CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG Đ ỘI NGŨ KẾ TOÁN VIÊN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. Đặc điểm và vai trò kế toán doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò của kế toán doanh nghiệp
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của doanhnghiệp. Để điều hành và quản lý được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm được kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp và thị trường, cụ thể gồm :
Chi phí đầu vào
Quá trình hoạt động
Kết quả đầu ra
Tất cả những thông tin kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp được kế toán với chức năng phản ánh (thông tin) và kiểm tra (giám đốc), thu nhận, xử lý và tổng kết một cách kịp thời, chính xác bằng một hệ thống các phương pháp khoa học. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin chính xác, cần thiết cho việc ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối
Thực hiện: Hoàng Chí Khương cao học QTKD 2006– -2008 15 ưu của doanh nghiệp. Là một khoa học về quản lý kinh tế và là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì vai trò của kế toán càng được thể hiện rõ. Điều đó được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:
Thứ nhất: Kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị, nhằm giúp chủ doanh - nghiệp điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt – hiệu quả cao.
Thứ hai: Kế toán phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của tài sản ở đơn vị, qua đó giúp chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản và bảo vệ được tài sản của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tài sản đó.
Thứ ba: Kế toán phản ánh được đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả của quá trình đó đem lại nhằm kiểm tra được việc thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí và có lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ tư: Kế toán phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh.
Thứ năm: Kế toán phản ánh được kết quả lao động của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.
Thứ sáu: Kế toán trong điều kiện kinh tế thị trường và hột nhập kinh tế và hội nhập kinh tế đã trở thành một loại hình dịch vụ nghề nghiệp. Điều đó làm tăng tính nhạybén, tiện lợi trong hoạt động nghề nghiệp và thúc đẩy một ngành dịch vụ phát triển.
Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, kế toán lại càng khẳng định vai trò quan trọng là công cụ quản lý của mình. Đối với các cấp
Thực hiện: Hoàng Chí Khương cao học QTKD 2006– -2008 16 quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, kế toán có những vai trò cụ thể khác nhau như sau:
+ Đối với nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân.
+ Đối với các doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý và hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động trong tài chính của doanh nghiệp.
+ Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán cung cấp những thông tin cần thiết cần thiết để ra các quyết định quản lý tối ưu, có hiệu quả cao.
+ Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, các khách hàng, các nhà cung cấp,... Kế toán sẽ giúp họ lựa chọn các mối quan hệ phù hợp nhất để quá trình đầu tư, góp vốn, mua hàng hay bán hàng đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, vai trò tác dụng của kế toán chỉ có thể phát huy được trong điều kiện những tư duy, nhận thức về kế toán đã được đổi mới ; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được áp dụng phù hợp để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin; vấn đề hành nghề kế toán được mở ra.
* Nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán:
Theo Điều 4 luật kế toán Việt Nam, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế nhằm phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ – chức kinh tế. Kế toán là sự ghi chép liên tục theo thứ tự thời gian, đồng thời có phân loại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng thước đo chủ yếu là thước đo giá trị, trên cơ sở đó tính ra các chỉ tiêu tổng hợp cần thiếtcủa kinh doanh như: giá thành, lãi-lỗ, tình hình biến động của vốn và tài sản... Trong kế toán mọi nghiệp vụ kinh tế đều được
Thực hiện: Hoàng Chí Khương cao học QTKD 2006– -2008 17 ghi chép đầy đủ trên cơ sở các chứng từ hợp pháp hợp lệ, chính điều này đã làm tăng ý nghĩa của kiểm tra của kế toán.
Những nhiệm vụ mà kế toán doanh nghiệp phải thực hiện: Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán ; Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ; Kiểm – tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản ; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo – quy định pháp luật.
Việc thực hiện đầu đủ các nhiệm vụ nêu trên phải đồng thời với việc đáp ứng các yêu cầu: Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính ; Phản ánh thông tin, số liệu kế toán kịp thời, đúng thời gian quy định ; Phản ánh thông tin, số liệu kế toán rõ ràng, dễ hiểu ; Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính ; phản ánh thông tin, số liệu kế toán được liên tục từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi chấm dứt hoạt động ; Số liệu kế toán kỳ này phải lũy kế theo số liệu kế toán kỳ trước ; Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và có thể so sánh được.
Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp:
Nhằm đảm bảo tăng cường quản lý thống nhất về kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính trong cả nước, thông qua đó cung cấp thông tin đầy đủ trung thực kịp thời và tin cậy đòi hỏi các nội dung kế toán phản ánh phải có tình pháp lý cao, nói cách khác điều tất yếu là cần phải luật hóa các quy định về kế toán trong các văn bản pháp luật về kế toán.
Thực hiện: Hoàng Chí Khương cao học QTKD 2006– -2008 18 Vì lẽ đó, hệ thống pháp luật về kế toán chính kà hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật về kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân.
Theo thông lệ thì các quy định về kế toán được thể chế theo 3 cấp độ:
Những quy định kế toán được luật hóa (luật kế toán, luật thương mại, luật công ty,...) ; Những quy định kế toán được chuẩn hóa (các chuẩn mực kế toán) và những quy định kế toán được cụ thể hóa trong các chế độ, hướng dẫn kế toán.
Hệ thống pháp luật kế toán Việt Nam hiện nay được phân ra 3 cấp pháp lý sau: thứ nhất là luật kế toánvà các nghị định hướng dẫn thi hành luật ; thứ hai là hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam; thứ ba Chế độ, hướng dẫn kế toáncụ thể.
.