CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên từ NSNN
3.2.2. Giải pháp thứ nhất: Thực hiện đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC
1. Lý do thực hiện giải pháp.
Công việc KSC trong hệ thống KBNN ngoài sự hỗ trợ của hệ thống máy móc thiết bị trong việc nhập liệu, truyền nhận thông tin nhanh chóng, chính xác đến
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 90
đối tượng thụ hưởng, để đồng vốn được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích thì vai trò của đội ngũ CBCC là vô cùng quan trọng bởi họ chính là người cuối cùng kiểm soát NSNN khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN bởi máy móc thiết bị chỉ là phương tiện hỗ trợ trong quá trình làm việc nhưng không làm thay con người trong việc kiểm soát hệ thống văn bản, hồ sơ, tài liệu. Vì vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ CBCC trong ngành để ngày càng kiểm soát tốt hơn nữa công tác KSC NSNN tại cơ quan Kho bạc là yếu tố cần thiết.
2. Nội dung thực hiện giải pháp.
Nguồn lực con người là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của công tác KSC thường xuyên NSNN. Vì vậy, cần nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ KBNN. Cụ thể như sau:
- Xác định nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hệ thống KBNN. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để thống nhất quản lý CBCC toàn hệ thống KBNN.
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ theo các nội dung:
Định biên và xác định tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, cơ cấu và sắp xếp lại đội ngũ CBCC đảm bảo chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN trong thời kỳ mới.
Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác. Sắp xếp và hợp lý hoá nguồn nhân lực KBNN ở cả trung ương và địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Sử dụng triệt để có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp thay thế việc bố trí biên chế cán bộ KBNN và một số công việc, lĩnh vực không cần thiết.
- Xây dựng hệ thống phân tích nhu cầu đào tạo cán bộ để triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KBNN. Cần chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 91
- Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt, dưới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi CBCC hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất, góp phần giúp cán bộ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, gây phiền hà với khách hàng, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ KBNN làm cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN, cần nắm vững tình hình kinh tế-xã hội của địa phương và các chính sách chế độ của nhà nước, thường xuyên rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác nhằm nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ KBNN.
- Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBCC có thể truy vấn thông tin dễ dàng như vào internet, trang thông tin điện tử nội bộ trong hệ thống Kho bạc, chương trình quản lý văn thư, trao đổi nghiệp vụ … để CBCC có thể độc lập, dễ dàng trong việc tìm hiểu văn bản, chế độ của nhà nước khi có phát sinh.
- Khi có văn bản, chế độ mới ra đời, tiến hành tập huấn, trao đổi cho tất cả các đối tượng làm công tác KSC nắm bắt tình hình.
3. Người chỉ đạo thực hiện giải pháp.
Do KBNN là hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương nên Tổng Giám đốc là người quyết định về chính sách nhân sự trong toàn hệ thống. Sau các ý kiến và văn bản chỉ đạo của KBNN thì Giám đốc KBNN các tỉnh thành thực hiện triển khai kế hoạch, đồng thời có văn bản hướng dẫn các KBNN trực thuộc cấp dưới thực hiện theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn … đã đề ra.
4. Nguồn kinh phí cho giải pháp.
Kinh phí cho thực hiện giải pháp này nằm trong kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm trong kế hoạch hoạt động của hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương.
5. Thời gian thực hiện giải pháp.
Giải pháp này được thực thi qua các năm công tác, mỗi năm công tác đều có kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC về cả nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lý luận chính trị.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ 92
6. Kết quả từ giải pháp mang lại.
Thực hiện tốt được giải pháp này sẽ giúp hệ thống KBNN có đội ngũ CBCC không những giỏi về trình độ chuyên môn, mà còn giỏi cả về phẩm chất đạo đức, chính trị. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành Kho bạc nói riêng mà là nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành trong cả nước nói chung. Khi đội ngũ CBCC được đào tạo tốt, công tác KSC trở nên dễ dàng hơn, mang lại kết quả cao cho người sử dụng NSNN.