Chi thường xuyên NSNN giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia cũng như của các địa phương. Đảm bảo cơ sở ổn định và phát triển KT-XH trên các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội và các khoản chi thường xuyên khác, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN là mối quan tâm rất lớn của Nhà nước, Chính phủ và của các cấp, các ngành với mục tiêu các khoản chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo có dự toán, đúng mục đích, đúng định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát.
KSC thường xuyên NSNN là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của KBNN trong việc quản lý quỹ NSNN, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu qủa sử dụng kinh phí thuộc NSNN. Nếu không nắm sát được nhu cầu và tình hình thực tế chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN mà vẫn bố trí dự toán để đáp ứng kế hoạch, sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng kinh phí ở các ĐVSDNS, trong khi đó NSNN lại căng thẳng, gây bị động không đáng có trong điều hành NSNN. Về phía cơ quan KBNN thì đây là “trạm gác và kiểm soát cuối cùng”, được nhà nước giao nhiệm vụ KSC trước khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. Vì vậy, việc kiểm soát có hiệu quả các khoản chi luôn là điều quan tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, trong đó có cả KBNN. Ý thức được điều này, tôi đề nghị đo lường hiệu quả KSC bằng 3 tiêu chí sau:
1) Tiết kiệm thời gian kiểm tra kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN.
Theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN quy định: Thời gian chấp nhận giải quyết công việc của 01 bộ hồ sơ, chứng từ được tính từ thời điểm cán bộ KSC nhận đủ hồ sơ, chứng từ
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 17
KSC theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng, bao gồm các bước như nhận hồ sơ, KSC, trình lãnh đạo duyệt, thanh toán viên chuyển tiền bằng chuyển khoản hoặc thủ quỹ chi tiền mặt. Cụ thể:
Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt: Thời gian không quá 02 giờ làm việc.
Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: Thời gian không quá 02 ngày làm việc.
Nếu đơn vị chưa cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định và thực hiện nội dung chứng từ còn sai sót so với quy định thì thời điểm đó chưa được tính là thời gian chấp nhận hồ sơ, chứng từ thanh toán của đơn vị.
Đối với đối tượng sử dụng NSNN thì vốn càng lâu được giải ngân bao nhiêu thì càng gây khó khăn, thiệt hại về lợi ích kinh tế cho hoạt động của cá nhân, đơn vị bấy nhiêu. Cho nên có thể nói thời gian nhận được tiền từ hoạt động giải ngân của Kho bạc là vô cùng quan trọng đối với các đơn vị sử dụng NSNN vì họ cần sử dụng số tiền đó chi trả cho các khoản chi trong hoạt động của đơn vị mình đang còn chờ để xử lý.
Chẳng hạn như đối với ví dụ về việc mua xe ô tô của đơn vị: Khi đơn vị sử dụng NSNN mua xe ô tô phục vụ cho hoạt động chuyên dụng trong cơ quan với số tiền là: 2 tỷ đồng, hồ sơ thanh toán đã đầy đủ nhưng trong đó có Quyết định của cơ quan về việc phê duyệt chủng loại xe được mua là bản Photocopy, trong khi chờ đơn vị bổ sung bản dấu đỏ thì Kho bạc nơi đơn vị giao dịch đã tạm dừng giải ngân đối với khoản chi mua xe này. Nếu chờ thời gian để đơn vị cung cấp được Quyết định với bản dấu đỏ thì mất thời gian là 7 ngày, 7 ngày lãng phí do lỗi của đơn vị+2 ngày Kho bạc thực hiện giải quyết công việc+1 ngày chuyển khoản qua ngân hàng
= 10 ngày, lúc này tiến độ giải ngân đã chậm lại, đơn vị có thể gặp một trong các khó khăn về mặt kinh tế như sau nếu cửa hàng bán xe ô tô đòi tiền gấp: Một là đơn vị có thể đi vay tạm thời hoặc vay nóng để trả, khoản vay này đã khiến đơn vị chịu thêm một chi phí từ việc mua xe, giả sử trường hợp tốt nhất là người cho vay chịu cho đơn vị vay với mức lãi suất bằng với lãi suất ngân hàng tại thời điểm hiện tại là 10%/năm trong vòng 10 ngày thì lãi suất trong 10 ngày: (2tỷ đồng x 10%/năm)/12 tháng/30 x 10 = 5,6 triệu đồng, nếu trường hợp đơn vị phải vay nóng thì số tiền có thể lên tới (2tỷ đồng x 30%/năm)/12 tháng/30 x 10 = 16,7 triệu đồng. Như vậy lúc này chi phí mua xe ô tô phục vụ cho hoạt động của đơn vị không phải là 2 tỷ đồng mà là gần 2,006 tỷ đồng (đối với lãi suất 10%/năm) hay gần 2,017 tỷ đồng (đối với lãi suất 30%/năm). Hai là đơn vị có thể lấy từ nguồn kinh phí khác để chi tạm thời cho việc mua xe, nhưng việc làm này có thể sẽ khiến đơn vị bị động trong việc cân
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 18
đối nguồn kinh phí để hoạt động nếu có xảy ra những phát sinh đột xuất cần chi tiền từ nguồn kinh phí đó.
Vậy nếu đặt vào tình huống đây là đơn vị uy tín và từng giao dịch lâu năm với cơ quan KBNN trên địa bàn, đơn vị viết Giấy cam kết thực hiện cung cấp Quyết định về việc cho phép mua xe của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 7 ngày và cơ quan KBNN trên địa bàn chấp nhận giải quyết hồ sơ cho đơn vị thì trong tình huống này đơn vị sẽ nhận được tiền sớm và có thể tiết kiệm được khoản chi phí như đã nêu trên. Số tiền đơn vị tiết kiệm được tuy không phải là lớn nhưng đã giúp đơn vị không phải bỏ thêm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế nhất định cho đơn vị.
Qua ví dụ trên để thấy rõ tầm quan trọng của thời gian giải quyết hồ sơ, chứng từ cho đơn vị.
2) Số lượng hồ sơ, chứng từ được giải quyết của đơn vị sử dụng NSNN.
Hồ sơ, chứng từ được giải quyết càng nhiều thì hiệu quả của công việc kiểm soát chi càng cao. Cũng một ngày công lao động (8 giờ) với các chi phí về phòng ốc, máy móc thiết bị, điện nước tại cơ quan là như nhau, nếu một cán bộ KSC A kiểm soát được 10 bộ hồ sơ, chứng từ còn cán bộ KSC B kiểm soát được 5 bộ hồ sơ, chứng từ với cùng tính chất nội dung chi thì có thể khẳng định hiệu quả công việc của cán bộ KSC A cao hơn cán bộ KSC B. Hiệu quả KSC của từng CBCC có ảnh hưởng lớn đến số lượng hồ sơ, chứng từ được kiểm soát ra. Khi số lượng hồ sơ, chứng từ được giải quyết càng nhiều trong một ngày thì sẽ giúp ích cho đơn vị sử dụng NSNN tiết kiệm được thời gian giải ngân của bộ hồ sơ, chứng từ như tiêu chí thứ nhất.
3) Tiết kiệm tiền cho NSNN tại thời điểm từ chối chi hoặc thu hồi những khoản chi đã chi sai về thủ tục, chế độ chi theo quy định của Nhà nước.
Trên thực tế những khoản chi tạm dừng chi tạm thời là những khoản chi mà trong quá trình KSC thường xuyên NSNN các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện sai về thủ tục, chế độ chi và bị cán bộ KSC của cơ quan Kho bạc trả lại, đồng thời cán bộ KSC hướng dẫn những trường hợp sai để đơn vị sử dụng NSNN biết và thực hiện lại đúng theo quy định và sau đó được cơ quan Kho bạc chấp nhận thanh toán bình thường. Trường hợp từ chối chi tạm thời giúp tiết kiệm tiền cho NSNN một thời gian ngắn tại thời điểm đơn vị hoàn tất đúng quy định về hồ sơ, chứng từ, đồng thời giúp cho tiền của Nhà nước được chi đúng quy định.
Những khoản chi từ chối chi hoàn toàn là những khoản chi đơn vị lập hồ sơ, chứng từ thanh toán nhưng không có trong dự toán chi của đơn vị đã được phê duyệt ban đầu hoặc bổ sung.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 19
Những khoản chi bị thu hồi là những khoản chi cả đơn vị sử dụng ngân sách và cả cơ quan Kho bạc đều không thực hiện đúng quy định chi của Nhà nước. Số tiền tuy đã được cơ quan Kho bạc giải ngân cho đơn vị sử dụng NSNN nhưng vẫn bị xuất toán và bị nhà nước thu hồi lại theo quy định hiện hành.
1.6. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN.
KBNN là hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với rất nhiều hệ thống các văn bản pháp lý phục vụ cho hoạt động của ngành, dưới đây tôi xin liệt kê một số văn bản chính thực hiện cho hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN như sau:
1. Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996, sau đó đã qua 2 lần sửa đổi và lần thứ 2 vào năm 2002 có hiệu lực từ năm 2004.
2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN sửa đổi năm 2002.
3. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trong đó quan trọng nhất là Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
4. Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước;
5. Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính-Nội vụ hướng dẫn thực hiện nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ;
6. Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính;
7. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
9. Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 20
10. Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu và các văn bản pháp quy của nhà nước hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản.
11. Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
12. Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính Quy định quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.
13. Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thực hiện đấu thầu trong mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thuờng xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
14. Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
15. Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (Tabmis).
169. Các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
17. Các công văn hướng dẫn triển khai thực hiện của KBNN.
Hệ thống các văn bản pháp lý trên quy định cụ thể, chi tiết rõ ràng chủ thể thực hiện KSC thường xuyên NSNN là KBNN. Cơ quan mà cụ thể tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. Cơ quan Tài chính tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN. Đối tượng chịu sự kiểm soát của KBNN là tất cả các đơn vị sử dụng NSNN, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN. Những văn bản pháp lý này sẽ được sử dụng để phân tích hoạt động KSC NSNN của KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.