Sự khác biệt về thái độ của bị cáo trong hai năm 2012 - 2013

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 63 - 67)

3.1. Thái độ của bị cáo đối với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

3.1.4. Sự khác biệt về thái độ của bị cáo trong hai năm 2012 - 2013

Dựa theo sự phân loại TĐ ở chương I, chia TĐ của BC trước và sau khi xét xử thành 3 loại:

-TĐ tích cực (Loại A) thể hiện : Nhận thức đúng, cảm xúc phù hợp, hành vi phản ứng tích cực.

-TĐ chưa tích cực (Loại B) thể hiện : Nhận thức trung bình, cảm xúc phù hợp nhưng hành vi phản ứng chưa đúng.

-TĐ tiêu cực (Loại C) thể hiện : Nhận thức sai, cảm xúc chưa phù hợp, hành vi phản ứng chưa đúng.

Dựa theo kết quả quan sát trực tiếp các BC tại phiên tòa cùng với kết quả trung bình ở 6 bảng trên và cách phân loại TĐ, nghiên cứu đưa ra được kết quả ở bảng sau:

Loại A (%) Loại B (%) Loại C (%)

2012 30 22.7 47.3

2013 34 28 38

Bảng 14. Bảng số liệu thể hiện sự khác biệt về thái độ theo từng loại thái độ trong hai năm 2012 - 2013

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt về thái độ theo từng loại thái độ trong hai năm 2012 - 2013

Qua bảng 15 và biểu đồ 4, ta nhận thấy rằng số lượng các BC có TĐ loại C là chiếm phần lớn kể cả trong thời gian 2 năm, BC thay đổi TĐ theo chiều hướng tích cực từ năm 2012 sang năm 2013 chuyển từ TĐ loại B và loại C sang TĐ loại A.

Năm 2012, TĐ loại A có 30%, nhưng đến năm 2013 TĐ loại A đã tăng lên đến 34%, tăng thêm 4%; TĐ loại B tăng từ 22.7% lên đến 28%, tăng lên 5.3%; TĐ loại C giảm nhiều nhất từ 47.3% giảm xuống còn 38%, giảm 9.3%.

Năm 2012 TĐ loại C chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 47.3%, nhiều hơn TĐ loại B 24.6% và nhiều hơn TĐ loại A 17.3%, TĐ loại A và loại B không chênh lệch 7.3%. Nhưng đến năm 2013, TĐ loại A đã tăng lên 34% thêm 4%, và TĐ loại B 28% tăng lên 5.3% so với trước đó và TĐ loại C đã giảm chỉ còn có 38% giảm đến 9.3%.

Ta thấy rằng phần lớn các BC trước khi ra tòa có TĐ đúng với HVPT của mình, thể hiện qua việc họ đã trả lời đúng những câu hỏi của HĐXX, có cảm xúc hợp lý với HVPT

0 10 20 30 40 50

Loại A Loại B Loại C

30

22.7

47.3 34

28

38

2012 2013

đã gây ra, họ đau khổ, hối hận vì đã thực hiện hành vi đó. Cảm thấy tội lỗi khi nghe ai đó trong HĐXX nhắc lại tội trạng của mình, khi tái hiện lại vụ án qua lời kể của người BH, người làm chứng, kiểm sát viên,… Rất nhiều BC đã bồi thường thiệt hại cho người BH và gia đình họ, điều đó cho thấy họ đã nhận thức được cái sai của mình và mong muốn được đền bù, được góp phần làm giảm bớt thiệt hại, đau thương cho BH. Các BC đã thành khẩn khai báo trước tòa, thậm chí họ còn cung cấp thêm những thông tin có lợi cho việc tiếp tục vụ án, hoặc những vụ án khác.

Sau khi xét xử, được giảng giải, được giáo dục và giao tiếp với những người trong HĐXX, BC đã có sự thay đổi TĐ rõ rệt. Toàn bộ sự thay đổi đó đều diễn biến theo chiều hướng tích cực. Việc tác động vào nhận thức của BC đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nhận thức, xúc cảm và hành vi có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và khi BC nhận thức đúng, có cảm xúc hợp lý thì họ sẽ có hành vi đúng.

Tuy nhiên không phải tất cả các BC đều có TĐ đúng với HVPT của mình. Có một số BC không nhận thức đúng về HVPT, họ thầm cho rằng mình làm đúng nhưng vẫn thể hiện cảm xúc và hành vi tích cực nhằm lừa dối HĐXX để được giảm nhẹ án phạt cho mình. Sau khi được thẩm phán và những người trong HĐXX nhận xét và đưa ra những phân tích phải trái trong HVPT của BC, một số BC đã nhận thức được HVPT của mình và thay đổi TĐ cho hợp lý. Việc thay đổi nhận thức cho BC rất quan trọng, khi BC có thể nhận thức một cách chính xác về HVPT thì mới có thể tỏ TĐ đúng với HVPT của mình, thật sự thay đổi để cải tạo tốt, sau khi ra tù không tái phạm lại, làm một công dân có ích cho xã hội.

Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho HĐXX mà trong đó quan trọng nhất là người thẩm phán phải là người đạo đức, công bằng, chính trực không vì bất kỳ điều gì mà làm mất đi sự công mình, tôn nghiêm của pháp luật. Khi xét xử phải bỏ qua mọi thành kiến, mọi suy nghĩ riêng tư cá nhân của mình để xét xử một cách công bằng. Phải là người có tài, am hiểu, có kinh nghiệm sâu sắc trong nghề để có thể phát hiện ra những trường hợp BC giả hối hận, ăn năn để được giảm nhẹ hình phạt. Những phán quyết đối với HVPT của BC tại tòa không chỉ để trừng phạt răn đe BC để họ có TĐ đúng với HVPT của mình mà còn để

họ không tái phạm, răn đe những người khác để họ không đi theo con đường tội phạm, thể hiện sự nghiêm minh nhưng có tình có lý của pháp luật.

Qua việc quan sát trực tiếp các phiên tòa xét xử các BC trong từng vụ án khác nhau với số lượng BC khác nhau tôi nhận thấy rằng, các BC phạm những tội nghiêm trọng như giết người, buôn bán ma túy phần lớn có TĐ tiêu cực với HVPT của mình. Có thể họ có nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm, qui định của pháp luật, hình phạt của pháp luật và lỗi của mình trong trường hợp phạm tội đó nhưng họ vẫn thể hiện cảm xúc và hành vi một cách tiêu cực tại tòa.

Các BC trong những vụ án nghiêm trọng, dường như họ cũng biết trước kết quả vụ án, không còn hi vọng gì nhiều, đặc biệt đây là những trường hợp từng vào tù ra tội, họ có nhân thân xấu, không rèn luyện bản thân, thường xuyên chơi bời, tổ chức nhậu nhẹt, không có công ăn việc làm ổn định, hám lợi,… Họ đã chai lỳ cảm xúc, không còn biết sợ trước pháp luật, những người thân cũng không quan tâm, nên họ chán đời và buông thả.

Cần phải giúp họ nhận ra giá trị của bản thân, lấy lại niềm tin trong cuộc sống để họ cải tạo tốt và quay về với cuộc sống lương thiện.

Và cũng không phải tất cả những vụ án nghiêm trọng BC đều đã tính toán kỹ lưỡng và là người có nhân thân xấu hay từng tù tội. Chẳng hạn như trong vụ án giết người, của BC Nguyễn Thành Vân sinh năm 1988 làm nghề lái xe. Vân quen Thu Ba trong những lần đi chơi chung với bạn và dần trở thành người yêu rồi sống chung với nhau luôn. Tuy nhiên trước khi quen Vân, Thu Ba còn quen một người khác tên Hòa nhưng lâu rồi không thấy anh ta liên lạc. Hôm ấy Thu Ba không nấu cơm nên Vân về nhà ăn, lúc Vân về thì Hòa đi xe đạp đến. Thu Ba và Hòa đóng cửa ở trong phòng, khi Vân về đến nhà kêu cửa không thấy Thu Ba mở, anh ta nghi ngờ có Hòa ở trong nên đập cửa dữ dội hơn. Sau đó Thu Ba cũng ra mở cửa, 3 người vào phòng nói chuyện với nhau nhưng Thu Ba đã nói không yêu Vân, tình yêu với Vân chỉ là sự thương hại, rồi còn xúc phạm Vân. Trong lúc quá phẫn uất Vân đã chụp lấy con dao trên bàn và cắt cổ Thu Ba, sự việc xảy ra quá nhanh nên không ai kịp phản ứng. Thấy máu ra quá nhiều Vân đã gọi cấp cứu và ra cơ

quan điều tra đầu thú. Là anh ta giết người trong trường hợp không khống chế được cảm xúc của bản thân, và bị nạn nhân xúc phạm đến danh dự, sự tự tôn của mình…

Một phần của tài liệu Thái độ của bị cáo với hành vi phạm tội của mình trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)