CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên từ NSNN
3.2.8. Giải pháp thứ bảy: Xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN
1. Lý do thực hiện giải pháp.
Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước vẫn còn chồng chéo, chưa thực sự cụ thể để áp dụng dễ dàng vào cuộc sống, nhiều khoản chi vẫn còn vướng mắc trong việc kiểm soát. Có những văn bản đã lỗi thời so với tình hình thực tế nhưng vẫn áp dụng để thực hiện kiểm soát vì chưa có văn bản mới thay thế bổ sung. Vì vậy, việc xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết.
2. Nội dung thực hiện giải pháp.
+ Bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hướng: về dự toán NSNN: Cơ quan Tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chương trình thống nhất để KBNN thực hiện. Quy trình phân bổ dự toán NSNN được thực hiện từ trên xuống, cụ thể dự kiến như sau:
Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 108
toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này được phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình ứng trước dự toán.
Như vậy, KBNN phải có chương trình thống nhất để quản lý toàn bộ dự toán từ cấp 0: Quốc hội, HĐND các cấp đến đơn vị dự toán cấp I, cấp II, cấp III… đơn vị sử dụng NSNN. Hiện nay, tại cơ quan KBNN chỉ quản lý ở đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, tại KBNN nơi đơn vị giao dịch.
Ngoài ra, cần thống nhất phân bổ dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn nước ngoài cũng cân đối, phân bổ và giao dự toán.
Cơ quan KBNN có tài khoản riêng để hạch toán và theo dõi dự toán tạm cấp trong trường hợp chưa có dự toán chính thức được giao.
+ Luật NSNN cần phải có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hoá trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đảm bảo cho Luật NSNN đề cao được quyền làm chủ của các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực Tài chính-Ngân sách. Luật NSNN phải tạo điều kiện cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời những đóng góp của họ đã được sử dụng vào những mục đích gì, hiệu quả mang lại ra sao theo hướng dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đưa ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.
+ Cần có tư duy mới và quan niệm mới về Luật NSNN. Thực tế cuộc sống cho thấy, nền kinh tế-xã hội của ta liên tục phát triển và không ngừng đổi mới. Đi theo nó là sự thay đổi hàng loạt cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tẩt cả những sự kiện ấy tác động trực tiếp đến các bộ luật, trong đó
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 109
Luật NSNN là một trong những bộ luật chịu tác động nhiều nhất. Chính vì vậy, trong gần 10 năm thực hiện Luật NSNN, chúng ta đã liên tục có những thay đổi bổ sung và năm 2002 lần thứ hai Quốc hội đã ban hành Luật NSNN sửa đổi mang tính toàn diện.
+ Hiện nay chúng ta có nhiều hình thức KSC thường xuyên NSNN, theo đó là nhiều hình thức kiểm soát khác nhau, với quá nhiều văn bản, chế độ đi theo.
Trong một đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều hình thức KSC khác nhau. Do đó gây khó khăn cho đơn vị và cho KBNN trong quá trình thực hiện chi và KSC thường xuyên NSNN. Nên thống nhất lại thành ba loại chế độ KSC thường xuyên NSNN như sau:
Xây dựng cơ chế KSC thường xuyên thống nhất cho đơn vị không khoán, chi thường xuyên ngân sách đảng, chi ngân sách xã vào hình thức KSC không khoán.
Tất cả các đơn vị khoán kinh phí từ NSNN xây dựng thống nhất một hình thức KSC và quản lý hình thức ngân sách khoán.
Ngân sách quốc phòng và an ninh nên xây dựng thống nhất lại một hình thức KSC, hình thức này có tính chất chi đặc biệt, còn khoản nào không phải là chi đặc biệt thì theo hình thức KSC thường xuyên.
+ Về quản lý, KSC thanh toán cá nhân, hiện nay chiếm tỷ trọng rất cao trong chi thường xuyên NSNN, tuy chi cao như vậy nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh và nhiều bất cập, đội ngũ CBCC trong bộ máy công quyền còn nhiều hạn chế, cơ chế tuyển dụng, đề bạt và sử dụng đội ngũ này còn nhiều bất cập. Do đó chúng ta phải sửa đổi chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBCC hưởng lương từ NSNN sao cho đảm bảo theo hương: Tuyển dụng, đào tạo và giữ được người giỏi để làm việc. Đồng thời phải thay đổi căn bản chính sách tiền lương, không để tình trạng hưởng lương cào bằng như hiện nay.
Phải nâng cao dịch vụ của hệ thống ngân hàng sao cho phục vụ được tất cả đội ngũ CBCC hưởng lương từ NSNN có thể mở được tài khoản ở ngân hàng từ đó rút lương và các khoản thu nhập bằng thẻ tại ngân hàng.
+ Về định mức chi tiêu:
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 110
Chi sửa chữa lớn và nhỏ tài sản cố định. Hiện nay nội dung chi này KBNN chỉ kiểm soát theo hồ sơ chứng từ, do đó việc sửa chữa như thế nào, khi nào thì tài sản phải sửa chữa, cơ quan nào kiểm định tài sản cần phải sửa chữa cũng chưa có.
Có loại xe ô tô mới mua một thời gian ngắn đã sửa chữa. Vì vậy, cần có quy định cụ thể từng loại tài sản dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, đồng thời quy định khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới được sửa chữa. Dự toán sửa chữa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, khoản chi lớn phải được tổ chức thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Khoản chi nghiên cứu khoa học, nội dung chi này ở địa phương thực sự còn nhiều vấn đề về tính hiệu quả của nghiên cứu khoa học, nên có hướng dẫn cụ thể nội dung chi này vì hiện nay nếu có dự toán tài chính duyệt và theo một số rất ít các định mức chi hiện có là KBNN kiểm soát thanh toán cho đơn vị, nhưng thực tế hiệu quả nghiên cứu lại rất thấp. Đề nghị nên quy định cụ thể nội dung chi nghiên cứu khoa học, đồng thời hàng năm phải có báo cáo tổng kết nêu rõ hiệu quả của nghiên cứu khoa học, đồng thời khi nghiệm thu đề tài nghiên cứu phải có hội đồng có đủ uy tín và chuyên môn để nghiệm thu và hội đồng này được hưởng chế độ và phải chịu trách nhiệm về kết luận nghiệm thu của mình.
Chúng ta còn nhiều khoản chi chưa có định mức như chi kỷ niệm các ngày lễ lớn. Nội dung chi này nên quy định chặt chẽ hơn theo hướng:
Chỉ chi kỷ niệm các ngày lễ lớn ở cấp trung ương, hạn chế tổ chức kỷ niệm ở địa phương, được như vậy mỗi năm có thể tiết kiệm nhiều trăm tỷ đồng cho NSNN, số tiền đó có thể xây dựng được nhiều lớp học mới.
Khoản chi hỗ trợ: Nội dung chi này hàng năm tương đối lớn, nhưng lại không có quy định cụ thể, trường hợp nào được hỗ trợ, do đó KBNN rất khó kiểm soát.
Cần có quy định cụ thể các trường hợp được hỗ trợ của các đơn vị sử dụng NSNN, như vậy KBNN mới có căn cứ kiểm soát.
Khoản chi khác trong chi khác, đây là khoản chi nhiều khi không rõ ràng nên đưa vào chi khác của chi khác. Kiến nghị chúng ta cần phải có quy định thật cụ thể khoản chi khác, không để tình trạng cứ khó hạch toán chi là đưa vào chi khác, dần
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 111
dần chúng ta phải bỏ khoản chi khác. Nếu làm được như vậy mỗi năm ngân sách quốc gia sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng. Số tiền này có ý nghĩa rất lớn để chúng ta có thể nâng cao đời sống của CBCC hoặc cho đầu tư phát triển.
+ Về đơn vị khoán biên chế và kinh phí hoạt động. Hiện nay cơ chế khoán chưa đủ mạnh để đơn vị được khoán bung ra, khoán nhưng vẫn còn nhiều ràng buộc, chưa tạo điều kiện cho các đơn vị khoán khai thác khả năng của họ để phục vụ xã hội. Nên mở rộng cơ chế khoán hơn nữa cho đơn vị khoán có khả năng là có thể mở rộng dịch vụ phục vụ xã hội, nếu xã hội có nhu cầu và đơn vị có khả năng đáp ứng.
3. Người chỉ đạo thực hiện giải pháp.
Để thực hiện tốt được giải pháp này cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan. Về phía địa phương có Hội đồng nhân dân các cấp. Để lấy ý kiến được từ cấp cơ sở các cơ quan chủ quản tập hợp ý kiến trình cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Về phía trung ương sau khi tập hợp ý kiến đóng góp từ phía cơ sở cân nhắc, phân tích sự phù hợp và tuỳ theo tính chất từng loại văn bản được cơ quan trung ương đứng ra ban hành xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Nguồn kinh phí cho giải pháp.
Để thực hiện tốt được giải pháp này thì Nhà nước cần có sự đầu tư về thời gian để lấy ý kiến từ cấp cơ sở cho quá trình sửa đổi, thống nhất văn bản ban hành.
Ngoài chi phí về thời gian, cần đầu tư về tiền bạc cho việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành bởi để có được hệ thống văn bản mới về chế độ ban hành ngoài các ý kiến đóng góp từ cơ sở lên còn cần có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia trong việc xây dựng các chế độ, chính sách hiện hành ban hành trong toàn quốc để giảm thiểu sự chồng chéo trong khâu kiểm soát.
5. Thời gian thực hiện giải pháp.
Việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN luôn luôn được tiến hành cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, việc xây dựng các chế độ chính sách có chiến lược và mang tính dài hạn.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 112
6. Kết quả từ giải pháp mamg lại.
Thực hiện tốt giải pháp này giúp hệ thống văn bản về KSC thường xuyên NSNN thống nhất, dễ dàng trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó mang lại lợi ích cho người sử dụng NSNN trong quá trình giải ngân nguồn vốn NSNN.