Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh với đề xuất về vấn đề thể tài tác phẩm

Một phần của tài liệu Vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh (qua mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa) (Trang 21 - 26)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh với đề xuất về vấn đề thể tài tác phẩm

1.2.1. Về thể tài bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh viết văn và được giải thưởng từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng ông được biết tới nhiều hơn cả ở bộ ba tiểu thuyết lịch sử – văn hóa tầm cỡ của mình: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2005) và gần đây nhất là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011). Với bộ ba tiểu thuyết này ông đã thổi mội luồng gió lạ vào tiểu thuyết lịch sử nước nhà. Sở dĩ nói như vậy bởi vì ở ba cuốn sách đồ sộ đó, Nguyễn Xuân Khánh đã chọn cho mình lối trần thuật mới với thể tài tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử

xen lẫn văn hóa – một thể tài tương đối la ̣ lẫm đối với nền văn ho ̣c nước nhà.

Hồ Quý Ly, thể tài tiểu thuyết li ̣ch sử đã đươ ̣c công nhâ ̣n khi ngay bìa tác phẩm có in kèm “tiểu thuyết li ̣ch sử”. Còn hai tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa vấn đề thể tài còn là mô ̣t nố t ẩn bởi bên ngoài bìa chỉ

đươ ̣c in kèm với hai chữ “tiểu thuyết” chứ không phải là “tiểu thuyết li ̣ch sử”

nữa, nhưng có lẽ nô ̣i dung của hai bô ̣ tiểu thuyết này là minh chứng rõ nhất cho thể tài của nó, thể tài tiểu thuyết li ̣ch sử – văn hóa. Trong Hồ Quý Ly ta thấy xuất hiện một ông vua có thật nhưng lại được thổi vào những yếu tố lạ, đươ ̣c hư cấu. Tác giả dường như mượn lịch sử để viết về văn học bằng viê ̣c hư cấu các tình tiết trong li ̣ch sử. Trong Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chù a lại xuất hiê ̣n li ̣ch sử văn hóa đi kèm với li ̣ch sử thời đa ̣i. Việc đưa lịch sử vào trong tác phẩm văn học để thành bộ tiểu thuyết lịch sử xưa nay có

22

nhiều nhưng ở Nguyễn Xuân Khánh, chất lịch sử ấy lại chỉ như những vỏ bọc bên ngoài, còn cái cốt lõi là ở bên trong đó chứa đựng những nét văn hóa, truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Dường như tác giả đang muốn tự mình dựng lên bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với bao biến cố, thăng trầm nhưng vẫn giữ trong mình nét văn hóa truyền thống, cái bản sắc, phong cách sinh hoạt của người dân Việt. Đọc và suy ngẫm tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh ta cảm nhận đâu đó hình bóng của sự hoài niệm về vốn văn hóa xưa, hoài niệm về hình ảnh có thật cũng như cái gì đó vô hình, chỉ có trong tiềm thức, hay chỉ trong tinh thần của mỗi con người.

Ông hoài niệm về một cái gì đó xa lắm nhưng lại gần lắm, gần lắm mà lại xa lắm. Nhà văn như một họa sĩ tài ba đang vẽ những mảnh ghép của cuộc đời, mảnh ghép của xã hội rồi xáo trộn những mảnh ghép đó lại với nhau nhưng cuối cùng bức tranh đó vẫn hiện ra một cách rõ nét, vẫn rất thật, rất có hồn tới mức ai nhìn vào nó cũng nhận thấy một phần của mình hiện hữu ở đó, một phần gia đình, làng xóm mình là ở đó. Đấy chính là điểm thành công của tác giả. Thể tài tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử – văn hóa đã giúp ông hoàn thành ước mơ “hoài cổ” của mình. Vẫn những nhân vật tiểu thuyết, vẫn những khung cảnh lịch sử, vẫn những tình tiết có sẵn trong li ̣ch sử ấy, nhưng cái cốt yếu nội dung của tác phẩm lại khác hẳn. Những nét văn hóa, thói quen sinh hoạt bao đời ấy đã được nhà văn soi qua ống kính văn học, cái ở mặt kia của ống kính chính là những điều viết trong tác phẩm. Bằng giọng văn trần thuật nhẹ nhàng những lại không kém phần gay gắt đã tạo được những điểm nhấn quan trọng, tạo nên không ít những xung đột lên tới đỉnh điểm. Càng đi sâu vào tác phẩm ta càng không có cảm giác nhàm chán hay mệt mỏi mà thay vào đó là sự cuốn hút, say mê. Có lẽ bởi vì giọng văn, vì yếu tố nghệ thuật độc đáo đã làm lên một nội dung đặc sắc, lôi cuốn người đọc. Tác giả chỉ muốn mượn cái vỏ lịch sử để viết văn nhiều hơn là mượn lịch sử để viết lịch

23

sử. Ở hai cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa ta nhận ra rất rõ điều đó – một mảng thể tài – thể tài tiểu thuyết li ̣ch sử – văn hóa có lẽ sẽ là một mảnh đất mới, màu mỡ cho các nhà văn trong nền văn học Việt Nam đương đại.

1.2.2. Về thể tài của hai tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” và “Đội gạo lên chùa”

Nếu ở Hồ Quý Ly là thể tài lịch sử được khẳng định khi nhan đề tiểu thuyết ghi là “tiểu thuyết lịch sử”, được thổi hồn văn học vào li ̣ch sử thì ở hai tiểu thuyết sau này của Nguyễn Xuân Khánh đã có sự khác biệt. Ở Hồ Quý Ly chất lịch sử đã ít nhiều át đi chất văn hóa nhưng ở Mẫu Thượng NgànĐội Gạo lên chùa lại có khác biê ̣t lớn, dường như chất văn hóa lại lấn át chất lịch sử, hay đúng hơn, lịch sử dân tộc chính là lịch sử văn hóa của dân tộc đó.

Vì vậy thể tài trong hai tiểu thuyết này còn là một vấn đề cần soi xét, bàn bạc.

Một mảng thể tài mới đã được phát hiện, được dày công mày mò và cuối cùng đã được tác giả cho ra lò ứng vào sản phẩm là hai cuốn tiểu thuyết lớn.

Cả Mẫu Thượng NgànĐội gạo lên chùa ta đều nhận thấy một điều rằng, đây là những cuốn tiểu thuyết viết về lịch sử kéo dài trong hai cuộc kháng chiến. Mẫu Thượng Ngàn viết về thời kỳ đầu giặc Pháp xâm lược nước ta và những khó khăn dân ta đã phải chịu đựng trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng tác giả lại không phải là nhà sử học, không phải là nhà văn viết lịch sử, mà cũng không hoàn toàn lấy lịch sử để viết văn. Bởi thể tài mà ông sử dụng ở hai tác phẩm này lại là tiểu thuyết lịch sử – văn hóa, cái chất “lịch sử văn hóa” hiện diện rõ ràng hơn bao giờ hết. Sở dĩ nói như vậy vì ở Mẫu Thượng Ngàn, tác giả đã chọn mô ̣t khía cạnh văn hóa đươ ̣c cho là

thuần Việt để khai thác, văn hóa thờ Mẫu (mẫu ở đây cụ thể là Mẫu Thượng Ngàn – mẹ của núi rừng) làm nô ̣i dung xuyên suốt tác phẩm. Việt Nam là một nước thuần nông, đại bộ phận là nông dân canh tác trên khắp mọi vùng

24

đất nước. Từ đồng bằng lên vùng núi cao, nơi đâu cũng thấy có mặt sự canh tác nông nghiệp. Chính vì thế người Việt coi trọng Mẫu, coi trọng người mẹ – biểu tượng cho sự sinh sôi, trường tồn, sự phát triển. Bao đời nay người Việt đã coi văn hóa thờ Mẫu: mẹ đất, mẹ nước, mẹ rừng, mẹ trời...như một phần không thể thiếu trong đời sống của mình. Nếu ở Mẫu Thượng Ngàn tác giả chọn văn hóa thờ mẫu làm cốt lõi cho câu chuyện lịch sử thì ở Đội gạo lên chùa, tác giả lại chọn Phật giáo làm chất liệu cho tác phẩm của mình.

Phật giáo là một tôn giáo chính (có thể coi là quốc giáo) của người Việt. Từ bao đời nay, người Việt cũng coi Phật giáo như một phần không thể thiếu trong văn hóa của mình. Những hình tượng đẹp đẽ, cao cả của đất Phật đã được ngòi bút sắc sảo của nhà văn mổ xẻ, chiêm nghiệm mô ̣t cách sâu xa nhất, ý vi ̣ nhất. Tất cả dường như đã làm không khí Phật giáo sôi sục hơn bao giờ hết trong lòng bạn đọc, không phải chỉ là những lời lẽ sáo rỗng mà ở đó tác giả còn thổi vào nó cái hồn cốt của dân tộc, hồn cốt hình hài văn hóa Việt Nam .

Những tưởng hai tác phẩm trên không đồng nhất, tách nhau ra hai khía cạnh riêng biệt nhưng lại không phải vậy. Cả hai đều đi sâu vào văn hóa mà những nét văn hóa ấy lại có ảnh hưởng vô cùng lớn trong tâm khảm mỗi người dân. Thể tài mà tác giả đã chọn không chỉ làm nâng cao giá trị văn chương nghệ thuật mà hơn thế nữa nó còn giống như một thiên sứ len vào mọi nẻo làm cho những nét văn hóa truyền thố ng sống động hơn bao giờ hết nhằ m mục đích cao cả là giáo dục thế hệ tương lai hãy nhìn vào văn hóa truyền thống như soi vào một tấm gương rộng lớn để từ đó phát huy hơn nữa những giá tri ̣ cao đe ̣p truyền thống vốn có ấy, đưa nó lên một tầm cao mới trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân Việt.

Thể tài tiểu thuyết lịch sử – văn hóa thực sự là một thể tài khó, phải là người thực sự am hiểu một cách thật sâu sắc, ngọn ngành về văn hóa Việt

25

mới có thể làm đươ ̣c. Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự sống hòa mình vào tác phẩm, bằng những vốn kiến thức tuyệt vời ở mọi khía cạnh văn hóa của mình, ông đã chứng minh một điều, không có xã hội nào tồn tại được mà chỉ có lịch sử, không có văn hóa. Chính thể tài này đã góp phần tạo nên sự thành công ấy. Qua tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn ta được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp ngàn đời của người phụ nữ Việt, thấy được cái nét nguyên sơ, bản thể của con người, tới Đội gạo lên chùa ta lại thấy hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của những ông Phật sống, thấy cái chất đời thường và sự hòa quyện giữa tôn giáo với con người. Một sự gắn kết bền vững, con người dựa vào tôn giáo để mà sống, để mà làm những điều theo chuẩn mực đạo đức, ngược lại, tôn giáo lại tồn tại được nhờ con người. Đó là một cái vòng tưởng như là luẩn quẩn nhưng lại vô cùng rõ ràng, lý trí. Có lẽ chỉ bằng cách chọn thể tài này tác giả mới lột tả được hết những thứ cần nhắc tới một cách vừa hài hòa lại không ít dữ dội. Văn hóa – lịch sử được hiện đều trên trang giấy, nói văn hóa là trong văn hóa có chứa lịch sử, mă ̣t khác miêu tả lịch sử nhưng lại dựa trên nền tảng văn hóa. Điều này làm nên sự thành công cho tác giả cũng như khẳng đi ̣nh giá tri ̣ to lớn của tác phẩm trong nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam đương đa ̣i.

26

Chương 2

Một phần của tài liệu Vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh (qua mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)