Mối quan hệ của bị cáo với Hội đồng xét xử

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 21 - 37)

1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu

1.2.2.3. Mối quan hệ của bị cáo với Hội đồng xét xử

Theo khoản 1 Điều 51 BLTTHS (2003) định nghĩa người BH(BH) như sau: “Người BH là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.

Người BH là con người cụ thể, thiệt hại gây ra đó là tinh thần, thể chất, tài sản hoặc những thiệt hại khác, những thiệt hại đó do tội phạm gây ra.

Người BH có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật hoặc yêu cầu đối với BC; được thông báo về kết quả điều tra; được đề nghị thay đổi tiến hành người tố tụng, người giám định theo qui định của bộ luật này; được đề nghị và các biện pháp đảm bảo bồi thường khác. Người BH phải tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến của mình, trang luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ được quyền khiếu nại với quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của TA về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với BC.

Đặc trưng giao tiếp giữa BC với BH và gia đình BH là loại giao tiếp xung đột. BH và gia đình BH buộc tội BC, tố cáo những HVPT của BC, gây áp lực cho BC vì những gì BC đã gây ra cho mình và cho người thân của mình. Còn BC có thể chối tội cho rằng BH vu oan cho mình, đổ tội cho người khác hoặc cho hoàn cảnh để trốn tránh HVPT đã gây ra cho BH và gia đình BH.

1.2.2.3.2.Người làm chứng

Theo từ điển pháp luật thì: “Người làm chứng là người tham gia tố tụng. Người nào biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.

Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án...”

Người làm chứng là người chứng kiến HVPT của BC, hay là người biết được những thông tin có liên quan đến HVPT của BC, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, về đặc điểm nhân thân của bị can, BC, người BH, quan hệ của họ với người bị tạm giam, bị can, BC, người BH,… Được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Người làm chứng là người nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người BH,… Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.

Đặc trưng giao tiếp giữa BC với người làm chứng cũng là loại giao tiếp xung đột. Khi ra trước tòa, người làm chứng nêu ra những chứng cứ chứng minh HVPT của BC, đứng ra tố cáo những HVPT của BC, thuật lại quá trình gây án hoặc những thông tin mà người làm chứng đã chứng kiến hoặc hiểu biết về BC. BC lại luôn phủ nhận những thông tin mà người làm chứng cung cấp, thậm chí đe dọa, quát tháo với người làm chứng.

1.2.2.3.3.Luật sư

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước TA trong quá trình tiến hành tố tụng.

Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, BC vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, BC. Giúp người bị tạm giữ, bị can, BC về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật sư không được phép từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, BC mà mình đảm nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng.

Đặc trưng giao tiếp giữa BC với luật sư là loại giao tiếp hợp tác. Luật sư là người bảo vệ quyền lợi của BC, đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng chứng minh BC vô tội hoặc nhằm giảm nhẹ hình phạt cho BC. Chính vì thế mà BC thường tỏ TĐ tích cực, hợp tác với luật sư về mọi chuyện.

1.2.2.3.4.Kiểm sát viên

Căn cứ Điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Kiểm sát viên) thì Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm là kiểm sát viên.

Kiểm sát viên khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, yêu cầu điều tra, triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người BH, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam BC. Tham gia phiên tòa, đọc cáo trạng, quyết định của viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án, hỏi và đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội, phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử tại TA, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của TA. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định TA.

Đặc trưng giao tiếp giữa BC với kiểm sát viên là loại giao tiếp xung đột. Kiểm sát viên dựa trên kết quả những thông tin mà cơ quan điều tra thu thập được, cùng với những chứng cứ phạm tội của người làm chứng từ đó chiếu theo Bộ luật TTHS mà đưa ra bản luận tội và mức án cho BC. BC thì luôn chối tội, đổ lỗi cho những nguyên nhân khác nhau nhằm trốn tránh hoặc giảm nhẹ mức án cho mình.

1.2.2.3.5.Thẩm phán

Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong HĐXX gồm nhiều thẩm phán. Thẩm phán giữ vai trò chủ tọa phiên tòa được gọi là Chánh án.

Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa, tham gia xét xử các vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX. Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của TA theo sự phân công của chánh án TA. Thẩm phán là người ra quyết định quan trọng nhất trong việc đưa ra bản án đối với bị can, BC vì thế họ phải chịu trách nhiệm cao nhất về những hành vi và quết định của mình.

Người thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên còn thêm những quyền hạn sau: được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo qui định của Luật tố tụng hình sự; quyết định trả hồ sơ để điều tra hoặc bổ sung; quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ hoặc tạm thời đình chỉ vụ án; quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của TA theo sự phân công của chánh án tòa.

Đặc trưng giao tiếp giữa BC với kiểm sát viên là loại giao tiếp ngang bằng, thẩm phán dựa theo những thông tin của cơ quan điều tra cung cấp, bản luận tội của Viện kiểm sát, lời buộc tội của BH, chứng cứ của người làm chứng, lý lẽ của luật sư bào chữa. Từ đó rút ra cái nhìn của bản thân về vụ án và cùng với Hội thẩm nhân dân đưa ra quyết định mức án với HVPT của BC.

1.2.3. Hoạt động xét xử

1.2.3.1.Khái niệm hoạt động xét xử

Theo Tâm lý học pháp lý của Nguyễn Hồi Loan – Đặng Thanh Nga (2004), trang 53, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho rằng:“Xét xử là một giai đoạn tố tụng, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng những biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội”.

Theo Tâm lý học pháp lý của Nguyễn Hồi Loan – Đặng Thanh Nga (2004), trang 53, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho rằng: dưới góc độ tâm lý học “Hoạt động xét xử là hoạt động tư duy tích cực của HĐXX nhằm xác minh, kiểm tra một cách công khai các chứng cứ của vụ án, đề ra bản án, quyết định hợp pháp có căn cứ”.

1.2.3.2.Các thành phần tham gia trong hoạt động xét xử -HĐXX

-Kiểm sát viên -Luật sư -BC -Bị hại

-Người làm chứng -Nhân thân người bị hại -Nhân thân BC

-Người dân đến tham dự phiên tòa

1.2.3.3.Đặc điểm tâm lý của hoạt động xét xử -Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận thức

Mục đích của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử là nhằm nghiên cứu và kiểm tra tính khách quan của các chứng cứ về vụ án đã được cơ quan điều tra thu thập. Việc kiểm tra các chứng cứ được tiến hành thông qua việc nghiên cứu hồ sơ của các vụ án và xét hỏi trực tiếp các đương sự tại phiên tòa.

Chủ thể tiến hành hoạt động nhận thức gồm các thành viên của HĐXX.

-Đặc điểm tâm lý của hoạt động thiết kế

Nội dung của hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử gồm: dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong HĐXX; lập kế hoạch xét xử các vụ án; đưa ra các quyết định cụ thể về vụ án.

Việc ra quyết định do từng thành viên của HĐXX tiến hành, nhưng kết quả của nó mang tính tập thể, do tập thể quyết định. Trong giai đoạn nghị án, mỗi thành viên của

HĐXX ra quyết định theo nguyên tắc độc lập trong xét xử. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại không thể hiện ý chí của bất kỳ cá nhân nào mà thể hiện ý chí của HĐXX.

Hoạt động ra quyết định trong giai đoạn xét xử được tiến hành dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, các quyết định thể hiện tính bắt buộc đối với các đối tượng bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế.

Hoạt động thiết kế đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc tâm lý của HĐXX.

-Đặc điểm tâm lý của hoạt động giáo dục

Mục đích của HĐXX không chỉ là đưa ra được quyết định và bản án đúng pháp luật, mà thông qua phiên tòa, TA tiến hành hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục trong HĐXX có những đặc điểm sau:

Chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục là các thành viên của HĐXX.

Đối tượng của hoạt động giáo dục trong giai đoạn này bao gồm: BC, các đương sự có liên quan đến vụ án (người BH, người làm chứng, các đương sự có liên quan khác,…).

Ngoài ra, hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử còn hướng tới một đối tượng rất rộng lớn đó chính là đông đảo quần chúng nhân dân theo dõi HĐXX.

1.2.4. Hành vi phạm tội

1.2.4.1.Khái niệm hành vi phạm tội

Khái niệm tội phạm, theo Điều 8, Bộ luật hình sự nước CHXNCN Việt Nam năm 1999 định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Theo Tâm lý học pháp lý của Nguyễn Hồi Loan – Đặng Thanh Nga (2004), trang 53, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội: “HVPT là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách quan (hành vi gây thiệt hại) và mặt chủ quan (có lỗi)”.

1.2.4.2.Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Nhu cầu dẫn đến phạm tội

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội.

Trong Tâm lý học nhân văn:

Đại diện tiêu biểu là Abraham Maslow - một trong những nhà tâm lý học đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu động cơ ở Mỹ. Trong lý thuyết về động cơ của con người, ông khẳng định rằng gốc rễ của động cơ là nhu cầu, hay nói cách khác, động cơ thúc đẩy con người hoạt động là nhu cầu. Ông đã chia nhu cầu thành 5 loại và xếp theo thứ tự như hình bên:

Theo Maslow, những nhu cầu thuộc về sinh lý (đói khát, tình dục …) nằm ở đáy tháp, một trong số chúng - tuy không phải là tất cả - tuân thủ nguyên tắc cân bằng trạng thái.

Mức tiếp theo - nhu cầu về sự an toàn - Maslow khác với các tác giả theo trường phái sinh học coi đó là sự thể hiện bản năng tự vệ, ông coi nó là sự cần thiết phải có trật tự, ổn định.

Mức thứ ba, là nhu cầu về giao tiếp, nhu cầu được gia nhập với các nhóm xã hội,…

Mức độ thứ tư - nhu cầu được tôn trọng, có uy tín, có địa vị xã hội, được khẳng định, tự tôn xã hội.

Cuối cùng là nhu cầu phát huy bản ngã, nhu cầu trong việc sáng tạo, tự thể hiện bộc lộ cái tôi của mình, đem cái tôi của mình cống hiến cho xã hội.

Tháp nhu cầu của Abraham Maslow bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội. Đối với Maslow, sức mạnh trung tâm của động cơ đối với con người là nhu cầu lớn mang tính bẩm sinh và mong muốn thể hiện những tiềm năng cao nhất của mình.

V. G. Aseev: Khi phân tích động cơ cũng đã nhận xét rằng: Động cơ bao gồm 2 điểm tương hỗ có liên hệ qua lại trái ngược nhau nhưng cũng rất biện chứng, đó là lòng ham thích - liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhu cầu, và tính tất yếu (đòi hỏi, nghĩa vụ

…). “Tính hai mặt” của động cơ là do sự chế định xã hội của nó: Trong động cơ thể hiện

vị trí nhân cách trong hệ thống quan hệ với những người khác, thể hiện các chuẩn mực, quy tắc, các nguyên tắc xã hội được cá nhân lĩnh hội…

HVPT của kẻ phạm tội cũng có thể xuất phát từ một trong những nhu cầu này có thể vì quá đói, khát nên dùng vũ lực cướp tiền của để thỏa mãn, hoặc tự vệ do sự mất an toàn của bản thân cũng có thể vì thể diện, khẳng định mình. Đối với tội phạm tuổi vị thành niên chúng thực hiện các HVPT chủ yếu do nhu cầu ăn chơi, hút chích…nên buộc phải trộm cắp, cướp của kiếm tiền tiêu xài, hoặc vì tính hiếu thắng, sự thể hiện cốt cách “mình đã lớn” để chứng tỏ sức mạnh với những người khác hoặc nhu cầu được thừa nhận là “đại ca” trong nhóm.

Nhu cầu chịu sự chế ước của xã hội nhưng tội phạm vị thành niên thường rất non kém khi nhận thức vấn đề. Chưa hiểu rõ các chuẩn mực xã hội không biết rằng HVPT của mình gây ra có những hậu quả nào? Do đó thường rất manh động và liều lĩnh.

- Ở Việt Nam một số tác giả phân loại nhu cầu thành:

Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu cấp thấp, nhu cầu cấp cao.

- Trong lĩnh vực tội phạm học nhu cầu thực hiện chức năng làm động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội. Nó quy định xu hướng lựa chọn ý định, động cơ, mục đích phạm tội. Ngoài những nhu cầu nói chung, nhu cầu của người phạm tội thường có những đặc tính sau:

+ Tính nhỏ nhen, nghiêng về vật chất, thực dụng

+ Lệch lạc so với chuẩn mực của xã hội, chống đối lại xã hội + Nhu cầu quá cao nằm ngoài khả năng thỏa mãn cho phép + Tính đồi bại, suy thoái.

Nhu cầu của con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả năng vốn có, đó là cơ sở cho sự phát triển đi lên. Tuy nhiên sự lệch lạc giữa nhu cầu và khả năng hiện có có thể trở thành điều kiện (nhưng không phải nguyên nhân) của HVPT(khi mức thỏa mãn nhu cầu quá thấp). Nhu cầu quá lớn, lòng tham, tính đố kị, hiếu thắng thường dẫn đến hành vi bạo lực, cưỡng đoạt hay tham ô…

Lợi ích

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 21 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)