Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoáhàng hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam giai đoạn 1999 2008 (Trang 37 - 48)

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

1. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoáhàng hoá

1.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Lê Nin đã từng khẳng định: không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất cứ lĩnh vực nào, cả khoa học kỹ thuật và sản xuất. Ông còn nói: thống kê là công cụ sắc bén để nhận thức xã hội. Ngày nay, các nhà khoa học đã chỉ ra:

chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó công nghệ thông tin được coi như người điều khiển. Trong công nghệ thông tin, thì công nghệ là

"vỏ" còn "ruột" là thông tin, trong đó thông tin thống kê có vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, để có những thông tin thống kê phục vụ cho mục đích quản lý, điều hành thì cần phải tổ chức thu thập thông tin. Để có thể thu thập thông tin ban đầu một cách có hệ thống, phản ánh đầy đủ nội dung nghiên cứu, phù hợp với yêu cầu quản lý, đáp ứng có hiệu quả cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê, đồng thời tránh trường hợp thông tin không đầy đủ, chồng chéo, không thống nhất, thì việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tất yếu khách quan.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu thống kê có mối liên hệ với nhau, có thể phản ánh mọi mặt của một hiện thượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá hiện nay, đã có rất nhiều chỉ tiêu thống kê về xuất khẩu hàng hoá được Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại công bố hàng năm trong các sản phẩm như Niên giám, sách ...

Tuy nhiên, những thông tin thống kê về hoạt động xuất khẩu hàng hoá này vẫn còn chưa toàn diện, thiếu tính hệ thống. Những chỉ tiêu thường gặp là những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng và giá trị như Kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu ... được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau, trong khi đó rất thiếu những

chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của xuất khẩu hàng hoá hoặc những chỉ tiêu phản ánh tác động của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế ... Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hoá là vấn đề cần thiết nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thống kê xuất khẩu hàng hoá.

1.2. Những nguyên tắc chủ yếu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá

- Bảo đảm tính hướng đích:

Tính hướng đích có nghĩa là hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin cần thu thập. Mục đích nghiên cứu khác nhau dẫn đến nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy hệ thống chỉ tiêu thống kê khác nhau.

Hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải phù hợp với việc đo lường, đánh giá, phân tích một cách tổng hợp và toàn diện tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Bảo đảm tính hệ thống:

Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải có khả năng phản ánh mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Hệ thống chỉ tiêu này phải phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu, phải là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại nói chung. Giữa các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nói cách khác, hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu bộ phận, các chỉ tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu thứ yếu.

Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phải có sự thống nhất về nội dung, phạm vi, phương pháp tính nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Bảo đảm tính hiệu quả:

Hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được những thông tin chủ yếu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa, phục vụ thiết thực cho yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước và yêu cầu so sánh quốc tế, và yêu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khác nhau trong và ngoài nước.

- Bảo đảm tính khả thi:

Hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở nguồn số liệu có thể thu thập và tính toán được. Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với quy định hiện hành của ngành thống kê và chuẩn mực thống kê quốc tế để có thể đảm bảo tính so sánh quốc tế.

- Bảo đảm tính thích nghi:

Hệ thống chỉ tiêu phải có được sự phù hợp và thích ứng với những sự thay đổi nhất định của điều kiện kinh tế - xã hội để có thể áp dụng được trong khoảng thời gian dài.

1.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá

Hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá được xây dựng gồm 3 nhóm chỉ tiêu, như sau:

- Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu năng lực xuất khẩu hàng hóa;

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa;

- Nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Cụ thể:

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu năng lực xuất khẩu hàng hoá (điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ của hoạt động xuất khẩu hàng hoá)

*Số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá là tổng số các doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện như luật định như có tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, có tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và thực tế có tham gia trực tiếp hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời điểm, thể hiện mức độ tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Chỉ tiêu này có thể được phân tổ theo quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ), phân tổ theo loại hình doanh nghiệp.

Cần phân biệt chỉ tiêu này với chỉ tiêu Số doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có thể đăng ký mã số xuất khẩu nhưng không có hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong năm.

Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)

*Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Lao động trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá là số người mà doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương/trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (gồm tiền công và lợi nhuận của sản kinh doanh).

Lao động trong các doanh nghiệp bao gồm:

+ Lao động được trả lương/trả công: Là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và được trả lương/trả công theo số lượng và chất lượng lao động của họ đã bỏ ra.

+ Lao động không được trả lương/trả công: Là những người làm việc tại doanh nghiệp, nhưng thu nhập của họ không thực hiện bằng việc trả tiền lương/tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp, gồm cả tiền công và lợi nhuận của doanh nghiệp như các chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên trong gia đình chủ doanh nghiệp …

Lao động trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh quy mô và cơ cấu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá về lao động.

Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời điểm.

Phân tổ chủ yếu: Trình độ đào tạo, hợp đồng dài hạn/hợp đồng ngắn hạn/lao động thời vụ.

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê.

*Số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá là cán bộ có trình độ nhất định về hoạt động xuất khẩu hàng hóa, được giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi, thực hiện các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời điểm, phản ánh số lượng và chất lượng cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đây là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Phân tổ chủ yếu: Trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo.

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá

*Trị giá xuất khẩu hàng hóa (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa) Trị giá xuất khẩu hàng hóa là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời kỳ.

Là toàn bộ giá trị hàng hoá đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu) nguồn của cải vật chất của Việt Nam trong một thời kỳ nhất đinh và được tổng hợp theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng (Special trade under relaxed definition).

Chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu trong Tài khoản quốc gia và cán cân thanh toán quốc tế, phân tích hoạt động ngoại thương, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá được tính theo giá FOB là giá giao dịch tại biên giới nước xuất khẩu, thường được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống nhất.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa được xác định theo công thức sau:

Trị giá xuất khẩu hàng hóa = Lượng xuất khẩu x giá F.O.B

Trong thực tế, để xác định trị giá hàng hoá xuất khẩu Thống kê Hải quan còn áp dụng một số phương pháp tính toán sau:

+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá xuất khẩu:

Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã thực trả hay sẽ phải trả, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá xuất khẩu, sau khi đã cộng thêm và/hoặc trừ ra một số khoản điều chỉnh.

+ Phương pháp xác định trị giá giao dịch theo trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt:

Nếu trong trường hợp không xác định được trị giá giao dịch theo phương pháp trên, thì được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá xuất khẩu giống hệt. Hàng hoá xuất khẩu giống hệt là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện như đặc điểm vật chất, chất lượng sản phẩm, danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm, được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền.

+ Phương pháp xác định trị giá giao dịch theo trị giá giao dịch của hàng hoá xuất khẩu tương tự

Trong trường hợp 2 phương pháp trên không sử dụng được thì áp dụng theo phương pháp tính theo trị giá giao dịch của hàng xuất khẩu tương tự. Hàng xuất khẩu tương tự là những hàng hoá dù không giống nhau ở mọi phương diện nhưng có đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm: được làm từ nguyên liệu, vật liệu giống nhau, có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, được sản xuất ở cùng nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo uỷ quyền của nhà sản xuất đó.

Để tính theo phương pháp này đòi hỏi trị giá hàng hoá xuất khẩu tương tự phải có cùng điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá xuất khẩu cần tính.

+ Phương pháp xác định trị giá theo trị giá khấu trừ: Là phương pháp căn cứ vào đơn giá giá bán hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự trên thị trường và trừ chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng.

Nguyên tắc của phương pháp này phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo quy định, chuẩn mực của kế toán.

+ Phương pháp xác định trị giá theo trị giá tính toán: Trị giá tính toán bao gồm các khoản sau: chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu, chi phí

cùng chủng loại, chi phí vận chuẩn, bảo hiểm và chi phí có liên quan đến vận chuyển.

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phương pháp suy luận, phương pháp chuyên gia …

Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế; Nước, khối nước, khu vực, vùng lãnh thổ; Tỉnh/thành phố; Ngành kinh tế; Danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu...

Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)

*Khối lượng hàng hoá xuất khẩu

Là khối lượng của một mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định được xuất khẩu đi các nước/vùng lãnh thổ.

Khối lượng hàng hoá xuất khẩu là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời kỳ, phản ánh khối lượng các mặt hàng xuất khẩu cụ thể, làm căn cứ cho việc tính toán một số chỉ tiêu thống kê về trị giá xuất khẩu hàng hóa, tác động đến sản xuất của các ngành và phản ánh sự vận động của hàng hoá trong thương mại phục vụ cân đối sản phẩm hàng hoá.

Phương pháp tính: Được xác định theo hợp đồng mua bán hàng hoá ký với nước ngoài, hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, hoá đơn, L/C, hợp đồng vận tải, bảo hiểm.

Phân tổ chủ yếu: Mặt hàng chủ yếu; Nước/ vùng lãnh thổ hàng đến.

Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính).

*Số mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu

Mặt hàng là một tập hợp sản phẩm hàng hóa được xác lập theo một dấu hiệu hay tiêu thức nào đó, gồm nhiều tên hàng cụ thể, tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của tập hợp hàng hóa trong mặt hàng.

Để bảo đảm khả năng có thể tính toán được, mặt hàng xuất khẩu được hiểu là tập hợp các sản phẩm có chung thuộc tính, được sản xuất ở quốc gia này và xuất khẩu sang quốc gia khác, được người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu chấp nhận mua và sử dụng trên cơ sở dùng tiền tệ là phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, đối chiếu với khái niệm về xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu còn bao gồm

cả những mặt hàng xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu cho khu chế xuất ... và không nhất thiết là bán thu ngoại tệ.

Nhóm hàng là tập hợp các mặt hàng có cùng chung một đặc tính tương tự nhau tuân thủ một yêu cầu bắt buộc, do một tổ chức trong nước hoặc quốc tế quy định.

Đây là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời điểm, số lượng mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu càng nhiều thể hiện tiềm năng, sự đa dạng trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)

*Chỉ số giá xuất khẩu

Chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá cả hàng hoá xuất khẩu tính tại biên giới Việt Nam (giá FOB) qua các thời kỳ.

Chỉ số giá xuất khẩu được tính theo công thức Laspeyres với quyền số cố định là tỷ trọng (%) kim ngạch của các nhóm ngành hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm được chọn làm gốc so sánh. Giá kỳ gốc cũng là giá của năm được chọn làm gốc so sánh.

Chỉ số giá xuất khẩu được tính theo quý, 6 tháng và năm; có ba gốc so sánh: năm gốc cơ bản, gốc kỳ trước, gốc cùng kỳ năm trước.

Phân tổ chủ yếu: Nhóm hàng Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

*Cán cân thương mại hàng hóa

Cán cân thương mại hàng hóa là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa trị giá xuất khẩu hàng hoá và trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước trong một thời kỳ nhất định.

Là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời kỳ, đánh giá mức độ cân bằng của cán cân thanh toán, có liên quan đến việc tính một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Thông thường, trong cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá F.O.B, trị giá nhập khẩu được tính theo giá C.I.F.

Khi trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là xuất siêu; khi trị giá nhập khẩu lớn hơn trị giá xuất khẩu thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là nhập siêu.

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

*Thị phần các mặt hàng chủ lực của Việt Nam ở những thị trường chủ yếu Là chỉ tiêu tương đối, thể hiện vị trị và sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam ở những thị trường chủ yếu.

Mặt hàng chủ lực là những mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng về trị giá xuất khẩu cao trong toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu qua các năm.

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê và phụ thuộc số liệu thống kê của nước bạn hàng xuất khẩu đến.

1.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Mục tiêu của nhóm chỉ tiêu này là nhằm phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên, để bảo đảm ý nghĩa của chỉ tiêu và theo thông lệ, một số chỉ tiêu phân tích thường được dùng chung cho hoạt động xuất khẩu (bao gồm cả hoạt động xuất khẩu hàng hóa và hoạt động xuất khẩu dịch vụ). Mặt khác, khái niệm và phương pháp tính các chỉ tiêu xuất khẩu dịch vụ đến nay vẫn chưa được hoàn thiện, do vậy, trong thực tế các số liệu phản ánh xuất khẩu ở cả Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê thường được hiểu là xuất khẩu hàng hóa. Vì vậy, một số chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này vẫn dùng chung cho khái niệm xuất khẩu.

*Tỷ trọng trị giá xuất khẩu hàng hoá trong xuất khẩu

Là chỉ tiêu tương đối, phản ánh tỷ trọng của trị giá hàng hóa trong tổng trị giá xuất khẩu.

Chỉ tiêu này nói lên vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu.

Công thức tính:

Tỷ trọng kim ngạch

XKHH trong XK (%) = Trị giá XKHH trong kỳ nghiên cứu

x 100

Trị giá XK cùng kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam giai đoạn 1999 2008 (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w