Nguyên nhân sự thay đổi thái độ của bị cáo từ tiêu cực sang tích cực trong hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 73 - 81)

3.2. Nguyên nhân thực trạng thái độ tiêu cực của bị cáo với hành vi phạm tội của mình ở trên

3.2.2. Nguyên nhân sự thay đổi thái độ của bị cáo từ tiêu cực sang tích cực trong hoạt động xét xử

Trong quá trình xét xử trước tòa, đà có rất nhiều bị cáo thay đổi thái độ của bản thân từ tiêu cực trở nên tích cực hơn. Sự thay đổi TĐ của BC trong quá trình xét xử cũng ảnh

hưởng từ rất nhiều nguyên nhân, khi quan sát quá trình xét xử BC tại TANDTQN tôi nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản sau:

* Sự giáo dục, răn đe của thẩm phán và HĐXX

Theo quan điểm Yale, người ta dễ có thay đổi TĐ nhất trước các thông điệp thuyết phục. Vì vậy họ đã nghiên cứu tác dụng của truyền thông thuyết phục, nghĩa là những người được nghiên cứu phải chịu nhận những truyền thông (biện luận) có sức thuyết phục ít hoặc nhiều xuất phát từ một hay nhiều nguồn truyền thông. Cuối cùng sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông lên TĐ của những người được thí nghiệm. Sự phụ thuộc của độ lớn của sự thay đổi TĐ và các đặc trưng của nguồn truyền thông, bộ truyền thông, sự truyền thông, bối cảnh truyền thông và nhóm mục tiêu cụ thể.

Ở đây trong quá trình xét xử BC đã được thẩm phán và thành phần của HĐXX đưa ra những lý lẽ thuyết phục về TĐ của mình. Thẩm phán là người đóng vai trò quan trọng trong phiên tòa xét xử, là người có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với các BC, họ đã từng tiếp xúc với các BC cứng đầu có, ủy mị có, gian trá cũng có,... Chính vì thế mà khi xét xử họ giao tiếp với BC một cách khôn khéo, nhu cương đúng lúc. Tùy từng loại BC mà người thẩm phán xử dụng những phương pháp khác nhau để giao tiếp với BC. Nhưng trên hết người thẩm phán luôn giữ gìn đạo đức trong sạch cho mình, giao tiếp với BC một cách cẩn trọng và tôn trọng họ, làm cho BC nể phục, vì thế họ sẽ thay đổi TĐ từ tiêu cực sang tích cực, giúp giải quyết nhanh chóng vụ án.

Mặt khác, khi thẩm phán đưa ra những lý lẽ xác đáng về TĐ và BC không thể chối cãi được nữa. Họ sẽ nhận tội và khai thành khẩn bởi họ biết thẩm phán và HĐXX là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra bản án, quyết định, xác định số phận của họ nên BC sẽ thay đổi TĐ tích cực nhằm được giảm nhẹ tội, được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

* Khi kiểm sát vi n đọc bản cáo trạng và đưa ra những chứng cứ luận tội

Trước khi ra tòa, BC đã được làm quen với tài liệu điều tra nên biết trước được mình bị truy tố về tội gì, đoán trước được những sự kiện xảy ra, những chứng cứ sẽ trình bày

trong xét hỏi, đồng thời đoán trước được những câu hỏi của HĐXX và chuẩn bị kỹ để trả lời.

Tuy nhiên BC cũng không thể lường trước được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, và cũng không thể biết trước được kiểm sát viên sẽ xây dựng bản cáo trạng về TĐ của mình như thế nào? Có những chứng cứ nào xuất hiện trong quá trình xét xử hay không? Chính vì thế nà khi kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và đưa ra những chứng cứ luận tội thuyết phục được BC thì có thế họ sẽ thay đổi TĐ với TĐ của mình. Việc tái hiện lại vụ án qua bản cáo trạng kết hợp cùng lời lẽ của kiểm sát viên có tác động mạnh mẽ đến khả năng tư duy, đến nhận thức của BC làm cho họ thay đổi TĐ.

Nếu người kiểm sát viên đưa ra chứng cứ xác thực, bản luận tội chặt chẽ, chính xác, dễ hiểu thì BC sẽ không còn đường chối cãi và họ thay đổi TĐ trở nên tích cực. Nhưng nếu người kiểm sát viên đưa ra những chứng cứ không xác thực, lời lẽ luận tội mang tính chủ quan, không tôn trọng BC,… thì BC sẽ thay đổi TĐ tiêu cực, thậm chí họ sẽ phản bác một cách mạnh mẽ.

* Khi đối mặt với người BH và gia đình người BH cùng với cảm xúc mạnh mẽ của những người tham dự phiên tòa

Theo thuyết đồng hoá tương phản của Sherif và Hovland:Coi sự thay đổi TĐ là quá trình thụ cảm. Thuyết này xuất phát điểm là các phán xét xã hội, kể cả TĐ, là kết quả của sự so sánh. Mổi người qui định những thụ cảm liên quan đến một đối tượng nhất định, vào một khoảng chấp nhận, dửng dưng hay từ chối trên một thang đo tương ứng. Nếu các bộ truyền thông rơi vào một khoảng chấp nhận thì chúng sẽ được coi là giống thực tế hơn được đánh giá là hợp quy và không có định kiến và gây ra sự thay đổi TĐ. Còn nếu các bộ truyền thông rơi vào khoảng từ chối, thì người nhận sẽ thụ cảm chúng xa với công việc của mình hơn là chúng vốn dĩ như vậy.

Khi đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ người BH, người nhà BH và những người tham dự phiên tòa trong đầu BC sẽ tái hiện lại quá trình thực hiện TĐ của mình. Khi nghĩ tới hậu quả để lại, có thể là chứng kiến cái chết đau đớn của người BH,… BC sẽ cảm thấy lo lắng, ăn năn về TĐ của mình và thay đổi những dự định ban đầu trước khi ra xét xử.

* Khi đối mặt với người làm chứng

Việc tiếp xúc với người làm chứng, được người làm chứng tái hiện lại quá trình thực hiện TĐ. Việc xuất hiện những vật chứng mới, người làm chứng mới, tài liệu mới, hay sự thay đổi lời khai của BC khác về TĐ của mình mà BC hoàn toàn không dự liệu từ trước sẽ làm cho BC thay đổi cảm xúc. BC trở nên ngần ngại, thụ động.

Khi những chứng cứ đưa ra là đã xác thực, không còn đường để chối cãi. BC sẽ thay đổi TĐ theo 2 xu hướng khác nhau, một là ngoan cố không nhận tội, tỏ ra thách thức với HĐXX; hai là BC thay đổi TĐ theo hướng tích cực, nhận tội, thành khẩn khai báo và mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật, nhận được sự tha thứ của người BH và gia đình của họ.

3.3. Kết luận chương

TĐ của BC thể hiện trước tòa phần lớn là TĐ thể hiện tích tực, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều BC tỏ TĐ gan lỳ, thách thức pháp luật, khai dối trá, đổ tội, chối tội cho người BH và do hoàn cảnh. Vì thế, cần phải làm cho BC nhận thức được hành vị phạm tội của mình và thay đổi theo chiều hướng tích cực.

TĐ thể hiện ở trước tòa cũng rất đa dạng, phức tạp, (về hành vi và xúc cảm) HVPT diễn ra ngày càng nguy hiểm và mang tính chất côn đồ, táo tợn hơn rất nhiều.

Phần lớn những BC thể hiện TĐ tích cực tại tòa, nhưng lại thể hiện không đồng nhất các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi trước HĐXX. Mặc dù BC thể hiện là có nhận thức đúng nhưng trong mặt hành vi và xúc cảm BC thì hoàn toàn khác hoặc ngược lại.

BC trong những vụ án khác nhau thì thể hiện TĐ cũng rất khác nhau, TĐ của BC thể hiện trước tòa thay đổi tùy theo việc giảng giải, giáo dục của người thẩm phán và TĐ của những người trong HĐXX, người làm chứng, tài liệu vụ án,…

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng TĐ của BC với HVPT của mình trước tòa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Gia đình, xã hội, bản thân các BC, thẩm phán, HĐXX, người làm chứng, người BH,… Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thực trạng trên là do các BC xuất thân từ một gia đình phức tạp, không hạnh phúc, có nhân thân xấu nên tính cách của các BC bị ảnh hưởng rất nhiều. Mặt khác các BC phạm tội hầu như là

tái phạm, trước đó đã có một hoặc là nhiều tiền án, tiền sự chính vì thế mà TĐ thể hiện trước tòa rất tiêu cực, không thành thật.

3.4. Một số phương hướng và giải pháp giúp quá trình xét xử được thuận lợi 34.1. Phương hướng

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật nói riêng.

- Xây dựng cuộc sống gia đình lành mạnh, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con cái.

Phải dạy dỗ con cái một cách đúng mực, thường xuyên quan tâm đến con em mình, phát hiện kịp thời những sai trái của con để điều chỉnh kịp thời.

- Người thẩm phán phải tích cực rèn luyện kinh nghiệm, tri thức, nghiệp vụ cho bản thân, đồng thời rèn luyện đạo đức và phẩm chất để trở thành một người xứng đáng đại diện cho pháp luật, người đưa ra bản án cho các BC. Phát hiện kịp thời những trường hợp BC thể hiện TĐ giả tạo nhằm giảm nhẹ hình phạt cho mình, giáo dục BC, răn đe để họ cải tạo tốt và không tái phạm, đồng thời cũng giáo dục cho những người khác tại tòa.

- Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội.Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.

3.4.2. Giải pháp

Xuất phát từ thực tiễn tội phạm ngày càng gia tăng và TĐ của BC với HVPT của mình thể hiện rất phức tạp trước tòa ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

-Đối với gia đình BC

Gia đình phải thật sự là tổ ấm để nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất của mỗi con người.

Mọi người trong gia đình phải thật sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, phải quan tâm nhau cả những lúc đau ốm, bệnh tật, chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng nhau.

Các bậc cha mẹ phải luôn gần gũi con cái, tìm hiểu con cái, để cho chúng thấy rằng chúng được quan tâm chăm sóc. Cha mẹ phải bình tĩnh lắng nghe con cái, làm cho chúng cảm thấy thoải mái, tin cậy khi muốn tâm sự về các vấn đề của chúng. Quan tâm đến việc học tập của con cái thường xuyên. Khi phát hiện chúng đi chệch hướng phải tìm cách điều chỉnh thật hợp lý, không để cho những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cha mẹ không nên chiều chuộng con cái mà cần nghiêm khắc và đề ra những quy định bắt buộc đối với con cái đồng thời giám sát việc thực hiện các quy định đó một cách triệt để. Cha mẹ không nên cho con cái tiếp xúc với tiền bạc quá sớm khi chúng chưa hiểu thấu đáo về giá trị của nó. Bởi vì, điều này dễ làm cho trẻ chậm tiến, ỷ lại, quen đòi hỏi, hưởng thụ không chịu phấn đấu mà còn trở nên kiêu căng, suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, thậm chí đánh mất bản thân.Bản thân những người lớn tuổi trong gia đình phải thật sự là người hiểu biết, làm tấm gương tốt cho con cái.

Người vợ và người chồng phải quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Khi gia đình xảy ra khó khăn, hoạn nạn phải cùng nhau chung tay giải quyết không thể một người tự gánh vác, lo liệu.

-Đối với xã hội:

Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt, phản ánh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ.

Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp p ng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm, kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm, phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội, nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

Các trường giáo dưỡng và trại giam cần tập trung năng lực quản lý, đào tạo và giáo dục chặt chẽ, nghiêm khắc hơn nữa làm cho các em thấy rõ đó là nơi thực sự tạo điều kiện cho các BC trở thành người lương thiện và cũng là những nơi không thể trở lại.

-Đối với người thẩm phán và HĐXX

Thẩm phán phải là người có phẩm chất chính trị tư tưởng rõ ràng, là cán bộ của Đảng được Đảng và nhân dân tin yêu giao cho trọng trách là người “cầm cân nảy mực”, là người đem lại sự công bằng cho xã hội. Vì thế, thẩm phán phải có phẩm chất chính trị vững vàng, cũng như phải có thể giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, kiên định với chính sách của Đảng đã đề ra.

Với người thẩm phán phải thật sự là người có đạo đức, không chỉ ở trước tòa mà còn phải rèn luyện ngay trong cuộc sống hằng ngày. Người thẩm phán có tâm phải là người tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, không bị chi phối bởi bất cứ sự can thiệp nào dù đó là sự can thiệp của cấp trên, của người thân và nhất là sự chi phối của tiền tài, địa vị; phải luôn coi hiến pháp, pháp luật là vị tư lệnh tối cao. Người thẩm phán có tâm còn phải là người dũng cảm, dám làm dám chịu, không nịnh bợ ton hót, luôn giữ cho lòng mình thanh thản, trong sáng; không làm điều xấu xa độc ác, sống độ lượng khoan dung.

Người thẩm phán có tâm cũng rất cần lòng vị tha, bao dung nhưng không được thiên vị, phải luôn giữ cán cân công lý; đừng để đồng tiền làm hoen ố danh dự và tâm hồn;

đừng để cái “tà tâm” nó thắng lương tâm mà sinh ra lòng tham rồi nhận hối lộ để công lý

“đội nón ra đi”! Đừng để cái “nhẫn tâm” mà kết án oan người vô tội. Thẩm phán “phải phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” như Bác Hồ dạy để luôn giữ được tâm trong sáng.

Đồng thời luôn luôn răn mình: Làm oan một người là việc ác; minh oan cho một người là làm một việc đức; xử đúng pháp luật là làm một việc thiện.

Lao động của người thẩm phán là lao động đầy khó khăn, phức tạp và đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân. Do đó, mỗi thẩm phán phải là người am hiểu và có kiến thức sâu rộng về pháp luật. Năng lực chuyên môn của thẩm phán được biểu hiện rõ thông qua phẩm chất trí tuệ, bao gồm: Chiều sâu của trí tuệ là khả năng của thẩm phán trong quá trình phân tích, lý giải các tài liệu, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có trong vụ án; Tầm rộng của trí tuệ là khả năng bao quát tình hình mọi mặt của thẩm phán; Tính độc lập của trí tuệ biểu hiện ở chỗ thẩm phán không nên quá thụ động hoặc quá tin tưởng vào kết quả của cơ quan điều tra, mà phải tự mình nghiên cứu quá trình của vụ án, tự thu thập chứng cứ để đi đến kết luận. Ngoài ra còn phải có khả năng hiểu được tâm lý của những người tham gia tố tụng.

Với HĐXX phải cùng với thẩm phán, xử án một cách công minh, sáng suốt, giúp đỡ thẩm phán trong việc tìm ra chân tướng sự việc, theo dõi vụ án và phát hiện kịp thời những chi tiết quan trọng cho vụ án mà bị bỏ qua. Ngoài ra những người trong HĐXX cũng thật sự phải là người có tâm, có đức, có tác phong đàng hoàng, chững chạc.

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)