Chương 2. TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TỪ GÓC NHÌN THỂ TÀI LỊCH SỬ – VĂN HÓA
2.2. Lịch sử – văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
2.2.1. Tính Mẫu và văn hóa tính Mẫu trong “Mẫu Thượng Ngàn”
Nguyên lý tính Mẫu trước hết là sự ca tụng những phẩm tính huyền diệu của người mẹ. Nguyên lý tính Mẫu còn là sự biểu hiện của Cổ Mẫu – Mẹ khi có một thế giới với những giá trị được chứa hoặc là tất cả những gì to
33
lớn, bao bọc, chở che, nương náu, bảo tồn, nuôi dưỡng và sưởi ấm cho những gì được coi là nhỏ bé, bất hạnh...Có thể nói, Mẫu tính hay Cổ Mẫu luôn là những ước mơ khát vọng cháy bỏng nhất trong các sáng tạo nghệ thuật từ điêu khắc, hội họa, âm nhạc, kiến trúc tới văn học…Đó là sự trở về với cội nguồn, là ước vọng cần một bàn tay quê hương chở che cho số phận con người. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh cũng chọn tính Mẫu làm sợi dây xâu chuỗi mạch cảm xúc của mình để tạo ra tác phẩm lịch sử – văn hóa đặc sắc này. Sự cố kết cộng đồng trong Mẫu Thượng Ngàn được thể hiện rõ nhất trong niềm tin về Mẫu. Trong khoảng không gian nhỏ ngôi làng Cổ Đình, tác giả đã thu nhỏ xã hội Việt Nam vào đó. Hơn thế, ngôi làng miền núi này còn là yếu tố khẳng định sự lan truyền yếu tố tín ngưỡng thờ Mẫu, được coi là sản sinh từ xã hội nông nghiệp của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi đã lên tới vùng sơn cước này thì thực sự sức lan tỏa mạnh mẽ của Mẫu, thậm chí còn lấn át cả tín ngưỡng thờ đa thần cổ xưa.
Bằng cách tập trung thể hiện các tín lý trong thế lưỡng hợp: hang động, cây đa, cây đề, cây gạo, sương, nước, sông, mưa, lửa, trăng, dịch tả, rừng núi, đàn bà, ao hồ, vườn ruộng… bức tranh làng Cổ Đình cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không còn là cố định nữa mà nó còn tồn tại trong mình một “siêu tồn tại” trong tính phi lịch sử của nó. Bởi ở đây, tác giả đã chạm đến những hệ lụy của ngôi đền thiêng liêng vốn ẩn náu bấy lâu trong tiềm thức cộng đồng – ngôi đền thờ Mẫu. Tính Mẫu trong tác phẩm trước hết là quyền uy của Đạo Mẫu, nó thể hiện niềm tin tuyệt đối của con người trong cuộc chứng kiến có cả sông, núi, cỏ hoa, lá cành lại thêm tâm hồn thành kính của con người vào đó. Ngôi đền thờ Mẫu là nơi dung chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, nơi ấy dường như thành chốn linh địa…“Cái tôn giáo dân gian ấy đã an ủi bao tâm hồn cay cực của nông dân” [23, tr. 421]. Trong con mắt của cụ phó bảng Vũ Huy Tân, Đạo Mẫu
34
được coi như là một nơi giải thoát: “Ngồi đồng là gì? Là làm cho con người ta đạt tới chỗ tâm hư, để hòa đồ ng cùng thế gian. Thần thánh cũng ở trong ta.
Phàm tục cũng ở trong ta. Tất cả thế gian đều là một” [23, tr. 695]. Sự sùng kính Đạo Mẫu còn thể hiện qua sự ngưỡng vọng ngây thơ, hồn nhiên, chân thật nhất của nhân vật Nhụ – một thôn nữ chân chất, non nớt, tin vào kinh nghiệm của người khác, qua sự linh nghiệm về việc cầu từ của bà Lý Cỏn cả, qua sự mê đắm của những tâm thức hướng Mẫu, qua vẻ đẹp của bà Tổ Cô, vẻ đẹp của đền Mẫu…Còn trong con mắt cả các nhà chinh phục “đó là đạo thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ người mẹ đã sinh thế gian này. Thờ như vậy tức là thờ những điều cao quý nhất” [23, tr. 427]. Như vậy, cuộc sống của mỗi con người là hướng về Mẹ, là tâm thức hướng Mẫu. Đó là ngưỡng vọng đòi hỏi con người ta cần: “Ta càng sạch sẽ bao nhiêu, càng thánh thiện bao nhiêu, ta càng rũ bỏ tục lụy bao nhiêu thì Mẫu càng gần ta bấy nhiêu” [23, tr.
606]. Tầm quan trọng của Đạo Mẫu trong việc thanh lọc những bụi bẩn được thể hiện tập trung qua nhân vật bà Tổ Cô. Là một người mang trong mình hai thứ tôn giáo, bà đã cải từ đạo Thiên Chúa để về với Đạo Mẫu hay nói cách khác là qua những thăng trầm, biến cố của cuộc đời (chứng kiến cuộc chém giết vì đạo Thiên Chúa, người chồng chết, niềm cứu rỗi duy nhất là đứa con cầu tự), bà đã thực sự nhận thấy sự kỳ diệu, thiêng liêng của đạo Mẫu và cùng mọi người hòa chung vào Mẫu: “Họ đã mang sẵn căn địa của lòng sù ng tín. Họ sẵn sàng đến để nhập thế cuộc, mê đắm, sẵn sàng rũ bỏ những lụy tục thường nhật để dấn thân vào những cõi trời siêu nghiệm xa lạ, ở đó ta trở về với ta, tức là trở về với mẹ, ở đó là sự yên bình, niềm an ủi, cái diệu kỳ thánh thiện…” [23, tr. 705]. Vì thế, bà coi Đạo Mẫu đồng đẳng với các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo: “Đạo nào cũng thế cả thôi. Đạo Giê-su cũng như Đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo đạo Gia-tô chăm chú sửa mình sao cho gày càng gần với Chúa hơn. Còn chúng ta thì làm sao cho mình
35
hòa với Mẫu…” [23, tr. 696]. Cái đẹp của Đạo Mẫu cũng được thể hiện qua nhân vật Mùi, người đàn bà cao lớn hơn người nhưng là một người đàn bà đẹp, có sức quyến rũ, nhất là cái vẻ đẹp khi bà hầu đồng: “Bà Mùi chợt nhìn thấy trong tâm tưởng mình một điểm hồng (…). Cửa huyền vi đã mở. Bà tung khăn phủ điện. Lúc này, bà đã ở trạng thái hoàn toàn ngất ngây, hoàn toàn siêu thoát. Thánh đã nhập đồng” [23, tr. 706]. Vẻ đẹp đó còn ở nhân vật Nhụ. Nhụ là một người con gái có nước da trắng hồng, mái tóc dài đen láy, con mắt trong veo…Cô còn là một người con gái thông minh, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, hồn nhiên và mang trong mình một tâm tính an nhiên. Đặc biệt, Nhụ mang trong mình giọng hát hay như chim họa mi, một năng khiếu bẩm sinh được truyền từ người mẹ đã khuất của mình. Cô thuộc và hát hay tất cả những bài hát chầu văn, giọng hát của Nhụ đi vào lòng người, làm vừa lòng cả những bậc khó tính nhất như bà Tổ Cô ở đền Mẫu…Vậy nhưng cuộc đời của cô lại gặp những điều đau khổ, cái đêm “trải ổ” lại bị cưỡng hiếp bởi tay người Tây độc ác để rồi sinh ra bé Nhị.
Có thể nói trong tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã “thiên vị” người phụ nữ. Tiểu thuyết có khoảng 40 nhân vật nữ thì tất cả họ đều mang trong mình những vẻ đẹp phồn thực, vẻ đẹp của người đàn bà Việt. Đó là cô Ngơ, bà Ba Váy, cô Mùi, Nhụ, Hoa…mỗi nhân vật đều được nhà văn biểu tả trong cái nhìn lãng mạn vừa để lộ các vẻ đẹp nhằm ngợi ca, đồng thời như vừa cất giấu sợ làm rơi mất nó. Tất cả họ đều mang bản năng của người phụ nữ, tình yêu mãnh liệt tràn ngập tâm hồn. Họ yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, yêu vô bờ bến, lòng tận tâm sâu sắc và đặc biệt hơn cả là khả năng tái sinh, ban tặng sự sống cho những người đang tàn lụi: bà Ba Váy kéo chồng mình là ông Lý Cỏn từ cõi chết trở về, Nhụ kéo chồng mình – anh Điều cũng từ cõi chết trở về… cái bản năng đó có người phụ nữ Việt khiến kẻ ngoại lai xâm lược không thể nào lý giải được. Nó đâu chỉ là những hình tượng mang
36
tính chất siêu phàm: cô Chín, cô Bé, bà chúa Thác Bờ, bà Đà… mà còn là sự hiện diện của chính những người phụ nữ trần tục như bà Tổ Cô, Mùi, Nhụ,…làm văn hóa tính Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn hiện lên rõ ràng nhất.
Ca ngợi vẻ đẹp của những nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh nói nhiều nhất tới các biểu tượng:“đôi vú”, đó là minh chứng cho vẻ đẹp phồn thực, cho những tái sinh bất diệt của người phụ nữ. Những đứa trẻ, Lý Cỏn, Điều, ông Cam,…những người đàn ông sà vào bầu vú của những người nữ (Nhụ, bà Ba Váy, cô Thắm, cô Ngát…) như tìm đến nguồn sống của mình, tìm về với mẹ. Đó là lúc tâm thức Mẫu bung nở mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cội nguồn của nó là sự ước vọng ngàn đời, ước vọng về sự hòa hợp giữa tâm hồn và văn hóa.
“Trăng” trong Mẫu Thượng Ngàn được lặp lại tới 62 lần, xuất hiện ở nhiều trạng thái khác nhau, từ trăng lưỡi liềm tới trăng cuối tuần, trăng sáng giàn giụa…Trăng trong ý nghĩa tái sinh được liên hệ với người phụ nữ bởi trăng thuộc âm tính, sự soi chiếu của trăng như làm lộ ra vẻ đẹp của cả vầng trăng lẫn người phụ nữ trong tác phẩm. Nguyễn Xuân Khánh dùng trăng để tô điểm thêm vẻ đẹp lung linh cho những nhân vật nữ của mình. Nó làm cho họ đẹp tới nỗi mà “làm cho đôi mắt xếch của pho Hộ Pháp hình như cũng dịu bớt đi” [23, tr. 234], hơn cả thế, trăng còn làm tăng sự ham muốn, nhục dục, làm tái sinh cho vẻ đẹp đã qua vòng sinh nở của người đàn bà: “Ánh trăng làm mắt chị Pháo long lanh. Ánh trăng làm cho thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà” [23, tr. 234].
“Rừng” trong Mẫu Thượng Ngàn còn xuất hiện gấp nhiều lần so với trăng (229 lần). Tất cả đều được phủ một màu xanh mê hoặc. Nó là máu thịt của người dân Cổ Đình. Rừng còn liên tưởng mạnh tới tính Mẫu, mang tới sự chở che, là nơi chứa thức ăn (nấm, măng…), linh thiêng và huyền bí. Đó là những “hang đá” che chở mối tình của Phác và bà Ba Váy; Cò Xuân đã nhận
37
ra cha đẻ của mình và để chạy trốn sự thật ấy, anh đã chạy vào rừng để tìm sự an ủi, lắng nghe. “Cây thiêng” cũng nằm trong tính Mẫu, ngưỡng vọng về Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn. Sự lắp lại cây cối (225) lần ắt hẳn không chỉ là sự vinh danh sức mạnh của Mẹ rừng, đó còn là sự khởi phong sức ám ảnh những “đại thụ linh thần” trong tâm thức cộng đồng người Việt. Bằng việc miêu tả cây thiêng trong tác phầm của mình, Nguyễn Xuân Khánh còn nhằm mục đích thể hiện tâm thế sống vươn lên của làng Cổ Đình. Đó là niềm tin vào Mẫu làm chỗ nương tựa, nâng đỡ con người cho các thế hệ nối tiếp nhau ra đời như Nhị (con Nhụ) và những đứa con của bà Ba Váy… lớn lên.
Hình ảnh “nước” trong Mẫu Thượng Ngàn còn được xuất hiện dày đặc hơn nữa, tới 273 lần. Nước trong Mẫu Thượng Ngàn là sự nuôi dưỡng tinh thần, tâm hồn cho người dân Cổ Đình. Nó không chỉ thể hiện sự uyển chuyển, mềm mại của các nhân vật nữ, của Đạo Mẫu, của triết lý văn hóa Việt Nam mà còn là nguồn nuôi sống bao thế hệ con người ở Cổ Đình. Đó là nước mưa với hương thơm hoa nhài, hoa cau trong chén trà, là nước những dòng sông, qua sông để đến núi Mẫu, đến với sự biết ơn và cứu rỗi tâm hồn;
tương tự là sự xuất hiện của hình ảnh “sữa” – nuôi sống, cứu con người ra khỏi cõi chết…
Trong Mẫu Thượng Ngàn còn thể hiện sự duy trì và tiếp nối nòi giống theo nguyên lý tính Mẫu qua các hình tượng khác nữa. Chẳng hạn, Mõ Hoa – con của thím mõ Pháo: Trong con mắt của người dân làng Cổ Đình, cô bé Hoa không phải là con của mõ mà là “con của Thánh” hay “con Trời con Phật”. Khi lớn lên, Hoa là cô gái “nõn nà, tràn đầy sức sống”. Những đứa con của bà Ba Váy cũng vâ ̣y, bà Váy người vợ ba của Lý Cỏn. Tình yêu của người phu ̣ nữ ấy đã dành cho chàng trai Đinh Công Phác và tình yêu đầu đời đó đã đơm hoa kết trái trong đêm “trải ổ” thế nhưng đứa con ấy không hề biết cha đẻ của mình là ai. Tám tháng sau ngày lấy Lý Cỏn, chị có đứa con
38
đầu lòng: Cò Xuân. Rồi liền tù tì “đường con bu nó một năm một” chị sinh thàng Tũn, thằng Tĩn, thằng Bòi, đĩ Váy con. Nổi bật trong những đứa con của mình là anh Cò Xuân, con người có tư chất thông minh, ham học, đã đỗ bằng Thành Chung. Hơn thế, Cò Xuân còn là người hiểu được lẽ phải, hiếu thuận với cha mẹ và đặc biệt ở phần cuối của tiểu thuyết, đi theo bước của người cha ruột, Cò Xuân tiếp tục tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Từ những hành động và việc làm mà Cò Xuân đã thể hiện, người đọc có thể tin tưởng vào thế hệ mới của làng Cổ Đình với những người thanh niên trẻ trung, tràn đầy sức sống, biết vượt qua khó khăn, biết thương yêu đồng loại, biết đấu tranh để bảo vệ bản thân mình và quê hương đất nước.Bé Nhị (con gái của Nhụ) cũng là kết quả của “đêm trải ổ” trong lễ hội ông Đùng bà Đà nhưng cô bé lại là “kết quả” của sự cưỡng bức, của sự đau đớn, tủi nhục mà người mẹ phải chịu đựng. Ngay từ nhỏ bé Nhị đã giống mẹ, đã biết bắt chước những gì mà mẹ nó đã làm. Chưa nói sõi, nhưng đã biết líu lo hát những câu ca về cô Chín đền Sòng. Sức sống mạnh mẽ mà người mẹ truyền lại cho con gái của mình được thể hiện ở chính những đặc điểm ấy.