CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
3. Đặc điểm vận dụng các phương pháp được chọn khi phân tích các chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoáchỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá
3.1. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hoá có ảnh hưởng đến việc vận dụng các phương pháp
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất của đất nước.
Phạm vi của hoạt động xuất khẩu rất rộng, liên quan đến nhiều tổ chức trong xã hội, đối tượng xuất khẩu là rất nhiều chủng loại hàng hoá và xuất khẩu ra nhiều các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đối với các tổ chức tham gia xuất khẩu, có rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phát triển theo những hướng không giống nhau, nhưng cũng đồng thời chịu sự điều chỉnh chung của pháp
tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, tuy nhiên cũng có sự tập trung hoạt động xuất khẩu tại một số tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng …
Đối với các hàng hoá xuất khẩu, chủng loại hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng và phong phú chỉ cần không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu của Nhà nước và đáp ứng cung - cầu trên thị trường thế giới.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá lại là một hoạt động rất phức tạp, do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận, nhóm đơn vị này chiếm những vị trí quan trọng khác nhau trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Với đặc điểm như thế, để phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu hàng hoá, những phương pháp thống kê được chọn là:
- Phương pháp phân tổ thống kê;
- Phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê;
- Phương pháp số tuyệt đối;
- Phương pháp số tương đối;
- Phương pháp số bình quân;
- Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan;
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian;
- Phương pháp chỉ số.
Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp này đều được sử dụng cho tất cả các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá mà sự áp dụng các phương pháp được lựa chọn cho từng chỉ tiêu cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm của chỉ tiêu thống kê đó và khả năng số liệu có thể thu thập được. Chỉ tiêu phân tích chủ yếu là trị giá xuất khẩu hàng hoá (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá).
3.2. Đặc điểm vận dụng các phương pháp được chọn khi phân tích thống kê xuất khẩu hàng hoá
3.2.1. 3.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê
*Khái niệm, nội dung và tác dụng
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động kinh tế phức tạp, trên phạm vi rộng, do nhiều bộ phận, đơn vị hợp thành.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.
Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê có thể phân chia số tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu thành các nhóm như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã …, từ đó có thể xác định mức độ tham gia của các loại hình tổ chức khác nhau trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Phương pháp phân tổ thống kê có thể phân chia kim ngạch xuất khẩu theo các tiêu thức như loại hình kinh tế, nước/vùng lãnh thổ hàng đến, tỉnh/thành phố, danh mục hàng hoá xuất khẩu … Việc phân chia theo các tiêu thức trên giúp đánh giá mức độ tham gia của các loại hình kinh tế, đánh giá mức độ tập trung thị trường của hoạt động xuất khẩu hàng hoá và xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
Phương pháp phân tổ thống kê còn giúp việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác chính xác hơn.
*Xác định chỉ tiêu phân tích
Phương pháp phân tổ thống kê có thể được sử dụng để phân tổ một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động xuất khẩu hàng hoá như:
(i) Trị giá xuất khẩu hàng hoá
- Loại hình kinh tế:
Phân tổ theo loại hình kinh tế nhằm đánh giá mức độ đóng góp của các loại hình kinh tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, từ đó có thể đưa ra những kế hoạch, quy hoạch định hướng phát triển cho các loại hình kinh tế.
Hiện nay, việc phân loại hình kinh tế thực hiện theo Danh mục loại hình kinh tế thực hiện theo Công văn số 231/TCTK-PPCĐ ngày 17/4/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Bao gồm
+ Kinh tế Nhà nước;
+ Kinh tế tập thể;
+ Kinh tế cá thể;
+ Kinh tế tư nhân;
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ngành kinh tế:
Phân tổ theo phân ngành kinh tế giúp đánh giá vai trò của từng ngành kinh tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Hiện nay, việc phân ngành kinh tế được thực hiện theo Quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2007 về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân.
- Nước/vùng lãnh thổ hàng đến:
Phân tổ theo nước/vùng lãnh thổ hàng đến có thể xác định được những thị trường chủ yếu của Việt Nam, những thị trường tiềm năng và những thị trường cần khai thác trong tương lai.
Nước/vùng lãnh thổ hàng đến là nước mà hàng hoá sẽ được doanh nghiệp chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước ngoài và tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương mại hay hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý của hàng hoá.
Hiện nay, đang sử dụng danh mục và mã nước do Tổ chức Tiêu chuẩn thế giới (ISO) quy định.
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu:
Phân tổ theo danh mục hàng hoá xuất khẩu giúp xác định cơ cấu của hàng hoá xuất khẩu trong toàn bộ giá trị hàng hóa xuất khẩu, từ đó xác định được những mặt hàng chủ yếu, đưa ra những kế hoạch, quy hoạch và định hướng cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Hiện nay, danh mục hàng hoá xuất khẩu đang tuân theo những danh mục sau:
+ Hệ thống mã và mô tả hàng hoá điều hoà (gọi là danh mục hệ thống điều hoà HS). Đây là bảng danh mục do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) ban hành. Bản đầu tiên năm 1996, sau đó phiên bản sửa đổi năm 2002, hiện nay tiếp tục xây dựng phiên bản 2007. Hệ thống 2002 chi tiết tới 6 chữ số và các chú giải: 21 phần, 97 chương, 1251 nhóm và 5244 phân nhóm.
+ Danh mục hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở danh mục hệ thống điều hòa HS, chi tiết đến cấp mã 8 chữ số phù hợp với hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam.
+ Danh mục hàng hoá thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard international trade classification – SITC) là bảng danh mục do Uỷ ban Thống kê Liên hợp quốc ban hành, sử dụng cho mục đích thống kê, phân tích kinh tế. Bản sửa đổi lần thứ 3 của danh mục này năm 1986 (SITC – Rev.3) gồm 10 phần, 67 chương, 261 nhóm, 3118 phân nhóm). Bản này đang tiếp tục sửa đổi và sẽ sử dụng từ năm 2008.
+ Danh mục hàng hoá theo ngành kinh tế rộng (Broad Economic Categories – BEC). Bản danh mục này do Uỷ ban Thống kê Liên hợp quốc ban hành, bản danh mục phân loại hàng hoá xuất khẩu theo công dụng cuối cùng của chúng thành các nhóm tương ứng với 3 nhóm hàng hoá cơ bản trong Hệ thống tài khoản quốc gia và bổ sung vào số liệu tổng hợp dựa trên cơ sở của các phân loại của SITC. Gồm 19 nhóm cơ bản. Bản hiện tại là sửa đổi lần 3 năm 1988.
- Tình/thành phố:
Phân tổ theo tình/thành phố giúp đánh giá mức độ tham gia của từng tỉnh/thành phố trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Hiện nay, việc phân tổ theo tỉnh/thành phố được thực hiện theo Quyết định số 124/2004/QĐ-Ttg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2004 và những thay đổi đã được Tổng cục Thống kê cập nhật đến thời điểm 30/6/2006.
(ii) Khối lượng hàng hoá xuất khẩu
Khối lượng hàng hoá xuất khẩu có thể được phân tổ theo những tiêu thức sau:
- Loại hình kinh tế;
- Ngành kinh tế;
- Tình/thành phố;
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu;
- Nước/vùng lãnh thổ hàng đến.
(iii) Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá
Chỉ tiêu số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá có thể phân tổ theo những tiêu thức sau:
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố …
3.2.2. Phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê
*Bảng thống kê:
Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng.
Bảng thống kê là phương pháp không thể thiếu để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá, sử dụng bảng thống kê có thể giúp ta so sánh, đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ta có thể sử dụng các loại bảng thống kê như: bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
*Đồ thị thống kê:
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.
Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đồ thị thống kê có thể được sử dụng nhằm mục đích hình tượng hoá:
- Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua thời gian;
- Kết cấu và biến động kết cấu của hoạt động xuất khẩu hàng hoá;
- Trình độ phổ biến của hoạt động xuất khẩu hàng hoá;
- Sự so sánh giữa các mức độ của hoạt động xuất khẩu hàng hoá;
…
Căn cứ vào các hình thức biểu hiện, có thể phân chia đồ thị thống kê thành biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích, biểu đồ ra đa (mạng nhện), đồ thị đường gấp khúc, bản đồ thống kê.
Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể phân chia đồ thị thống kê thành đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu và đồ thị liên hệ.
Dựa vào tác dụng của từng loại đồ thị thống kê mà có thể sử dụng chúng cho các mục đích phân tích khác nhau.
Ta có thể sử dụng những loại đồ thị sau để miêu tả hoạt động xuất khẩu hàng hóa:
- Biểu đồ hình cột được dùng để biểu hiện quá trình phát triển, phản ánh cơ cấu và thay đổi cơ cấu hoặc so sánh cũng như biểu hiện mối liên hệ của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
- Đồ thị đường gấp khúc dùng biểu hiện quá trình phát triển của hoạt động xuất khẩu hàng hoá, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Biểu đồ hình mạng nhện: Phản ánh kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu hàng hoá lặp đi lặp lại về mặt thời gian, do vậy loại biểu đồ này được dùng để phản ánh xu thế thời gian của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
3.2.3. Phương pháp số tuyệt đối
Rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, sản lượng xuất khẩu hàng hoá, số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá … là chỉ tiêu tuyệt đối.
Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định.
Việc vận dụng số tuyệt đối trong phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá sẽ giúp ta có được nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
3.2.4. Phương pháp số tương đối
Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng. Trong phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến … của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định.
Có 5 loại số tương đối: Số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ, số tương đối không gian.
Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá thường xuyên biến động và phát triển qua thời gian, cũng như có sự khác biệt về không gian. Do vậy, việc so sánh giữa chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian (ví dụ trị giá xuất khẩu của năm này và năm khác), hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan với nhau (ví dụ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và GDP), nhằm phục vụ cho việc phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoàn toàn cần thiết.
3.2.5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu hàng hoá thường xuyên biến động qua thời gian và qua các thời kỳ cả về quy mô và cơ cấu. Vi vậy, để nghiên cứu biến động của những chỉ tiêu như thế này thường sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số.
Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
Khi vận dụng dãy số thời gian phải bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, các khoảng cách trong dãy số nên bằng nhau.
Nhiệm vụ của dãy số thời gian khi phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu hàng hoá … là phải nêu rõ được sự biến động của chúng về quy mô, cơ cấu, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
Với đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hoá và đặc điểm vận dụng dãy số thời gian cũng như nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích dãy số thời gian, ta thấy tác dụng khi dùng phương pháp này là nêu lên đặc điểm biến động của kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu hàng hoá … qua các năm. Sự
thay đổi này cả về quy mô và cơ cấu, diễn ra qua các khoảng thời gian (tháng, quý, năm) hoặc trong một thời kỳ dài.
Các dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm được gọi là dãy số tuyệt đối. Trên cơ sở dãy số tuyệt đối có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số bình quân.
*Nhóm các dãy số tuyệt đối
Dãy số tuyệt đối quan trọng nhất để phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá là dãy số giá trị xuất khẩu hàng hoá (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá).
Có 5 loại chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, có thể áp dụng để phân tích đặc điểm biến động qua thời gian của tình hình xuất khẩu hàng hoá. Mỗi loại chỉ tiêu có nội dung và ý nghĩa riêng, song giữa các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau nhằm giúp cho việc phân tích được đầy đủ và sâu sắc. Cụ thể nội dung và đặc điểm vận dụng các chỉ tiêu vào phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu thông qua dãy số giá trị xuất khẩu hàng hoá) như sau:
(i) Mức độ bình quân qua thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian.
Đối với dãy số giá trị xuất khẩu hàng hoá, đây là dãy số thời kỳ nên được áp dụng công thức sau:
y =
y1+y2+. ..+yn
n =∑yi
n
Trong đó: yi (i = 1, 2 … n) là giá trị xuất khẩu hàng hoá trong các thời kỳ (thường là tháng, quý, năm).
(ii) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian.
Có thể phân tích dãy số giá trị xuất khẩu hàng hoá qua một số chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối sau đây: