khác;
+ Hàng kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất: là những hàng hoá doanh nghiệp nhập khẩu, sau đó được tái xuất nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá, được thực hiện theo hợp đồng mua/bán riêng biệt với nước ngoài;
+ Hàng thuộc giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con là đơn vị đầu tư
+ Hàng thuê mua tài chính: Thực chất là hình thức mua hàng trả chậm.
+ Hàng hoá trao đổi qua biên giới: trước đây hình thức này được coi là xuất nhập khẩu phi mậu dịch, do các cư dân các tỉnh có biên giới đường bộ buôn bán qua biên giới, thường không ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài (trường hợp các doanh nghiệp buôn bán tiểu ngạch qua biên giới có ký hợp đồng đã được liệt kê trong mục hàng kinh doanh thông thường ở trên);
+ Hàng hoá gửi qua đường bưu điện: chỉ thống kê các hàng hoá có giá trị vượt quá quy định miễn thuế của Chính phủ. Thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá với số lượng ít, gọn nhẹ, hoặc cần chuyển phát nhanh (có nhiều trường hợp trị giá hàng rất lớn) mới thực hiện qua bưu điện. Khi đó họ phải mở tờ khai như các hàng hoá thông thường và các hàng hoá này thuộc phạm vi thống kê.
+ Hàng hoá thuộc các giao dịch không phải thực hiện tờ khai hải quan:
++ Bán điện, nước, gas với các nước láng giềng;
++ Bán hải sản ở ngoài khơi giữa tàu thuyền đánh cá trong nước và tàu thuyền nước ngoài;
++ Xuất khẩu dầu thô thuộc vùng chồng lấn với các nước.
Dựa trên những quy định trên, những hàng hoá xuất khẩu sau đây không thuộc phạm vi thống kê:
- Hàng chuyển khẩu: chuyển khẩu là việc thương nhân Việt Nam mua hàng một nước và bán cho nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu được thực hiện theo 3 phương thức:
+ Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước nhập xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
+ Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và gửi vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài.
- Hàng mượn đường, quá cảnh: Hàng hoá, phương tiện vận tải từ một nước đi qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam để đến một nước khác hoặc trở về nước đó. Các hàng hoá này chịu sự giám sát của hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam và được theo dõi bằng thủ tục hải quan riêng.
- Hàng hoá quản lý tạm thời thông qua thủ tục hải quan về tạm nhập tái xuất: các hàng hoá này có đi qua biên giới quốc gia của Việt Nam, có làm thủ tục hải quan nhưng chỉ là các thủ tục để quản lý tạm thời trong thời gian quy định của cơ quan hải quan tuỳ từng trường hợp. Đến thời hạn, doanh nghiệp phải tái xuất toàn bộ hàng hoá đó.
- Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ: là hàng hoá do doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài. Theo quy định, khi tiến hành các giao dịch này, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải mở tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ hải quan theo quy định.
Những năm trước đây, một số loại hình kinh doanh vẫn được một số Cục Thống kê và doanh nghiệp tổng hợp vào xuất khẩu tại chỗ như:
+ Bán hàng hoá cho người nước ngoài tại các cửa hàng miễn thuế. Loại hình này thường xuất hiện ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng …;
+ Bán hàng hoá Việt Nam cho một tổ chức quốc tế theo chương trình viện trợ của họ cho nước ta, hàng hoá được giao nhận tại Việt Nam;
+ Dịch vụ kiều hối.
Về thanh toán, các giao dịch này (trừ kiều hối) giống như xuất khẩu thông thường nhưng hàng hoá không đi qua biên giới nước ta mà được giao nhận ngay tại Việt Nam. Vì vậy, chúng không được coi là hàng hoá xuất khẩu theo khái niệm thống kê thương mại.
- Một số hàng hoá đặc thù:
+ Vàng, tiền tệ thuộc giao dịch của Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan tiền tệ thuộc hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối tiền tệ;
+ Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy và tiền séc đã phát hành trong khâu lưu thông. Các khoản này không thuộc thống kê hàng hoá xuất khẩu mà thuộc các giao dịch về chuyển tiền trong cán cân thanh toán;
+ Hàng hoá cho thuê với thời hạn dưới 1 năm;
+ Hàng hoá Chính phủ gửi cho các đại sứ quán, đoàn ngoại giao.
10.2.2. Thời điểm thống kê
Là thời điểm hàng hoá hoàn thành thủ tục hải quan để xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, thời điểm thống kê là ngày cơ quan hải quan đóng dấu tiếp nhận trên tờ khai hải quan về hàng hoá xuất khẩu;
đối với hàng hoá doanh nghiệp uỷ thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu, thời điểm thống kê là ngày doanh nghiệp giao hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác với doanh nghiệp đó.
10.2.3. Giá tính trị giá xuất khẩu
Giá để tính trị giá xuất khẩu được quy định trong thống kê xuất nhập khẩu là giá F.O.B (Free On Board), đây là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, bao gồm giá của hàng hoá, chi phí đưa hàng đến địa điểm xuất khẩu và chi phí bốc hàng lên phương tiện chuyên chở. Có một số loại giá tương đương giá F.O.B như giá giao cho người chuyên chở tại địa điểm xuất khẩu (FCA) hoặc giá giao hàng tại biên giới (DAF).
10.2.4. Loại tiền và tỷ giá
Trị giá thống kê hàng hoá xuất khẩu tính bằng đôla Mỹ (USD). Các loại ngoại tệ khác phải quy đổi ra đôla Mỹ theo tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thống kê hàng xuất khẩu.
10.2.5. Nước/khối bạn hàng
Nước bạn hàng hay còn gọi là nước xuất khẩu, nước hàng đến là nước mà hàng hoá sẽ được doanh nghiệp chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước ngoài và tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương mại hay hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý của hàng hoá.
Trong thực tế hiện nay, nước bạn hàng là nước biết được khi mở tờ khai hải quan.
Trị giá xuất khẩu của các nước bạn hàng được sắp xếp theo khu vực địa lý theo các khối nước chính như ASEAN, EC, OPEC ...
10.2.6. Danh mục
Có hai bảng danh mục liên quan đến thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá như sau:
- Danh mục hàng hoá: Thống kê theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam do Chính phủ ban hành. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục Hệ thống Điều hoà (Harmonized System - HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Phiên bản 2002 và chi tiết đến 8 chữ số. Nội dung và mã số của danh mục này hoàn toàn phù hợp với danh mục Biểu thuế xuất, nhập khẩu của Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành để khai báo mã số hàng hoá trong tờ khai hải quan.
- Danh mục nước: Danh mục nước theo quy định danh mục và mã nước của Tổ chức Tiêu chuẩn thế giới (ISO). Danh mục này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổng cục Hải quan đối với doanh nghiệp khi khai báo trong tờ khai hải quan nhằm tạo thuận lợi cho việc tổng hợp báo cáo thống kê.