Nguyên nhân thái độ tiêu cực của bị cáo

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 67 - 73)

3.2. Nguyên nhân thực trạng thái độ tiêu cực của bị cáo với hành vi phạm tội của mình ở trên

3.2.1. Nguyên nhân thái độ tiêu cực của bị cáo

Theo cơ chế hình thành TĐ, TĐ ở mỗi con người đối với những điều xảy ra xung quanh, với người khác và với bản thân không phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành từ trong cuộc sống cùng với ý thức của cá nhân mà TĐ được hình thành.

TĐ được hình thành qua 4 con đường cơ bản, đó là: bắt chước, đồng nhất hóa, giảng dạy, chỉ dẫn. Nhận thức của mỗi người được hình thành từ khi còn rất nhỏ, cuộc sống trong gia đình là môi trường an toàn cho con người phát triển. Từ nhỏ trẻ hình thanh nhận thức, cảm xúc, hành vi của mình bằng cách bắt chước bố mẹ, khi đến trường thì bắt chước thầy cô, chơi với bạn thì bắt chước bạn, trẻ học tập những điều từ ngoài xã hội, những gì mà chúng nhìn thấy và để lại ấn tượng sâu sắc trong chúng.

Vì vậy, TĐ của BC trước tòa bị ảnh hưởng từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

* Nguyên nhân xuất phát từ gia đình

Nguyên nhân xuất phát từ gia đình Số lƣợng Tỉ lệ Không nhận được sự chăm sóc từ gia đình 271 90.3

Có người thân vi phạm pháp luật 68 22.7

Mồ côi 50 16.7

Bố mẹ ly hôn 98 32.7

Bạo hành gia đình 229 76.3

Được nuông chiều từ bé 58 19.3

Bảng 15. Bảng số liệu thể hiện các nguyên nhân từ phía gia đình dẫn thái độ tiêu cực của bị cáo thể hiện tại tòa

Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân từ phía gia đình dẫn thái độ tiêu cực của bị cáo thể hiện tại tòa

Qua điều tra hoàn cảnh gia đình của các BC cho thấy có đến khoảng 90% BC trong số thiếu sự quan tâm của gia đình, nguyên nhân do bạo hành gia đình cũng chiếm tỉ lệ lớn chiếm hơn 76% và nguyên nhân do cha mẹ ly hôn cũng chiếm hơn 32% các nguyên nhân từ gia đình khác như: có người thân vi phạm pháp luật, mồ côi, được nuông chiều từ bé,…chiếm tỉ lệ thấp hơn. Gia đình là tế bào xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi người, là cầu nối giữa con người với môi trường xã hội. Tuy nhiên qua điều tra đa phần các BC thiếu hụt sự quan tâm từ gia đình đặc biệt là cha mẹ, có hơn 90% là các BC sống trong gia đình có hoàn cảnh chung là khó khăn hoặc không hạnh phúc, vợ chồng, anh em không hòa thuận thường xuyên cãi vã thậm chí bạo hành, các thành viên sống trong mối quan hệ rời rạc với tâm lý “thân ai nấy lo, việc ai nấy làm”, có một số gia đình bao gồm các thành viên đã có tiền án, tiền sự.

Ở những gia đình như vậy, từ nhỏ các BC đã tiếp xúc với một môi trường sống không tốt, cha mẹ không gương mẫu để cho con cái bắt chước, đã thế lại còn có một số người làm cha làm mẹ không những không chỉ dạy cho con những điều hãy lẽ phải mà còn dạy cho chúng những thói hư tật xấu. Ví dụ như: bị bạn đánh thì phải đánh lại, nói con đi ăn trộm đồ của hàng xóm,… Sống trong một gia đình không tốt thì ngay từ nhỏ các BC đã

100 2030 4050 6070 8090 100

Không nhận được

sự chăm sóc từ gia

đình

Có người thân vi phạm pháp

luật

Mồ côi Bố mẹ ly hôn

Bạo hành

gia đình Được nuông chiều từ

bé 90.4

22.8 16.7 32.5

76.3

19.3

nhập tâm những cái xấu và hình thành một TĐ tiêu cực với cuộc sống xung quanh. Trẻ đồng nhất hóa mình với mọi người trong gia đình, coi mình cũng có trách nhiệm làm những việc như mọi người trong gia đình, nên người lớn, anh chị làm gì thì làm theo một cách có ý thức và tự giác.

Vì vậy cha mẹ phải làm tấm gương sáng cho con cái, dạy cho con những điều hay lẽ phải, tránh xa tệ nạn xã hội. Không làm những chuyện xấu, không đánh đập, chửi bới nhau trước mặt con trẻ vì nếu xảy ra nhiều lần thì chúng sẽ bị ảnh hưởng và hình thành tính cách xấu, hình thành TĐ tiêu cực với cuộc sống và lớn lên chúng gây án cũng là điều dễ lý giải. Thường xuyên quan tâm đến con cái, nếu chúng học những thói hư tật xấu phải kịp thời điều chỉnh, không để chúng lặp lại những điều đó thường xuyên sẽ khó thay đổi.

* Nguyên nhân xuất phát từ xã hội

Với sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến con người không kịp thích ứng, khi xã hội thay đổi đi kèm với những mặt tốt thì có không ít những mặt xấu, làm thay đổi cách sống, cách suy nghĩa của con người. Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay các tụ điểm vui chơi lành mạnh ngày càng ít hơn mà thay vào đó là các quán nhậu, karaoke, nhà nghỉ mọc lên nhan nhản lôi kéo con người vào những trò không lành mạnh. Đặc biệt khi công nghiệp hóa, đất nước mở của thì những thói hư tật xấu ở con người ngày càng nhiều, nhất là ma túy, mại dâm,…

Bản thân BC vốn sống trong gia đình không được tốt, lại ra ngoài xã hội lại tiếp xúc với những thói hư tật xấu trong xã hội, chơi với những bạn bè không tốt vì thế các BC đồng nhất mình với nhóm bạn, cùng thực hiện những hành vi sai trái, tỏ TĐ tiêu cực với cuộc sống xung quanh. Trong khi chơi với nhóm bạn xấu, chúng thường khích bác nhau, chỉ dẫn cho nhau những điều sai nhưng ai cũng lấy đó làm vui, coi mình là một thành viên của nhóm nên có thực hiện những điều cả nhóm cùng làm thì không có gì sai trái cả, họ cho đó là điều đương nhiên.

Việc công nghệ thông tin phát triển mạnh, sự ra đời của các loại game online đầy bạo lực đã lôi kéo rất nhiều người, không chỉ các em mới lớn mà có khi cả những người lớn cũng lao vào đam mê rồi bị ám ảnh, bắt chước những trò bạo lực đó và đưa chúng ra

ngoài đời thực. Tất cả những điều đó hình thành nên cho con người cách sống lạnh lùng, tàn nhẫn vì thế khi thực hiện HVPT và khi ra đối diện trước tòa họ vẫn có một TĐ điềm tĩnh đến đáng sợ.

Tỉnh Quảng Nam có diện tích rất lớn vì thế việc quản lý được toàn bộ là rất khó khăn, các dịch vụ mại dâm trá hình là quán cắt tóc nam, các nhà nghỉ, các tụ điểm ăn chơi ngày càng nhiều, thiếu các điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em trong các trường học và trên địa bàn dân cư. Cùng với việc thiếu cơ chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở để gắn kết mô hình giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt với nhóm người sống lang thang, trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn..., dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, dễ bị kẻ xấu lợi dụng và lôi kéo vào con đường phạm tội. Ngay từ khi còn nhỏ chúng đã được học tập, rèn dũa trong môi trường xấu thì lớn lên ắt hẳn trở thành những tội phạm cứng đầu, cứng cổ.

Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.

* Nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân BC

Có rất nhiều trường hợp BC được đưa ra xét xử tại TANDTQN là những BC có nhân thân không tốt hoặc có tiền án, tiền sự, nhẹ thì gây rối trật tự công cộng, trộm cắp gà, vịt,… nặng thì cố ý đánh người gây thương tích, tổ chức cướp giật,…

Số lượng %

BC có tiền án, tiền sự 108 36

BC không có tiền án, tiền sự 192 64

Tổng số 300 100

Bảng 16. Số lượng những bị cáo đã có tiền án, tiền sự trong tổng số các bị cáo

Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện số lượng những bị cáo đã có tiền án, tiền sự trong tổng số các bị cáo

Từ biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng, các BC đã có tiền án, tiền sự là khá nhiều chiếm đến 36% trong tổng số các BC. Đây là những thành phần đã từng vào tù, ra tội nên có kinh nghiệm khi đứng trước tòa vì thế các BC này luôn thể hiện TĐ điềm tĩnh, ứng phó nhanh nhạy với các tình huống có thể xảy ra ở phiên tòa. Họ luôn tỏ TĐ sợ hãi, khép nép trước tòa trong lời nói nhưng khi quan sát ta thấy trong hành vi và cảm xúc phi ngôn ngữ của họ luôn thể hiện là một tên tội phạm cộn cán, chúng không dễ gì bị uy quyền của pháp luật là sợ hãi.

Các BC đã có kinh nghiệm trước tòa thường cố ý đánh lừa HĐXX bằng cách cố tỏ ra là không cố ý, do hoàn cảnh đưa đẩy hoặc đổ lỗi do người này người kia nhưng cũng có khi họ tỏ ra bất cần, không hề sợ hãi trước uy quyền của pháp luật, đôi khi còn tỏ TĐ thách thức với HĐXX. Đó thường là những BC trong các vụ án cố ý giết người, giết người có tổ chức, buôn bán ma túy, cố ý gây thương tích hoặc chủ chứa mại dâm.

Ngoài trường hợp những BC có tiền án, tiền sự ra còn có một số những BC là người có trình độ văn hóa thấp, bỏ học từ sớm,… được thể hiện ở bảng sau:

36%

64%

Bị cáo có tiền án, tiền sự Bị cáo không có tiền án, tiền sự

Số lượng %

Thất học 68 22.8

Tiểu học 21 7

Trung học cơ sở 124 41.2

Trung học phổ thông 84 28.1

Cao đẳng 3 0.9

TC 300 100

Bảng 17. Bảng số liệu thể hiện trình độ học vấn của các bị cáo bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các bị cáo bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, trình độ văn hóa chung của các BC được xét xử tại TANDTQN có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể:

Đa số tội phạm vị thành niên phạm tội có trình độ văn hóa cấp II – Trung học cơ sở, số này chiếm 47% ; văn hóa cấp I : 7% ; văn hóa cấp III: 28.1%

Vẫn còn đáng kể tỷ lệ không biết chữ chiếm 22.8% và có một trường hợp BC là sinh viên của một trường cao đẳng trong tỉnh chiếm 0.9%.

23%

7%

41%

28%

1%

Thất học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng

Khi trình độ văn hóa kém sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức hình thành tâm lý, tình cảm và hành động, TĐ của BC rất sâu sắc. Với các BC, họ không chỉ kém về trình độ văn hóa mà còn kéo theo đó là nhận thức kém về nhiều mặt xã hội, thiếu ý thức tôn trọng đối với cha mẹ, thầy cô, pháp luật. Họ đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, dành nhiều thời gian cho sự thỏa mãn nhu cầu, sở thích cá nhân, mà quên đi trách nhiệm và bổn phận của một đứa con trong gia đình, người chồng, người cha và trách nhiệm ngoài xã hội. Do có trình độ văn hóa thấp, bỏ học, bị đuổi học…nên các vị cáo còn bộc lộ nhiều lệch lạc về nhận thức, hành vi và cảm xúc. Họ nhận xét, đánh giá các hành vi, các chuẩn mực, các khái niệm đạo đức, thẩm mỹ còn chứa đựng yếu tố chủ quan và sai lệch trầm trọng. Các BC có những nhận thức rất nông cạn về pháp luật nên việc dẫn đến HVPT cũng là điều dễ xảy ra. Khi nghỉ học ở lứa tuổi trung học - lứa tuổi đang có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, họ dễ dàng có các mối quan hệ với nhóm người xấu, cá biệt. Khi tham gia với nhóm người này, họ dùng sức mạnh để thể hiện mình và việc vượt qua được thách thức của người khác là một điều đáng tự hào cũng vì thế mà họ dễ dàng phạm tội. Và khi bị bắt họ vẫn còn nghĩ mình không sai nên thể hiện TĐ sai trái trước tòa.

Trình độ văn hóa cũng nói lên được phần lớn các BC đi vào con đường vi phạm pháp luật không phải một cách ngẫu nhiên mà trước đó đã có một quá trình phát triển lệch

“chuẩn” ngay trong thời gian đi học ở nhà trường. Những học sinh này thường gọi chung là “học sinh cá biệt” (trẻ chưa ngoan, trẻ hư, trẻ khó giáo dục, học sinh chậm tiến…) là những học sinh có những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực xã hội, nhưng hành vi sai lệch đó lặp đi lặp lại nhiều lần có tính hệ thống và tương đối ổn định. Cùng với việc không được quan tâm, định hướng cho sự phát triển nhân cách nên ngày càng sai lệch nghiêm trọng, cùng với đó là những tác nhân xấu thường ngày tác động vào liên tục nên họ dễ dàng phạm tội và tỏ TĐ tiêu cực tại tòa.

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)