Chương 2. TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TỪ GÓC NHÌN THỂ TÀI LỊCH SỬ – VĂN HÓA
2.2. Lịch sử – văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
2.2.2. Lịch sử dân tộc là lịch sử văn hóa dân tộc trong “Đội gạo lên chùa”
Đội gạo lên chùa là tiểu thuyết được ra đời sau cùng trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh (2011), thế nhưng tác phẩm này đã gây một tiếng vang lớn trong thi đàn văn học Việt Nam đương đại. Giống như tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, giới phê bình văn học đã đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau cho thể loại của cuốn tiểu thuyết này. Đương nhiên nó sẽ nằm trong thể loại tiểu thuyết lịch sử, nhưng rõ ràng là ở cả hai cuốn tiểu thuyết sau này, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng rất nhiều yếu tố văn hóa đan xen với những yếu tố lịch sử. Có thể nói ở Đội gạo lên chùa, lịch sử dân tộc là lịch sử văn hóa dân tộc. Văn hóa có thể coi là một khái niệm mang tính lịch sử, văn hóa cũng giống như các lĩnh vực khác đều luôn luôn vận động,
39
biến đổi không ngừng. Chúng có kế thừa, có phát huy, tiếp biến và không bao giờ “tĩnh”. Nhưng dù có biến đổi hay thế nào đi nữa, văn hóa vẫn có những mốc đánh dấu bước phát triển trên con đường vận động không ngừng của mình. Ở Việt Nam cũng vậy, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự di nhập của văn hóa phương Tây, Việt Nam đã diễn ra bước chuyển đổi từ nền văn hóa trung đại sang nền văn hóa hiện đại. Điều ấy được coi là một tất yếu lịch sử, đồng nghĩa với việc toàn bộ các lĩnh vực, các hệ thống tư tưởng, triết học, tôn giáo...phải tuân theo dòng chảy của lịch sử, đều phải thay đổi hoặc là không còn sức phản kháng.
Nếu nhìn từ phương diện văn hóa, ta thấy một điều rằng: văn hóa Phật giáo là một nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong Đội gạo lên chùa.
Ngay nhan đề tác phẩm, bốn câu thơ được trích trong Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông đã làm mạch âm hưởng cho cả tác phẩm. Trong văn hóa Việt, Phật giáo là một phần không thể thiếu, sự ảnh hưởng của Phật giáo len lỏi vào từng ngóc ngách của mọi xóm làng. Đến tận ngày hôm nay thì những triết lý Phật giáo vẫn còn nguyên giá trị của nó. Nói tới Phật giáo là chạm vào những gì thiêng liêng nhất trong tâm tưởng của mỗi người. Lấy nội dung, tư tưởng Phật giáo trải đều trong những trang tiểu thuyết, tác giả nhằm mục đích đề cập tới những triết lý Phâ ̣t Giáo và nói tới ảnh hưởng của Phật giáo trong dân chúng. Để là một nhân vật tiểu thuyết, ắt hẳn tất cả các nhân vật ấy đều phải mang trong mình những số phận nếu không phải éo le, đau khổ thì lại ba bảy lần sóng gió, bão bùng. Vậy Phật giáo là một nhân vật được chọn là nhân vật trung tâm cho tiểu thuyết thì chắc chắn một điều rằng Phật giáo và văn hóa về Phật giáo sẽ không hề bằng phẳng, yên bình, hanh thông được. Cuộc đời nhân vật tiểu thuyết là vậy, dòng chảy của Phật giáo trong tiểu thuyết cũng vậy, cũng bấp bênh, gập ghềnh như thân phận của một kẻ bị quăng quật vào bão táp phong ba dữ dội do lịch sử mang lại. Không những
40
thế, qua Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh còn muốn lột tả hết những cái được coi là thật nhất trong đời sống văn hóa Phật giáo. Phật giáo bị ném vào vòng xoáy của thời đại, bị chèn ép, vùi dập dưới các thiết chế quyền lực chính trị, các hệ tư tưởng nối tiếp nhau (qua sự tra tấn giã man của thực dân, qua cuộc cải cách khi chưa sửa sai…). Thế nhưng sự trường tồn của Phật giáo là minh chứng cho sự tồn tại của một thứ triết lý tôn giáo đã được Việt hóa tối đa – đó là ánh sáng trong thiện tâm, trong tiềm thức sâu thẳm của mỗi con người. Phật giáo có thể là thân phận lịch sử, nhưng lại biết tự tạo ra số phận cho riêng mình.
Ở Đôi gạo lên chùa ta thấy lịch sử dân tộc được đan xen, lồ ng ghép vào thứ lịch sử văn hóa dân tộc mà đại diện cho văn hóa ở đây là Phật giáo.
Những bước chuyển của lịch sử dân tộc cũng là những bước chuyển mình của lịch sử văn hóa, lịch sử dân tộc như ám thị, áp đặt vào lịch sử văn hóa.
Đội gạo lên chùa được kể bằng nhiều người kể chuyện khác nhau, có khi là người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài nhưng cũng có khi là người kể chuyện từ điểm nhìn bên trong. Người kể ở đây là nhân vật An nhưng trong tác phẩm nhân vật này lại có một vòng đời luẩn quẩn. Từ một đứa trẻ lớn lên trong chùa, làm chú tiểu nhưng sau đó lại hoàn tục. Chính vì vậy ở nhân vật người kể này ta nhận thấy hai trải nghiệm song hành nhau: một là sự trải nghiệm về cuộc đời của người bình thường, đứng bên ngoài nhưng lại am hiểu về đạo Phật để kể đồng thời trong vốn sống của anh ta có tư duy về Phật giáo không hề thay đổi; hai là một người con của đất Phật, qua quá trình bén duyên và thẩm thấu để đến với nhà Phật, lối sống đất Phật để rồi nhập thế.
Vòng đời chạy dài từ đất Phật ra là một con người hoàn toàn khác chứ không phải quay về với vốn tự nhiên khi sinh ra nữa. Trải nghiệm này tạo thành một trục đường đời: chú bé An → chú tiểu An → thầy Khoan Hòa → đồng chí bộ đội Nguyễn Văn An → người chồng Nguyễn Văn An. Toàn bộ cuộc sống
41
văn hóa dường như gói gọn trong con mắt của An. Nhân vật đã kể, đã chiêm nghiệm cuộc sống nhà Phật, vẫn canh cánh trong lòng về đất Phật xa xôi mà lại vô cù ng gần gũi.
Có thể nói nét đẹp nhất của văn hóa Phật giáo là không gian hẹp của những nhà tu hành được gói gọn trong bốn chữ “từ bi hỉ xả”. Không gian hẹp đó là ngôi chùa Sọ. Chiếu sâu vào ta thấy tâm từ chính là mở rộng tấm lòng yêu thương mọi chúng sinh. Tâm bi là xót thương cho những con người gặp phải những hoàn cảnh đau khổ, đang phải gặp những kiếp nạn lầm than. Tâm hỉ là vui cùng những người đang có điều gì thành công, không ghen ghét, sân hận, sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc nhất. Tâm xả là sự không dính tới sự được thua, ở đời, không cần ai khen, nếu ai chê cũng không buồn. Dù phải chịu bao cay đắng hay ngọt bùi, dù bị cho là sạch, là nhơ, hay bị áp đặt thành xấu xa thì cũng không lên tiếng, vẫn thản nhiên sống, cố gắng vượt qua tất cả. Những việc ấy được hiện lên cùng với những cuộc đời, những sóng gió của những vị sư trong chùa Sọ, Sư Tổ đã sống như vậy rồi tới vị sư già Vô Úy cũng đã sống đúng với bốn chữ ấy. Nhờ tâm bi mà sư bác Khoan Độ đã được cứu vớt kịp thời để thoát khỏi bão tố cuộc đời, để có chỗ trú chân khi không còn nơi nào có thể xoa dịu, Chú hổ – sư huynh của sư Khoan Độ cũng được cứu sống khi cái chết gần kề, hai chị em Nguyệt và An đã được thu nhận, được che chở để vượt qua mọi đau khổ, thoát khỏi nỗi ám ảnh khi mà tận mắt chứng kiến cái chết kinh hoàng của cha mẹ ruột, khi tới với ngôi chùa nhỏ bé này lại một lần nữa họ được cảm nhận hơi ấm gia đình, cảm nhận đươ ̣c tình yêu thương của bố mẹ, của gia đình…Chùa Sọ trong tác phẩm như là một gia đình, ở nơi đó người cha Vô Úy đã dùng chính bản thân mình, chính tâm hồn mình đề che chở, để cứu rỗi những con người đau khổ ấy, thầy không ngừng giáo huấn họ những đức tính của nhà Phật, người đã thổi vào những con người ấy hơi ấm của Đức Phật, hướng những đứa con nhỏ bé của
42
mình đến với tâm từ bi, lòng hỉ xả, không tham sân si, không sân hận. Người đã cảm hóa một tên cướp khét tiếng thành một nhà sư ngoan đạo, cảm hóa một chú hổ dữ của rừng xanh thành một con vật hiền lành đối với những người tâm hướng Phật. Những câu chuyện ấy được kể như những huyền thoại, nó nhấn mạnh cái khả năng gần như vô tận để cảm hóa con người, từ trong tận tâm của mình, người đại diện cho Phật pháp kéo họ về với bản chất lương thiện. Thế nhưng nhà sư lại không hề vô cảm trước thời thế. Dù có gò mình trong cái vỏ bọc nhỏ bé ngôi chùa Sọ thì những con người ấy vẫn không tách mình khỏi nỗi đau mất nước của dân tộc, của quê hương trước cảnh bạo tàn. Chùa Sọ là nơi ẩn náu của cách mạng, sư Vô Úy cùng tất cả những người sống trong đó đều lúc âm thầm, lúc công khai giúp đỡ cách mạng, đứng về phía cách mạng ngay từ những ngày đầu. Đặc biệt là nhờ tâm từ bi mà sư thầy Vô Úy đã thoát khỏi những trận tra tấn dã man, chết đi sống lại của lũ giặc. Khi cách mạng thành công, một nửa đất nước được giải phóng, phải chịu sự hành hạ đau đớn, mê muội của những người làm cách mạng trước thời kỳ sửa sai, sư thầy lại phải gò mình chịu đựng, cũng bằng cái tâm từ bi mà lần này thầy lại thoát nạn về với ngôi chùa nhỏ. Ở sư thầy, lối sống ấy ăn sâu vào trong tâm, nó được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi với tất cả mọi người, mọi vật. Nó không chỉ được nhận thấy thông qua những lời răn dạy của thầy với đệ tử của mình mà còn là “Ăn cũng thiền, đi cũng thiền, cả nghỉ cũng thiền”, “mọi lời nói, hành vi, cử chỉ…tất cả đều là thiền hết” [25, tr. 72]. Ngoài không gian bó hẹp của ngôi chùa Sọ, tác giả còn mở rộng, tái hiện lại đời sống Phật giáo giữa làng Sọ như bao làng quê Bắc Bộ khác: “Mỗi làng đều có đình và Chùa. Người nam sinh hoạt ở Đình. Người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vây, tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ. Mà người phụ nữ nào chẳng có gia đình và con cái (...). Vậy nên
43
mới nói bất cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người” [25, tr. 255].
Trong cuốn tiểu thuyết này nếu Phật giáo được cho là nhân vật trung tâm thì các nhân vật không phải trung tâm khác là văn hóa Nho giáo và văn hóa họ tộc. Cả hai nét văn hóa này đều được khắc họa trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã nói tới ảnh hưởng của Nho giáo thông qua các nhân vật như ông cụ Chánh Long, một nhà Nho tài tử với đầy đủ các ngón thi từ ca phú, ông Tập trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời nhưng vẫn nhận ra Vô Trần một con người có tài đức vẹn toàn. Thế nhưng có lẽ nét văn hóa được nhắc tới nhiều nhất thông qua tác phẩm là văn hóa họ tộc. Cho tới ngày hôm nay văn hóa họ tộc vẫn còn giữ nguyên giá trị, bản sắc của mình, hơn nữa nó còn là một vấn đề quan trọng của xã hội. Có thể nói Đội gạo lên chùa đã chứng kiến hành trình bôn ba, phát triển của những người tư sản, theo chân con đường của nhân vật bà Thu – mẹ của tay người Tây lai Bernard, một người đàn bà coi gia tộc là mạng sống của chính bản thân mình, mọi việc làm, mọi hành động của bà đều là nhằm vào sự phát triển của họ tộc, sự phồn vinh của con cháu. Sau khi phát đa ̣t, bà quay về ngôi làng đã sinh ra mình, gây dựng cho gia đình người em trai bởi với bà, đầu óc bà chỉ có “Dù giàu có ở Hà Nội, mà ở quê vẫn lúi xúi thì dân làng vẫn khinh” [25, tr. 54] bằng việc xây cho gia đình mình một dinh cơ to nhất làng, chạy cho em trai mình (ông Cẩm) chân lý trưởng “Thực ra cái cách ứng xử ấy của bà Thu là cách nhìn xa, đúng theo lề thói của người Việt. Cộng đồng là quan trọng, trong đó cộng đồng gia tộc là quan trọng nhất” [25, tr. 55]. Văn hóa họ tộc còn thể hiện ở chỗ hai họ Nguyễn và Bùi mâu thuẫn nhau, kéo dài từ đời ông Phượng, ông Tập tới nhiều đời sau đó (cũng là nét “truyền thống” của văn hóa họ tộc!). Điều này chúng ta cũng có thể thấy được trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
44
hay Bến không chồng của Dương Hướng. Trong văn hóa làng Bắc Bộ Việt Nam, những nét văn hóa trên đều là những đặc trưng cơ bản làm nên bản sắc dân tộc. Như vậy có thể khẳng định: lịch sử dân tộc và lịch sử văn hóa cùng tồn tại trong nhau, trong lịch sử chứa văn hóa, văn hóa lại làm nên lịch sử dân tộc.