Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1995-20051995-2005

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam giai đoạn 1999 2008 (Trang 75 - 102)

2.1. Phân tích quy mô, tốc độ của xuất khẩu hàng hoá

2.1.1. Phân tích quy mô, tốc độ theo chỉ tiêu trị giá xuất khẩu hàng hoá (giá trị xuất khẩu hàng hoá)

Từ số liệu về trị giá xuất khẩu hàng hoá theo giá thực tế và qua tính toán ta có bảng số liệu về các chỉ tiêu phân tích mức độ biến động quy mô trị giá xuất khẩu hàng hoá trong giai đoạn 1995-2005 như sau:

BẢNG 1: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

Giai đoạn 1995-2005

Chỉ tiêu Trị giá XKHH* δi Δi ti Ti

Năm (Triệu USD) (Triệu USD) (Triệu USD) (%) (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1995 5448,90 - - - -

1996 7255,90 1807,00 1807,00 133,16 133,16

1997 9185,00 1929,10 3736,10 126,59 168,57

1998 9360,30 175,30 3911,40 101,91 171,78

1999 11541,40 2181,10 6092,50 123,30 211,81

2000 14482,70 2941,30 9033,80 125,48 265,79

2001 15029,00 546,30 9580,10 103,77 275,82

2002 16706,10 1677,10 11257,20 111,16 306,60

2003 20149,30 3443,20 14700,40 120,61 369,79

2004 26485,00 6335,70 21036,10 131,44 486,06

2005 32447,10 5962,10 26998,20 122,51 595,48

Bình quân 15280,97 2699,82 119,53

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê Từ Bảng 1, ta có thể thấy:

Quy mô giá trị xuất khẩu hàng hoá về mặt tuyệt đối tăng rõ rệt qua các năm từ 1995-2005. Bình quân mỗi năm tăng lên 2699,82 triệu USD (về mặt tuyệt đối).

Sự gia tăng về giá trị xuất khẩu hàng hoá trong giai đoạn 1995-2005 có thể được quan sát rõ hơn qua đồ thị sau:

Đồ thị 1: Giá trị xuất khẩu hàng hoá theo giá thực tế giai đoạn 1995-2005

Tốc độ tăng liên hoàn thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hoá đã tăng với một tốc độ cao, cụ thể năm 1996 so với năm 1995 tăng 33,16% , tương ứng tăng về mặt tuyệt đối là 1807,00 triệu USD, năm 1997 tăng so với năm 1996 là 26,59%.

Đến năm 1998, tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu có xu hướng chậm lại, chỉ tăng 1,91% so với năm 1997, nhưng đã nhanh chóng phục hồi vào năm 1999 và năm 2000 với tốc độ tăng liên hoàn lần lượt là 23,3% và 25,48%. Năm 2001 và 2002 tốc độ tăng lại có xu hướng chậm, lần lượt là 3,77% và 11,16%, nhưng năm 2003, 2004, 2005 tốc độ tăng đã hồi phục trở lại với tốc độ lần lượt là 20,61%, 31,44% và 22,51%.

2.1.2. Phân tích quy mô, tốc độ theo chỉ tiêu số nước Việt Nam có quan hệ xuất khẩu (nước bạn hàng xuất khẩu)

Từ số liệu về số nước/vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đến và qua tính toán ta có bảng số liệu về các chỉ tiêu phân tích mức độ biến động số nước/vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đến trong giai đoạn 1995- 2005 như sau:

0,00 5000,00 10000,00 15000,00 20000,00 25000,00 30000,00 35000,00

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Năm

Triu USD

Giá trị XKHH

BẢNG 2: SỐ NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ĐẾN

Giai đoạn 1997-2007

Năm Số nước/

vùng lãnh thổ δi Δi ti (%)

Ti (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1997 97 - - - -

1998 132 35 35 136,08 136,08

1999 167 35 70 126,52 172,16

2000 177 10 80 105,99 182,47

2001 171 -6 74 96,61 176,29

2002 185 14 88 108,19 190,72

2003 208 23 111 112,43 214,43

2004 220 12 123 105,77 226,80

2005 211 -9 114 95,909 217,53

2006 189 -22 92 89,573 194,85

2007 195 6 98 103,17 201,03

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Phát triển thị trường xuất khẩu là một trong những định hướng phát triển quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Từ kết quả tính toán của bàng trên, có thể thấy số nước/vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đến đã có sự phát triển rất nhanh. Nếu như năm 1997, Việt Nam xuất khẩu đến 97 nước/vùng lãnh thổ thì năm 2007, số nước/vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đến đã là 195 nước/vùng lãnh thổ, tăng 98 nước/vùng lãnh thổ, tương đương với tốc độ tăng định gốc là 101,03%.

Lượng tăng liên hoàn lớn nhất là vào năm 1998 và 1999, ở hai năm này, mỗi năm có đến 35 nước/vùng lãnh thổ là thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam.

Nguyên nhân của sự gia tăng ấn tượng này là do năm 1997, Việt Nam đã nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ, đồng thời gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), do vậy, vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế đã có những thay đổi đáng kể, dẫn đến việc số lượng nước/vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) cũng tăng lên rất nhanh trong năm 1997 và 1998

Tính đến năm 2007, số nước/vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đến đã là 195 nước/vùng lãnh thổ, điều này thể hiện rõ quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới”, đồng thời thể hiện vị thế mới cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

2.2. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu của xuất khẩu hàng hoá 2.2.1. Phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo khu vực kinh tế

Đặc điểm số liệu về trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế của Tổng cục Thống kê là số liệu trị giá xuất khẩu hàng hóa được phân chia theo 2 khu vực kinh tế là khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ta có bảng số liệu sau đây:

BẢNG 3: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1997-2007

Đơn vị tính:

Trị giá XKHH: Triệu USD Tỷ trọng: %

Năm Trị giá XKHH

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (*)

Trị giá

XKHH Tỷ

trọng Trị giá XKHH Tỷ trọng

1997 5448,90 3975,80 73,00 1473,10 27,00

1998 7255,90 5100,90 70,30 2155,00 29,70

1999 9185,00 5972,00 65,00 3213,00 35,00

2000 9360,30 6145,30 65,70 3215,00 34,30

2001 11541,40 6859,40 59,43 4682,00 40,57

2002 14482,70 7672,40 53,00 6810,30 47,00

2003 15029,20 8230,90 54,80 6798,30 45,20

2004 16706,10 8834,30 52,90 7871,80 47,10

2005 20149,30 9988,10 49,60 10161,20 50,40

2006 26485,00 11997,30 45,30 14487,70 54,70

2007 32447,10 13893,40 42,80 18553,70 57,20

*Bao gồm cả dầu thô (Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy sự phát triển trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1997, giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1473,10 triệu USD, chiếm 27%, khu vực kinh tế trong nước là 3975,80 triệu USD, chiếm 73%.

Năm 2000, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có trị giá xuất khẩu hàng hóa là 6810,30 triệu USD, chiếm 47,02% trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước, kém khu vực kinh tế trong nước (chiếm 52,98%). Năm 2003, trị giá xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 101671,2 triệu USD, xấp xỉ khu vực kinh tế trong nước, chiếm 50,43% so với cả nước. Năm 2005, trị giá xuất khẩu hàng hóa của khu vực này đã đạt 18553,70 triệu USD, cao hơn khu vực kinh tế trong nước và chiếm đến 57,18% trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Sự đóng góp của khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thể hiện rõ hơn trong đồ thị sau đây:

Đồ thị 2: Tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế trong trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2002-2007

2.2.2. Phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo châu lục Số liệu về trị giá xuất khẩu hàng hoá theo châu lục như sau:

BẢNG 4: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU VÀ TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO CHÂU LỤC

Giai đoạn 1995-2005

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

1. Trị giá xuất khẩu (Triệu USD)

5448,90 7255,90 9185,00 9360,30 11541,40 14482,70 15029,20 Chia ra:

- Châu Á 3944,90 5254,00 6017,10 5471,60 6656,60 8672,70 8612,80 - Châu Âu 982,80 1172,10 2207,60 2615,40 3078,00 3322,20 3512,80

- Châu Mỹ 238,30 299,50 426,10 659,30 713,90 960,20 1342,60

- Châu Phi 38,10 26,70 49,50 55,80 137,70 142,70 175,80

- Đại dương 56,90 72,90 254,90 505,00 836,50 1296,20 1071,60

2. Tỷ trọng

xuất khẩu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Chia ra:

- Châu Á 72,40 72,40 65,50 58,50 57,70 59,90 57,30

- Châu Âu 18,00 16,20 24,00 27,90 26,70 22,90 23,40

- Châu Mỹ 4,40 4,10 4,60 7,00 6,20 6,60 8,90

- Châu Phi 0,70 0,40 0,50 0,60 1,20 1,00 1,20

- Đại dương 1,00 1,00 2,80 5,40 7,20 9,00 7,10

- Khác 3,50 5,90 2,60 0,60 1,00 0,60 2,10

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Số liệu trên cho thấy:

Về mặt lượng, trị giá xuất khẩu hàng hoá đến các châu lục đều có xu hướng tăng dần qua thời gian, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng từ 3944,9 triệu USD năm 1995 lên đến 16226,00 triệu USD năm 2005. Đến năm 2002, châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, tuy nhiên từ năm 2003, châu Mỹ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2005, trị giá xuất khẩu hàng hoá sang châu Mỹ là 6878,00 triệu USD, trị giá xuất khẩu hàng hoá của châu Âu là 6044,00 triệu USD.

Số liệu về trị giá xuất khẩu hàng hoá sang các châu lục được thể hiện trong đồ thị sau đây:

Đồ thị 3: Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam phân theo châu lục giai đoạn 1995-2005

Về mặt tỷ trọng, năm 1995, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á chiếm tỷ trọng rất cao (72,4%), tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến năm 2005, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á chỉ còn chiếm xấp xỉ 50%. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu có xu hướng ổn định. Bắt đầu từ năm 2002, tỷ trọng xuất khẩu sang châu Mỹ đã vượt qua tỷ

0,00 2000,00 4000,00 6000,00 8000,00 10000,00 12000,00 14000,00 16000,00 18000,00

1995 1996

1997 1998

1999 2000

2001 2002

2003 2004

2005 Năm

Triu USD

Chau Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

Châu Đại dương Khác

châu Mỹ đạt 21,20%, trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu đạt 18,6%.

Số liệu trị giá hàng hoá xuất khẩu về mặt tuyệt đối và tương đối phân theo châu lục thể hiện xu hướng phát triển thị trường mới của Việt Nam. Ngoài thị trường các nước châu Á và châu Âu, nhứng năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển thị trường châu Mỹ, một thị trường có nhiều tiềm năng to lớn.

2.2.3. Phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo khối nước

Số liệu về trị giá xuất khẩu hàng hóa theo khối nước được thể hiện trong bảng số liệu sau:

BẢNG 5: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU VÀ TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THEO KHỐI NƯỚC GIAI ĐOẠN 1995-2005

Đơn vị tính:

- Trị giá XKHH: Triệu USD - Tỷ trọng: %

Năm Trị giá XKHH

ASEAN APEC EU

Trị giá

XKHH Tỷ

trọng Trị giá

XKHH Tỷ

trọng Trị giá

XKHH Tỷ

trọng 1995 5448,90 1017,60 18,68 4079,00 74,86 728,30 13,37 1996 7255,80 1678,50 23,13 5361,20 73,89 853,20 11,76 1997 9185,00 1913,50 20,83 6258,60 68,14 1622,50 17,66 1998 9360,30 1945,00 20,78 6256,40 66,84 2096,60 22,40 1999 11541,40 2516,30 21,80 7486,20 64,86 2515,30 21,79 2000 14482,70 2619,00 18,08 10097,60 69,72 2845,10 19,64 2001 15029,20 2553,60 16,99 10084,00 67,10 3002,90 19,98 2002 16706,10 2434,90 14,57 11778,30 70,50 3162,50 18,93 2003 20149,30 2953,30 14,66 14669,90 72,81 3852,60 19,12 2004 26485,00 4056,10 15,31 19502,30 73,64 4968,40 18,76 2005 32447,10 5743,50 17,70 24169,70 74,49 5517,00 17,00

*Số liệu của Tổng cục Thống kê

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy trong giai đoạn 1995-2005, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường các nước thuộc khối APEC, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá vào khối này so với trị giá xuất khẩu cả nước luôn rất cao, năm thấp nhất là năm 1999 cũng chiếm tới 64,86%, năm cao nhất là năm 1995 chiếm tới 74,86%, năm 2005 cũng đạt tới 74,49%. Như vậy, so sánh với giai đoạn 1986-1990, thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Giai đoạn 1986-1990, xuất khẩu sang khối nước SNG đứng đầu về mặt tỷ trọng. Sau năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu chuyển dịch dần sang khối nước nước APEC.

Bên cạnh khối APEC, khối ASEAN cũng là một trong những thị trường xuất khẩu ổn định của Việt Nam. Năm có tỷ trọng xuất khẩu vào khối này là năm 2002, đạt 14,57%, năm cao nhất là năm 1996, đạt 23,13%, năm 2005 đạt 17,70%.

Khối các nước EU là một thị trường rất đáng chú ý, bời vì thị trường EU là thị trường có những yêu cầu về mặt quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm xuất khẩu rất cao. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn thâm nhập được vào thị trường này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe do khối này đề ra.

Do vậy, việc phát triển xuất khẩu hàng hoá ở khối này không chỉ có ý nghĩa về mặt làm tăng trị giá xuất khẩu mà còn có ý nghĩa khẳng định về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Theo đó, trị giá xuất khẩu sang các nước EU không ngừng tăng qua các năm, nếu như năm 1995, trị giá xuất khẩu sang EU chỉ đạt 728,30 triệu USD, năm 1997 tăng lên là 1622,50 triệu USD … đến năm 2005, trị giá xuất khẩu đã đạt 5517,00 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sang các nước EU cũng có xu hướng tăng dần. Năm 1995, xuất khẩu hàng hoá sang các nước EU chiếm 13,37% trị giá xuất khẩu hàng hoá của các nước, tỷ trọng ở mức cao nhất là vào năm 1998 với 22,40%, năm 2005 là 17,00%.

2.2.4. Phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo nước xuất khẩu đến chủ yếu

Trong giai đoạn 1986-1990, nước xuất khẩu đến chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô (cũ), có thể thấy điều này qua một vài con số sau: Năm 1986, tỷ trọng trị giá xuất khẩu hàng hóa đến Liên Xô (cũ) chiếm 35,80% tổng trị giá xuất khẩu

28,19%, năm 1990 là 38,26%. Từ năm 1991, nước bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể, Nhật Bản đã trở thành nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong liên tục 11 năm. Từ năm 2002 đến năm 2005, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ. (Tham khảo thêm Phụ lục 1: 20 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam).

Có thể quan sát những nước xuất khẩu chính của Việt Nam qua bảng xếp hạng sau:

BẢNG 6: XẾP HẠNG XUẤT KHẨU THEO NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ Giai đoạn 1995-2005

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba

Quốc gia Trị giá Quốc gia Trị giá Quốc gia Trị giá

1995 Nhật Bản 1461,00 Singapore 689,80 Đài Loan

1996 Nhật Bản 1546,40 Singapore 1290,00 Hàn Quốc

1997 Nhật Bản 1675,40 Singapore 1215,90 Đài Loan

1998 Nhật Bản 1414,50 Singapore 740,90 Đài Loan

1999 Nhật Bản 1786,20 Singapore 876,40 Úc

2000 Nhật Bản 2575,20 Trung Quốc 1536,40 Úc

2001 Nhật Bản 2509,80 Trung Quốc 1417,40 Mỹ

2002 Mỹ 2452,80 Nhật Bản 2437,00 Trung Quốc

2003 Mỹ 3939,60 Nhật Bản 2908,60 Trung Quốc

2004 Mỹ 5024,80 Nhật Bản 3542,10 Trung Quốc

2005 Mỹ 5924,00 Nhật Bản 4340,30 Trung Quốc

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Xét tổng quan giai đoạn 1995-2005, có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là những mặt hàng có tính truyền thống như dầu thô, hàng dệt may, giày dép; các loại mặt hàng nông nghiệp và nông nghiệp chế biến như gạo, cà phê, cao su, hạt điều quy nhân, hạt tiêu, rau quả, lạc nhân và một số mặt hàng tiểu thủ công và thủ công mỹ nghệ khác.

Ta có bảng số liệu sau:

BẢNG 7: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2005

Stt Mặt hàng Trị giá XK

(Triệu USD) Bình quân TGXK

(Triệu USD) Tỷ trọng trong GTXK (%)

1 Dầu thô 32912,80 2992,07 19,58

2 Hàng may mặc 26144,70 2376,79 15,55

3 Giày dép 17148,90 1558,99 10,20

4 Hàng thủy sản 16587,30 1507,94 9,87

5 Gạo 9395,40 854,13 5,59

6 Cà phê 5790,20 526,38 3,44

7 Cao su 3287,90 298,90 1,96

8 Hạt điều quy nhân 2267,80 206,16 1,35

9 Than đá 2085,90 189,63 1,24

10 Hàng rau quả 1721,10 156,46 1,02

11 Hạt tiêu 1109,00 100,82 0,66

12 Hàng mây tre, thảm,

cói, ngô, dừa 1002,20 91,11 0,60

13 Chè 679,50 61,77 0,40

14 Lạc nhân 506,60 46,05 0,30

15 Hàng thêu 501,60 45,60 0,30

16 Hàng mỹ nghệ 479,10 43,55 0,29

17 Thịt chế biến 265,90 24,17 0,16

18 Thiếc 142,70 12,97 0,08

19 Quế 67,10 6,10 0,04

Tổng cộng: 122095,70 11099,61 72,64

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 1995-2005, trị giá xuất khẩu của 19 mặt hàng kể trên đạt 122095,70 triệu USD, chiếm tới 72,64% trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả giai đoạn 1995-2005. Điều này cho thấy đây chính là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của Việt Nam vẫn là dầu thô, chiếm tới 19,58%, tiếp đến là hàng may mặc, chiếm tới 15,55%, giày dép chiếm vị trí thứ ba với 10,20%, ở vị trí thứ tư là mặt hàng thủy sản, chiếm 9,87% ...

Tuy nhiên, bảng tổng kết mặt hàng xuất khẩu trên cũng cho thấy Việt Nam chưa tập trung vào việc phát triển mặt hàng xuất khẩu mới, chỉ với 19 mặt hàng xuất khẩu đã chiếm tỷ trọng tới 72.64% giá trị xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 1995-2005. Trong đó, có rất nhiều mặt hàng mang tính truyền thống hoặc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, than đá ... Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Việt Nam khi thị trường xuất khẩu có những biến động về thị hiếu hoặc khi giá cả những mặt hàng chính tăng giảm thất thường. Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào những mặt hàng này. Phát triển mặt hàng xuất khẩu mới nên là một định hướng quan trọng của xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

2.2.5. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC)

Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) phân tổ hàng hóa xuất khẩu thành 10 nhóm hàng hóa lớn. Trong đó, có hai nhóm chính là:

- Nhóm hàng thô hay mới sơ chế: bao gồm các nhóm Lương thực, thực phẩm và động vật sống; Đồ uống và thuốc lá; Nguyên liệu thô không dùng để ăn, trừ nhiên liệu; Nhiên liệu, dầu mỡ và vật liệu liên quan; Dầu mỡ, chất béo, sáp động thực vật.

- Nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế: bao gồm các nhóm Hóa chất và sản phẩm liên quan; Hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu; Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; Hàng chế biến.

Ngoài ra còn có nhóm hàng thứ 9 là nhóm khác.

Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo SITC có thể cho thấy những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thuộc nhóm hàng nào. Thông thường, một nước có nền kinh tế phát triển sẽ có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm thuộc Nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế và ngược lại những nước đang phát triển có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm thuộc Nhóm hàng thô hay mới sơ chế.

Bảng số liệu trị giá xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) như sau:

BẢNG 8: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU VÀ TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO SITC GIAI ĐOẠN 1995-2005

Đơn vị tính:

- Trị giá xuất khẩu: Triệu USD - Tỷ trọng: %

Năm Trị giá XKHH

Hàng thô hay mới

sơ chế Hàng chế biến hay đã

tinh chế Khác

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

1995 5448,90 3664,10 67,24 1784,80 32,76 0,00 0,00

1996 7255,90 4537,70 62,54 2710,50 37,36 7,70 0,11

1997 9185,00 4780,90 52,05 4401,30 47,92 2,80 0,03

1998 9360,30 5006,40 53,49 4350,10 46,47 3,80 0,04

1999 11541,40 5996,20 51,95 5540,60 48,01 4,60 0,04

2000 14482,70 8078,90 55,78 6397,60 44,17 6,20 0,04

2001 15029,00 8009,80 53,30 7019,10 46,70 0,10 0,00

2002 16706,10 8289,50 49,62 8414,60 50,37 2,00 0,01

2003 20149,30 9397,30 46,64 10747,80 53,34 4,20 0,02

2004 26485,00 12554,10 47,40 13927,60 52,59 3,30 0,01

2005 32447,10 16100,80 49,62 16341,00 50,36 5,30 0,02

*Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Từ bảng số liệu trên, có thể nhận xét rằng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm Hàng thô hay mới sơ chế có xu hướng giảm dần qua các năm, nhóm Hàng chế biến hay đã tinh chế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 1995, nhóm Hàng thô hay mới sơ chế chiếm 67,24% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa. Nhóm Hàng chế biến hay đã tinh chế chỉ chiếm 32,76%. Tuy nhiên đến năm 2002, tỷ trọng xuất khẩu của hai nhóm đã có xu hướng cân bằng với nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam giai đoạn 1999 2008 (Trang 75 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w