Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa – hai tiểu thuyết đậm chất lịch sử – văn hóa

Một phần của tài liệu Vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh (qua mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa) (Trang 29 - 32)

Chương 2. TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TỪ GÓC NHÌN THỂ TÀI LỊCH SỬ – VĂN HÓA

2.1. Nguyễn Xuân Khánh với hai tiểu thuyết mang đậm nét văn hóa

2.1.2. Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa – hai tiểu thuyết đậm chất lịch sử – văn hóa

Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết viết về lịch sử bằng thứ ngôn ngữ văn học đã được hư cấu dựa trên những nhân vật, hình tượng lịch sử sẵn có . Có thể lịch sử là sự gắn liền với một tên tuổi, gắn với một địa danh, một trận đánh đã từng có, đã từng xảy ra trong lịch sử trước đó. Nhưng viết lịch sử dựa theo văn hóa vẫn còn là điều mới mẻ trong thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Vì vậy, ngay sau khi ra đời, hai cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng NgànĐội gạo lên chùa đã dội lên một làn sóng nổi đình nổi đám, đã làm mọi con mắt đổ dồn vào mổ xẻ, bình luận, nhận xét. Hàng loạt cuộc họp báo đã diễn ra, hàng loạt bài viết nghiên cứu về hai cuốn tiểu thuyết này xuất hiện. Cùng với đó là một loạt những giải thưởng danh giá về văn ho ̣c đã được trao tới tác giả để công nhận những đóng góp của ông cho sự nghiệp văn chương nước nhà.

Cả hai cuốn tiểu thuyết trên đều cho ta thấy chất lịch sử – văn hóa khá đậm nét. Có thể nói trong cả hai cuốn tiểu thuyết của mình, tác giả đã sử dụng lối trần thuật nhẹ nhàng, sâu sắc và không ít gay gắt để viết về lịch sử – văn hóa của dân tộc. Sử dụng lối viết này, tác giả không những lột tả được bức chân dung lịch sử – văn hóa dân tộc mà còn làm cho bức họa ấy bội phần chi tiết hơn, sâu sắc hơn.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, hình tượng thánh Mẫu được tác giả khắc họa thông qua nhân vật là những người phụ nữ Việt. Những con người ấy đươ ̣c coi như là Mẫu “sống” trong đời sống sinh hoa ̣t của dân tô ̣c Viê ̣t. Cái đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là ở đó, ông không nói một cách sáo rỗng về vẻ đẹp của thần thánh, không thần thánh hóa hình ảnh các vị thần theo lối viết truyền thống, ông chỉ làm cho người ta hiểu được rằng thánh thần, Phật là ở trong tâm, là hiện hữu ở mỗi con người, là có thật trong đời sống. Chính vì thế dường như người phụ nữ nào hiện lên trong Mẫu

30

Thượng Ngàn cũng đều mang vẻ đẹp phồn thực, vẻ đẹp riêng trong chuẩn mực của người Việt như nhân vật Nhụ, bà ba của Lý cỏn, cô Mùi, cô Hoa, thím Pháo…Họ đều đươ ̣c khắc ho ̣a là những người đàn bà có bầu ngực lớn, những cặp mông tròn lẳn…Đó là dấu hiệu của sự mắn đẻ, của sự sinh sôi, nảy nở…trong tín ngưỡng phồn thực của người dân lúa nước.

Khảo sát cụ thể ở Mẫu Thượng Ngàn ta thấy, ngay những trang đầu của tác phẩm tác giả đã nói về những nét văn hóa lịch sử vốn có của dân tộc, bản sắc của người dân Việt liên quan tớ i Đa ̣o Mẫu. Tác giả đã để cho nhân vật Nhụ hát lên những khúc hát chầu văn cổ xưa trong tín ngưỡng thờ Mẫu như: “Cô đi chơi mười tám cửa ngàn/ Ba mươi sáu động sơn trang các tòa”.

Những “cô” vị hầu cận của Mẫu cô Chín, cô Bơ, cô Bé…các ông Hoàng Ba, quan Hoàng Mười, quan Hoàng Bảy Bảo Hà…Mỗi vị ấy đều có những câu hát thể hiện bề ngoài cũng như tính cách riêng biệt của mình. Mỗi câu hát về mỗi nhân vật trong chầu văn phải được hát bằng những thứ giọng thích hợp mới hay được, các cô thì hát bằng giọng “kim” thanh cao, lanh lảnh; các cậu thì phải hát bằng giọng “thổ” trầm ấm.

Muốn qua đền Mẫu phải vượt ngược dòng một con sông, leo lên núi Mẫu. Đó có phải tố chất tạo nên sự linh thiêng, không vương bụi của đạo Mẫu. Nhưng không chỉ có thế, dường như đền Mẫu còn được khoác trên mình kiểu kiến trúc sắc sảo, cổ kính. Mẫu được tái hiện bằng những câu miêu tả, bằng những hình ảnh sinh động: “Mẫu đang ngự trên chiếc võng điều được chăng giữa cây táo và cây sung. Chim họa mi đặt trên vai Mẫu. Trên cành sung phía bên phải, con vượn nhỏ nghịch ngợm đánh đu. Mười hai cô nàng đứng hầu (…). Phía dưới bức tranh là cảnh núi rừng bao la. Và trên rừng là một đôi hài đang bay” [23, tr. 420].

Nguyễn Xuân Khánh không chỉ tái hiện lại vẻ đẹp của Mẫu Thượng Ngàn mà còn lý giải về văn hóa đạo thờ Mẫu của người Việt, đạo Mẫu thờ tứ

31

phủ: Mẹ Trời (Mẫu Thượng Thiên), Mẹ Đất (Mẫu Thượng Ngàn), Mẹ Nước (Mẫu Thoải), Mẹ Người (Mẫu Liễu Hạnh). Thứ tôn giáo đạo Mẫu thực sự đươ ̣c coi là chỗ dựa tinh thần cho những người dân lao động, đồng thời nó còn là nơi gửi gắm bao hi vọng, ước mong về một tương lại tốt đẹp: Mẹ sẽ che trở cho tất mọi sự số ng và các con của Mẹ phải biết kính trọng, làm vừa lòng Mẹ, phải dâng Mẹ những thứ tinh khiết, giá trị nhất của mình. Nhưng có lẽ ngoài sự thể hiện tín ngưỡng văn hóa, thờ Mẫu, cú ng Mẫu còn thể hiện những cách thức giải trí của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc, ho ̣ muốn gửi tâm hồn của mình vào những điệu hát chầu văn vang lảnh, sâu xa…

Trong Mẫu Thượng Ngàn, tác giả không chỉ tái hiện lại tín ngưỡng thờ đạo Mẫu mà còn tái hiê ̣n la ̣i hàng loạt những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dường như Nguyễn Xuân Khánh muốn dựng lại những nét văn hóa từ lâu đã phần nào bị hao mòn, những câu chuyện, tục lệ tưởng đã mất đi từ rất lâu rồi nay lại có cơ hội được thấy lại, chỉ trên trang giấy thôi mà những nét văn hóa ấy như đang sống cùng với thời đại này. Một trong số đó là tục lệ “trải ổ” của người dân làng Cổ Đình trong lễ hội ông Đùng, bà Đà: sau sự giao hoan của hai hình nhân ông Đùng, bà Đà là tục “trải ổ”. Đôi trai gái nào yêu nhau, họ sẽ cùng nhau chuẩn bị một chiếc ổ sạch sẽ ở trong hang đá hoặc một gốc cây nào đó trong rừng rồi sau đó chia nhau đi thành hai hướng. Họ hẹn gặp nhau một chỗ (chiếc ổ sạch sẽ, chiếc giường tình đã cùng nhau chuẩn bị trước đó) và giao hoan với nhau trong rừng, đứa con họ sinh ra sẽ là đứa con của trời. Những tục lệ này nằm trong tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống theo văn hóa của người Việt, văn hóa lúa nước.

Ngoài tục lệ “trải ổ”, tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tục lệ khác về văn hóa ma chay với những nghi lễ cúng tế độc đáo. Hai từ “trùng

32

tang” cũng đã được lý giải ở đây (cái chết của thằng con trai cả nhà Lý Cỏn và cái chết của bà mẹ nó), hay cái tục lệ mõ làng, đặc biệt là nét văn hóa tôn sư trọng đạo của người dân làng Cổ Đình – một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy...

Đội gạo lên chùa ta lại thấy hình ảnh đẹp đẽ của đức Phật được hiện lên qua hình ảnh những nhân vật là những nhà sư: sư cụ, sư Vô Úy, con hổ của sư cụ…Ở họ toát ra vẻ đẹp của đức Phật, sự từ bi hỉ xả, sự khoan dung độ lượng…Nhưng ở họ còn toát ra được cái đẹp trần tục, đó là kiếp người, kiếp luân hồi hay sinh, lão, bệnh, tử. Nguyễn Xuân Khánh viết về văn hóa Phật giáo nhưng ông không hề muốn thanh minh, lý giải những điều xấu mà người ta gán cho tôn giáo đạo Phật là “ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư”. Ở ngay nhan đề tác phẩm (Đội gạo lên chùa) đã làm cho người đọc thấy cái không bình thường, càng đi sâu vào tác phẩm, những lời lẽ không bình thường lại hiện ra: sư hổ mang… Nhưng nó lại không làm chúng ta cảm thấy ghê tởm mà đó chính là cái thật nhất của con người, sự linh thiêng của đất Phật, ánh hào quang Phật là nằm ở trong tâm của mỗi người. Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm mà bấy lâu nay các nhà văn đều có ý lẩn tránh, không động tới nhiều. Nhưng ở đây, tác giả không những chỉ nhắc tới mà còn đào sâu, mổ xẻ, phanh trần hết để ta thấy được cái hay, cái đẹp, cái lý do mà tại sao Phật giáo lại tồn tại lâu như thế trong đời sống, trong tâm khảm mỗi người dân Việt.

Một phần của tài liệu Vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh (qua mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)