2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.4. Phương pháp trò chuyện cùng chuyên gia
- Mục đích: Nhằm tìm hiểu thông tin tình hình phạm tội của tội phạm trong những năm vừa qua (mức độ, tính chất, hình thức, nguyên nhân…), TĐ của BC đối với HVPT của mình, được tiếp xúc trực tiếp và giải đáp những vấn đề một cách chi tiết nhất.
- Nội dung trò chuyện với chuyên gia:
Tình hình phạm tội của tội phạm trên địa bản tỉnh Quảng Nam.
TĐ của BC đối với HVPT của mình.
Nguyên nhân dẫn đến TĐ của BC trong hoạt động xét xử.
Tình hình phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm đặc biệt nguy hiểm nói riêng của cơ quan Công An.
- Đối tượng trò chuyện:
Tiến hành nghiên cứu các TĐ của BC thông qua việc trò chuyện và lấy ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực xét xử BC kết hợp với những hồ sơ mà đề tài nghiên cứu và điều tra từ đó đưa ra nhận định khách quan nhất về TĐ của BC. Trò chuyện với
Thẩm phán trung cấp Trần Thế Cẩm – Chánh án tòa hình sự, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyên – Thư ký tòa hình sự TANDTQN.
2.3. Kết luận chương
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng về TĐ của BC với HVPT của mình trong hoạt động xét xử tại Tòa hình sự, TANDTQN, tôi tiến hành nghiên cứu TĐ của BC đang được xét xử tại Tòa hình sự, TANDTQN thông qua việc quan sát trực tiếp và hồ sơ án hình sự lưu trữ của TANDTQN, những băng hình ghi lại quá trình xét xử trong các vụ án năm 2012 trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài khóa luận bao gồm có tất cả 214 vụ án với 300 BC trong đó 51 BC chiếm 17% là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Quy trình nghiên cứu được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học, chính xác.
Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhờ đó thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy. Trong những phương pháp nghiên cứu trên đề tài sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp nghiên cứu hồ sơ và phương pháp trò chuyện cùng chuyên gia những phương pháp còn lại chỉ để cung cấp thêm những thông tin bổ sung cho phương pháp chính.
C ƢƠN : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thái độ của bị cáo đối với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam
3.1.1. Thái độ của bị cáo biểu hiện trong mặt nhận thức
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu mặt nhận thức của BC về các hiểu biết pháp luật thông qua những câu trả lời của BC đối với thẩm phán và HĐXX và được họ nhận xét;
Nghiên cứu mặt nhận thức của BC với HVPT của mình, được thể hiện như sau:
3.1.1.1. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về các câu hỏi của thẩm phán và Hội đồng xét xử
Sau khi quan sát trực tiếp các phiên tòa xét xử các bị cáo năm 2013 và xem lại các băng hình xử án năm 2012, rút ra được bảng sau:
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Các câu hỏi của TP và HĐXX
62 41.4 47 31.3 41 27.3 67 44.7 48 32 35 23.3
TC 150 150
Bảng 1. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về các câu hỏi của thẩm phán và Hội đồng xét xử
Qua số liệu của bảng 1, ta có thể nhận xét rằng:
Phần lớn nhận thức của BC trong cả hai năm đều khá tốt, chiếm gần một nữa số BC bị đưa ra xét xử tại tòa, trong đó số BC có nhận thức kém là thấp nhất. Điều đó chứng tỏ là những BC phạm tội không phải là có nhận thức kém về kiến thức pháp luật, mà là những người có hiểu biết khá tốt về pháp luật nhưng vẫn phạm tội điều đó đi ngược lại với quy luật của xã hội.
Trong năm 2012, số BC có nhận thức đúng là 62 BC với 41.4%, trong khi đó số lượng BC nhận thức trung bình là 47 BC với 31.3% và chỉ có 41 BC với 27.3% BC là có nhận thức kém. Sự chênh lệch giữa BC có nhận thức đúng với BC có nhận thức kém năm 2012 là khá cao đến 21 BC với khoảng 14%. Trong năm 2013, có đến 67 BC vớ 44.7% có nhận thức đúng nhiều hơn năm 2012 đến 5 BC với 3.3% và nhiều hơn BC có nhận thức kém là 32 BC 21.4%.
Nhận thức của BC ở năm sau cao hơn năm trước khá nhiều, các BC hầu hết đều trả lời đúng các câu hỏi của thẩm phán và HĐXX đó là điều đáng báo động. Mặc dù có kiến thức về pháp luật nhưng họ vẫn quyết định phạm tội, chính vì thế mà cách gây án, cách trốn tránh pháp luật của BC càng tinh vi hơn, đồng nghĩa với đó TĐ của BC khi ra trước tòa cũng có thể là giả tạo nhằm trốn tránh tội lỗi của mình. Thế nên nhiệm vụ đặt ra với thẩm phán và HĐXX ngày càng nặng nề hơn ngoài việc phải tìm ra TĐ thật sự của BC, còn phải giáo dục lại và răn đe họ để họ thành khẩn nhận tội, cải tạo tốt và khi ra tù có thể có một cuộc sống bình thường không tái phạm.
3.1.1.2. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về lỗi gây ra
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Lỗi gây ra 72 48 34 22.7 44 29.3 70 46.7 42 28 38 25.3
TC 150 150
Bảng 2. Nhận thức của bị cáo về lỗi gây ra khi thực hiện hành vi phạm tội của mình Qua việc trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin của BC qua hồ sơ lưu trữ của TA nhân dân tỉnh Quảng Nam, cho thấy hầu hết các BC đều nhận thức được lỗi gây ra khi thực hiện HVPT. Biết được lỗi mình gây ra trong vụ án là cố ý hay không cố ý, gây ra lỗi trong hoàn cảnh nào,…
Nhận thức của BC về lỗi gây ra trong HVPT giữa hai năm là không đồng đều, có sự chênh lệch về khả năng nhận thức của BC trong mỗi năm và giữa năm này với năm kia.
Vào năm 2012 số lượng BC nhận thức đúng là 72 BC chiếm 48%, nhiều hơn số BC nhận thức trung bình 38 BC khoảng 25%, nhiều hơn số BC nhận thức kém đến 28 BC với 18.7%. Năm 2013, số BC nhận thức đúng giảm xuống chỉ còn 70 BC ít hơn năm 2012 là 2 BC với khoảng 1.3%, trong năm 2013 nhận thức đúng nhiều hơn nhận thức trung bình là 18.7% và nhận thức kém là 21.4%.
Sau khi thực hiện HVPT, phần lớn BC tại TA nhân dân tỉnh Quảng Nam đã nhận thức được lỗi lầm của mình, tuy nhiên vẫn còn một số BC còn mơ hồ về lỗi lầm của mình, họ vẫn khăng khăng chối tội mặc dù đã có người làm chứng đưa ra bằng chứng phạm tội, Viện kiểm sát trình bày bản luận tội vô cùng chặt chẽ và dễ hiểu. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho thẩm phán và HĐXX là làm sao cho BC có thể hiểu được cái sai của mình, chỉ khi nào họ thật sự hiểu được sai lầm của mình thì khi đó họ mới có thể sửa chữa và không tiếp tục tái phạm.
3.1.1.3. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về hậu quả gây ra
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Hậu quả gây ra 56 37.3 38 25.4 56 37.3 61 40.7 49 32.7 40 26.6
TC 150 150
Bảng 3. Nhận thức của bị cáo về hậu quả gây ra khi thực hiện hành vi phạm tội Nhìn vào bảng 3 ta có thể nhận thấy rằng số BC có nhận thức đúng, nhận thức trung bình và nhận thức kém về hậu quả gây ra sau khi thực hiện HVPT là không có sự khác biệt quá lớn. Đặc biệt số lượng BC có nhận thức đúng và nhận thức kém gần bằng nhau, so với hai yếu tố trên thì nhận thức của BC về hậu quả gây ra sau khi thực hiện HVPT là thấp hơn nhiều. Có lẽ chính vì chưa nhìn thấy hết hậu quả, những sai lầm to lớn nên các BC đã thực hiện HVPT, họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mặt mà không quan tâm đến hậu quả sau này.
Số lượng BC có nhận thức đúng về hậu quả gây ra ở năm sau cao hơn năm trước là 5 người khoảng 3.4%. Năm 2012, số BC có nhận thức đúng bằng với số BC có nhận thức kém, số lượng BC nhận thức trung bình là 25.4%. Nhưng vào năm 2013, số BC có nhận thức đúng đã nhiều hơn số BC có nhận thức kém là 21 BC với 14.1%.
Khi thực hiện HVPT , hậu quả để lại là vô cùng to lớn không chỉ đối với người bị hại, gia đình BH mà cả với BC, gia đình BC và xã hội. Có rất nhiều BC sau khi thực hiện HVPT đến khi bị kết tội, nghe Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng đã rất bất ngờ vì hậu quả lại nặng nề đến thế.
Vì thế các cơ quan chức năng phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân về hiểu biết pháp luật, những hậu quả để lại nặng nề như thế nào khi thực hiện HVPT. Bản thân những người tuyên truyền pháp luật, nắm giữ pháp luật càng phải thực hiện nghiêm túc những qui định của pháp luật không được tự ý sử dụng, lạm dụng chức quyền vì mục đích cá nhân. Răn đe và giáo dục người dân về kiến thức pháp luật, yêu cầu họ phải chủ động đề phòng và tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác và phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác để đề phòng tội phạm.
3.1.1.4. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về hình phạt của pháp luật
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Hình phạt của pháp luật
47 31.3 65 43.3 38 25.4 51 34 68 45.3 31 20.7
TC 150 150
Bảng 4. Nhận thức của bị cáo về hình phạt của pháp luật sau khi thực hiện hành vi phạm tội
Qua nghiên những câu trả lời và lời khai của BC tại tòa và trong bản khai thì có khá nhiều BC có nhận thức đúng với hình phạt của pháp luật về HVPT của mình, nhưng
những BC có nhận thức trung bình là chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 43.3% năm 2012 và 45.3%
năm 2013. Số BC có nhận thức kém là thấp nhất.
Năm 2012, có 47 BC nhận thức về hình phạt của pháp luật, thấp hơn BC nhận thức trung bình khoảng 12%, nhiều hơn BC có nhận thức kém là 5.9%. Trong khi đó năm 2013, số lượng BC nhận thức đúng và nhận thức trung bình đều tăng lên, BC nhận thức đúng tăng lên so với năm 2012 là 2.7% và nhận thức trung bình tăng lên 2%, đồng nghĩa với đó là BC có nhận thức kém đã giảm xuống 4.7%.
So với những yếu tố về nhận thức ở trên thì nhận thức của BC về hình phạt của pháp luật là thấp hơn nhiều. Điều đó cho thấy nhận thức của BC về pháp luật và HVPT của mình chưa thật sự sâu sắc, họ hiểu một cách hời hợt về HVPT của mình, vì thế mà đã có nhiều người lấn sâu vào con đường phạm tội, sau khi bị bắt về cải tạo họ lại tiếp tục thực hiện HVPT. Nhiệm vụ đặt ra cho thẩm phán và HĐXX là phải làm sao để có thể thay đổi nhận thức của BC, giúp họ hiểu sâu sắc về HVPT của mình, về những hậu quả, hình phạt sẽ phải gánh chịu. Từ đó họ thể hiện TĐ đúng đắn với HVPT của mình và sẽ thành khẩn khai báo, cải tạo tốt và không tái phạm. Muốn giáo dục được BC và những người tham gia trong phiên tòa đòi hỏi thẩm phán phải thật sự là người có uy tín, có tài và có đức, phải am hiểu tâm lý của BC và những người tham dự phiên tòa.
3.1.1.5. Nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình về mức độ nguy hiểm
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Mức độ nguy hiểm
45 30 53 35.3 52 34.7 48 32 51 34 51 34
TC 150 150
Bảng 5. Nhận thức của bị cáo với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Qua việc nghiên cứu về nhận thức của BC về HVPT của mình, tôi nhận thấy rằng số lượng BC có thể nhận thức chính xác về mức độ nguy hiểm của HVPT là rất thấp, đa số
họ khi thực hiện HVPT đều không nhận thức được rõ rang về sự nguy hiểm của hành vi đó mang lại cho người bị hại, gia đình bị hại, bản thân mình, gia đình của mình và xã hội là như thế nào. Hoặc họ chỉ có thể nhận thức được sự nguy hiểm trước mắt nhưng không nhìn được những nguy hiểm tiềm ẩn và lâu dài.
Năm 2012, chỉ có 30% số BC có nhận thức đúng với HVPT của mình trong khi đó có đến 34.7% BC có nhận thức kém, nhiều hơn đến 4.7% BC. Năm 2013, có 32% BC có nhận thức đúng, tăng lên so với năm trước 2% nhưng vẫn thấp hơn số BC có nhận thức kém đến 2%. Số lượng BC có nhận thức trung bình về mức độ nguy hiểm của HVPT là tương đương nhau, không chênh lệch nhiều.
Mỗi BC khi thực hiện HVPT có những hoàn cảnh khác nhau, hiểu biết của mỗi BC là khác nhau. Có những BC chỉ là người thất học mới tốt nghiệp cấp I, cấp II, nhưng cũng có những BC có trình độ học tập rất cao là thạc sĩ, tiến sĩ vậy mà họ vẫn thực hiện HVPT.
Khi ra trước tòa họ sử dụng những kiến thức đã được học mang ra để bào chữa cho tội lỗi của mình, tỏ TĐ khôn khéo trước tòa nhằm thoát tội hoặc giảm tội cho mình. Mỗi người thẩm phán phải thật sự sáng suốt để tránh bị BC đánh lừa, đặc biệt với đối tượng là tri thức càng cần phải thận trọng trong quá trình xét xử.
Kết luận chung về TĐ của BC biểu hiện trong mặt nhận thức: dựa vào cách xếp loại và đánh giá về TĐ trong mặt nhận thức của BC ở Chương I và Chương II cùng với những kết quả trên ta có bảng về những biểu hiện về TĐ trong mặt nhận thức của BC thể hiện như sau:
-Nhận thức đúng (Loại A): trả lời đúng các câu hỏi của thẩm phán và HĐXX, có hiểu biết đúng về mức độ nguy hiểm, lỗi gây ra, hậu quả và hình phạt của pháp luật.
-Nhận thức trung bình (Loại B): trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ về các câu hỏi của thẩm phán và HĐXX, có hiểu biết đúng nhưng chưa đầy đủ về mức độ nguy hiểm, lỗi gây ra, hậu quả và hình phạt của pháp luật.
-Nhận thức kém (Loại C): trả lời chưa đầy đủ hoặc sai về câu hỏi của thẩm phán và HĐXX, có hiểu biết chưa đầy đủ hoặc sai về mức độ nguy hiểm, lỗi gây ra, hậu quả và hình phạt của pháp luật.
Từ đó ta có bảng sau:
Năm 2012 2013
A B C A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Nhận thức của BC về HVPT và kiến thức pháp luật
45 30 34 22.7 71 47.3 51 34 42 28 57 38
TC 150 150
Bảng 6. Bảng số liệu thể hiện thái độ biểu hiện trong mặt nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong phiên tòa
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện thái độ biểu hiện trong mặt nhận thức của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong phiên tòa
Qua bảng 6 và biểu đồ 1, ta có thể nhận thấy rằng phần lớn các BC trong tất cả các vụ án khi bắt đầu phiên tòa đều nhận thức khá rõ về HVPT của mình và cả những hiểu biết về pháp luật, về mức độ nguy hiểm, những qui định của pháp luật, hình phạt của pháp luật cho tội danh của mình và biết được lỗi gây ra là thế nào, rất nhiều BC có câu trả lời cho
0 10 20 30 40 50
2012 2013
30 34
22.7
28 47.3
38
A B C
những câu hỏi của HĐXX và thẩm phán và được họ nhận xét đúng. Trung bình chung trong tổng số các BC được quan sát tại tòa thì số lượng BC nhận thức đúng chiếm tỉ lệ cao, năm 2012 với 30% số BC và năm 2013 có 34% số BC, số BC có nhận thức đúng năm sau cao hơn năm trước 4%. Có 22.7% BC năm 2012 nhận thức có nhận thức trung bình và năm 2013 có 28% BC, cao hơn năm trước 5.3%. Số lượng BC có nhận thức kém giảm đi khá nhiều tới 9.3%. Điều đó chứng tỏ, càng những năm về sau thì số lượng tội phạm có nhận thức ngày càng tăng lên nhưng họ vẫn thực hiện HVPT, đó là một điều đáng báo động cho xã hội.
Nhận thức của BC về hiểu biết pháp luật và HVPT của mình là không đồng đều, số lượng BC có nhận thức đúng cao nhất là ở lỗi gây ra sau khi thực hiện HVPT tiếp đến là trả lời các câu hỏi của thẩm phán và HĐXX về kiến thức pháp luật. Số lượng BC có nhận thức kém cao nhất là ở hình phạt của pháp luật và mức độ nguy hiểm của HVPT. Những tiêu chí còn lại gần như là ngang bằng nhau.
Số lượng BC có nhận thức trung bình là chiếm tỉ lệ thấp nhất trong ba thang bậc của nhận thức. Trước khi xét xử số lượng BC có nhận thức đúng khá cao nhưng số lượng BC có nhận thức kém vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vì vậy, trong quá trình xét xử thẩm phán và HĐXX có nhiệm vụ phải làm cho BC nhận thức rõ ràng về HVPT của mình, nâng cao những hiểu biết về pháp luật cho BC. Việc để BC nhận thức đúng đóng vai trò rất lớn trong quá trình xét xử và việc thi hành án sau này.
Khi kết thúc phiên tòa, phần lớn các BC đã có nhận thức đúng về những hiểu biết pháp luật và HVPTcủa mình. Qua việc quan sát và thống kê hồ sơ của các BC trong thời gian tiến hành thực tập tại Tòa hình sự tôi nhận thấy rằng, phần lớn các BC khi ra trước vành móng ngựa đã có nhận thức một phần nào đó về HVPT của mình gây ra nhưng vẫn chưa sâu sắc. Chẳng hạn như BC có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm của HVPT nhưng chưa nhận thức được hoàn toàn sâu sắc, hay có một số BC biết được HVPT của mình bị pháp luật cấm và nếu như phạm phải thì sẽ bị phạt nhưng họ không biết sẽ bị phạt như thế nào, hậu quả của HVPT đó gây ra cho bản thân người BH, gia đình BH, người thân và gia đình của BC và xã hội như thế nào. Ví dụ như trường hợp vụ án của BC