Chương 3. THỂ TÀI LỊCH SỬ – VĂN HÓA VỚI NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
3.1. Nghệ thuật thể hiện lịch sử từ cảm quan văn hóa
3.1.3. Miêu tả yếu tố tín ngưỡng đan xen yếu tố lịch sử
Tục lên đồng là một trong những hình thức sinh hoạt dân gian không thể thiếu trong đạo Mẫu ở Việt Nam. Lên đồng là hình thức người hầu bóng
55
nhập đồng vào những thánh cô, thánh cậu để múa, hát, để thể hiện vẻ uy nghi của những nhân vật ấy. Trong đạo Mẫu, người ta nói tới hầu bóng là nói tới 36 giá đồng, nhưng bản thể đầu tiên của những giá đồng ấy chính là Thánh Mẫu.
Lên đồng là trạng thái mà con người mong muốn đạt được để có thể tái hiện được hình ảnh của Mẫu, hướng tới những khát vọng về mặt tâm linh, mong muốn được hòa hợp cùng với thần linh. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đề cập đến tất cả những điều đó và thông qua những nhân vật có chức năng bảo vệ và gìn giữ văn hóa phong tục, Nguyễn Xuân Khánh đã tái hiện được tất cả những điều này một cách tinh tế. Nhân vật Vũ Huy Tân trong cuốn tiểu thuyết cũng nói tới điều này: “ngồi đồng là gì? là làm cho lòng ta đạt tới chỗ tâm hư, để hòa đồng cùng với thế gian. Thần Thánh cũng ở trong ta, phàm tục cũng ở trong ta”. Điều này lý giải vì sao các nhân vật trong tiểu thuyết khi lên đồng thường được gắn liền với một hình ảnh của một nhân vật nào đó khi họ tham gia vào các giá chầu. Mỗi giá chầu muốn đạt tới độ thăng hoa thường phải có sự hòa hợp của căn cốt chứ không thể tham gia ngồi đồng một cách tùy tiện.
Trong cuốn tiểu thuyết, vấn đề lên đồng, nhập đồng được thể hiện rất độc đáo và vô cùng tinh tế. Đồ ng thờ i tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với tu ̣c lên đồng trong tác phẩm đươ ̣c miêu tả đan cài với yếu tố li ̣ch sử, cùng tồn ta ̣i song song vớ i li ̣ch sử dân tô ̣c, khẳng đi ̣nh đươ ̣c bản sắc dân tô ̣c so với văn hóa ngoại lai.
Tín ngưỡng thờ bách thần và tín ngưỡng thờ vật linh
“Thần cây”: Làng Cổ Đình cũng như bao ngôi làng người Việt được đánh dấu bằng cây đa, nó không phải là sự cổ kính, to lớn của cây đa trong làng mà còn là sự linh thiêng, huyền bí. Cây đa được miêu tả là một cây cổ thụ trứ danh, gốc to khoảng chục người ôm không xuể. Cây đa còn là niềm kiêu hãnh của dân làng Cổ Đình, vừa đẹp lung linh, vừa hùng vĩ mà xa gần ai cũng biết tới, ai cũng dùng để xác định vị trí “làng tôi”. Cây đa được mọi
56
người thành kính tôn thờ thể hiện ở chỗ nó có bệ thờ, nậm rượu và vàng hoa ngũ sắc. Thậm chí nhiều chỗ bệ thờ đã bị dỡ nhưng vào những ngày rằm, mùng một, ngày sóc, ngày vọng người ta vẫn tới thắp hương, dâng hoa quả.
Ngoài ra, trong Mẫu Thượng Ngàn, người kể chuyện còn lồng vào đó một biến thể, dị bản về tục thờ thần cây là theo mô típ “khúc gỗ trôi sông” (trong truyền thuyết về Tứ Pháp ở Bắc Ninh, truyền thuyết Thiên Yana, nữ thần người Chăm được Việt hóa ở Khánh Hòa, truyền thuyết chùa Bà Đanh ở Hà Nam…). Đây như là một phái sinh của truyền thuyết thờ cây khi tín ngưỡng thờ cây đa bị cắt đứt cội rễ, chuyển hóa thành khúc gỗ, sau được vớt lên tạc tượng. Khúc gỗ trôi sông vì thế cũng được coi là Mẫu gốc trong truyền thuyết dân gian người Việt.
“Thần cẩu”: Ngoài việc thờ cây đa phổ biến ở mọi làng quê Việt, dân làng Cổ Đình còn thờ Thần Cẩu, một tục thờ xuất hiện muộn nhưng cũng khá phổ biến ở làng quê Bắc Bộ. Thờ Thần Cẩu là thờ một tượng chó đá, tượng chó đá có thể được đặt dưới đất hoặc để lên ngai thờ. Điều này thể hiện mong muốn chó đá canh cửa, giữ của và trừ tà, trừ quỷ dữ…Việc thờ Thần Cẩu được trỗi dậy và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXI, khi mà xã hội có nhiều tệ nạn. Đây được coi là tín ngưỡng thờ vật linh, thờ Thần Cẩu trong Mẫu Thượng Ngàn được tác giả dựng lên trong một không gian khá hư ảo, chính không gian này làm lan truyền tính linh thiêng của Thần: khi gia đình nhà Vũ Xuân đem vứt tượng chó đá xuống hồ Huyền, mấy ngày sau đó lại phải lặn hụp dưới hồ để mang tượng chó đá lên bởi khi vừa vứt chó đi thì cậu con cả ông tiên chỉ Nhậm bị ốm tả gần chết, nếu không mang trả về chỗ cũ sẽ mất mạng như chơi.
“Tiếng đàn, hát của cung văn”: Việc miêu tả giọng hát của cô bé Nhụ và tiếng đàn của Trịnh Huyền góp phần thể hiện một cách hoàn thiện nhất tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Tiếng hát, tiếng đàn của những người cung văn
57
là hình thức âm nhạc dân gian không thể thiếu được trong những cuộc hầu bóng của đạo Mẫu. Ngay từ đầu tác phẩm, điều đó đã được nhà văn miêu tả thông qua tiếng hát của bà Trưởng Kiên, của Thắm, qua việc miêu tả tiếng đàn, tiếng kèn của Trịnh Huyền. Có thể nói, tiếng đàn và tiếng hát là những điểm phụ trợ, tôn thêm vẻ đẹp của Thánh Mẫu, tôn thêm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam thông qua những hoạt động của một tín ngưỡng bản địa mà ở đó sự giao hòa giữa bậc chí thánh với con người diễn ra một cách linh hoạt nhưng vô cùng gần gũi.