CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ : THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Lộc Hà và Chi cục Thuế huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.3 Thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế quản lý
Tính đến ngày 31/12/2018, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà quản lý tổng số 180 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do tư nhân quản lý và phân phối lợi nhuận, hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cá nhân của doanh nghiệp; mang tính tự phát cao nên việc quản lý nộp thuế của các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.
Năm 2018 mặc dù đã kiểm soát được lạm phát nhưng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất thấp, tình trạng các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do nợ xấu và hàng tồn kho. Lạm phát cao, chủ đầu tư chậm trả tiền khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có vốn để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ trong đó có tiền thuế.
Về quy mô, đa phần các doanh nghiệp đều thuộc dạng vừa và nhỏ, tức là tổng nguồn vốn dưới 10 tỷ và số lao động nhỏ hơn 30 người. Đây là điểm bất lợi trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế nhiều thành phần khi doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt lại giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhân viên thường đảm nhận công việc đa năng do vậy mà chi phí nhân công thấp.
Huyện Lộc Hà là một huyện ven biển mới thành lập được 10 năm, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, với tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh trong vài năm trở lại đây Lộc Hà tập trung nhiều khu công nghiệp, làng nghề, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn, tuy nhiên đây cũng là một áp lực lớn với công tác bảo vệ môi trường.
Theo số liệu cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư huyện Lộc Hà tính đến thời điểm cuối năm 2018 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà có khoảng 180 doanh nghiệp được cấp mã số thuế.
Bảng 2.5: Tình hình biến động doanh nghiệp tại huyện Lộc Hà
Hình thức DN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cấp mới 12 49 61
Giải thể 7 5 10
Tạm nghỉ 8 11 5
Chuyển đi, đến 3 2 4
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà Số doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế cũng được cập nhật nhanh chóng, kịp thời đảm bảo dữ liệu về nghĩa vụ kê khai thuế, thông tin doanh nghiệp chính xác, thuận tiện cho giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan thuế.
Nhìn chung công tác quản lý thông tin doanh nghiệp diễn ra khá thuận lợi, thủ tục đã được cắt giảm nhiều giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian đi lại và chi phí nhất là đối với doanh nghiệp xin tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Trước đây, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải gửi đơn xin tạm nghỉ đến cơ quan thuế và chờ cơ quan thuế xác nhận tình trạng nợ thuế, sau đó ra Sở Kế hoạch và đầu tư hoàn tất thủ tục mới được tạm nghỉ, thì giờ đây doanh nghiệp chỉ phải ra Sở Kế hoạch và
53
đầu tư làm thủ tục tạm nghỉ. Thông tin tạm nghỉ của doanh nghiệp sẽ được tự động chuyển về hệ thống quản lý của cơ quan thuế. Cán bộ thuế theo dõi trên ứng dụng là có thể nắm được doanh nghiệp tạm ngừng nghỉ, hoạt động trở lại hay thay đổi thông tin có liên quan tới đăng ký thuế.
a) Cơ cấu doanh nghi p theo ngành ngh kinh doanh ệ ề
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành nghề trên địa bàn huyện Lộc Hà
TT Ngành nghề Số lƣợng DN Tỷ trọng (%)
1 Xây dựng 151 83,9
2 Vận tải 7 3,9
3 Sản xuất 3 1,7
4 Thương nghiệp 10 5,6
5 Khai thác khoáng sản 4 2,2
6 Ngành nghề khác 5 2,7
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà năm 2018 Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy doanh nghiệp ngành nghề xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 83,9% trên tổng số DN, ngành nghề còn lại chiếm tỷ trọng thấp chiếm khoảng 1,7% đến 5,6 %. Nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà đều có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, do đó hàng hóa khó có thể cạnh tranh với các hàng hóa trong cả nước.
Kể từ khi Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 ra đời, công tác quản lý thuế đã chuyển từ cơ chế “chuyên quản” làm thay nhiều công việc thuộc trách nhiệm của người nộp thuế sang cơ chế đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Luật Quản lý thuế cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trước pháp luật của cả người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản lý thuế.
Việc phân công quản lý ĐTNT đã đảm bảo thực hiện được yêu cầu của các luật thuế mới, nhất là Luật Thuế GTGT, quản lý được đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán và hoá đơn, chứng từ, kê khai thu nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế.
b) Cơ cấu doanh nghi p theo lo i hình doanh nghi p ệ ạ ệ
Bảng 2.7: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà
TT Năm
Số lƣợng Doanh nghiệp
Tổng cộng Công ty
CP Công ty
TNHH DNTN Các Doanh
nghiệp khác
1 2016 22 56 5 12 95
2 2017 25 83 8 14 130
3 2018 30 110 10 30 180
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà giai đoạn 2016 - 2018 Hiện nay, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà đang quản lý 180 doanh nghiệp.Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất (61%) trong tổng số các doanh nghiệp.
Hình 2.4: Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà c) Cơ cấu doanh nghi p theo k t quệ ế ả kinh doanh
Với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay có thể thấy số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi theo đánh giá căn cứ vào quyết toán thuế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp qua các năm như sau:
Bảng 2.8: Số lƣợng doanh nghiệp theo lợi nhuận trên địa bàn
TT Năm
Số lƣợng Doanh nghiệp Lợi nhuận trước
thuế phát sinh dương (lãi)
Lợi nhuận trước thuế bằng 0
Lợi nhuận trước thuế phát sinh âm
(lỗ)
1 2016 30 13 52
2 2017 51 18 61
3 2018 65 20 95
Nguồn: Chi cục thuế huyện Lộc Hà
55
Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi và có phát sinh dương thuế trong các năm từ 2016 đến 2018 chỉ chiếm từ 31,5 % đến 36,1 % tổng số doanh nghiệp, làm cho nguồn thu từ các sắc thuế trong các năm này thấp Kết quả hoạt động doanh nghiệp . qua các năm lợi nhuận bằng không và lỗ. Điều này chứng tỏ nguồn thu từ thuế TNDN không đáng kể, chiếm tỷ trọng không cao trong số thu DN.