Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá nội bộ

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 24 - 29)

Việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và đánh giá nội bộ doanh nghiệp sẽ làm cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình.

1.5.1.Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định các cơ hội và thách thức tiềm ẩn đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp gồm 3 cấp: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (môi trường vĩ mô) và môi trường ngành (môi trường vi mô). Đó là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được bởi vậy cần phân biệt rõ và tìm cách thích nghi trong hoạt động kinh doanh.

1.5.1.1 Phân tích môi trường quốc tế

Bao gồm việc phân tích ảnh hưởng của chính trị thế giới, tác động của kinh tế thế giới, tác động của luật pháp và thông lệ quốc tế , tác động của yếu tố kỹ thuật công nghệ quốc tế và tác động của các yếu tố văn hóa quốc tế.

1.5.1.2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô:

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi:

hiện nay doanh nghiệp đang đối phó với vấn đề gì? Có 5 yếu tố quan trọng nhất bao trùm của môi trường vĩ mô là: Yếu tố chính trị và pháp luật; Yếu tố kinh tế ; Yếu tố kỹ thuật công nghệ; Điều kiện - tự nhiên và cơ sở hạ tầng; Yếu tố văn hóa xã hội.

1.5.1.3 Các yếu tố của môi trường vi mô

Môi trường vi mô hay là môi trường kinh doanh ngành gồm các yếu tố trong ngành và bên ngoài doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành.

Môi trường của một ngành công nghiệp bao gồm các yếu tố chính là Các nhà cung cấp; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Sản phẩm thay thế; và Quan hệ công chúng.

Trên cơ sở các phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp lập bảng tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các bước sau:



 Liệt kê các yếu tố môi trường cơ bản tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố từ 1-3 đối với ngành (1=thấp, 2=trung bình, 3=cao).



 Xác định hệ số tác động của từng yếu tố từ 0-3 đối với doanh nghiệp (0= không tác động, 1=ít, 2=trung bình, 3=nhiều).



 Mô tả tính chất tác động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: mang dấu (+) nếu tác động tốt, mang dấu ( ) nếu - tác động xấu.

 Tính điểm cho mỗi yếu tố, là tích số của mức độ quan trọng với mức độ tác động và đặt dấu (+) hoặc ( ) vào kết quả thu được.- Tổng hợp trong bảng sau đây:

Các yếu tố môi trường

cơ bản

Mức độ quan trọng của yếu tố

đối với ngành

Mức độ tác ộng đ của yếu tố đối với

doanhnghiệp

Tính chất tác động

Điểm

(1) (2) (3) (4) (5)

Căn cứ điểm đạt được của từng yếu tố nhận định các cơ hội thách thức chủ yếu đối với doanh nghiệp và xác định thứ tự ưu tiên của chúng.

1.5.2. Đánh giá nội bộ doanh nghiệp

Để tìm ra những chiến lược hợp lý và có hiệu quả nhất thì điều quan trọng là phải biết tổ chức đó có thể và không thể làm tốt những gì, họ đang có và không có những tài sản gì? Việc phân tích đánh giá nội bộ doanh nghiệp sẽ trả lời các câu hỏi đó. Các yếu tố nội tại (bên trong) doanh nghiệp luôn tồn tại hai loại: những yếu tố tích cực và các yếu tố không tích cực. Các yếu tố tích cực sẽ tạo ra các thế mạnh và các yếu

tố không tích cực sẽ gây ra các hạn chế, các điểm yếu của doanh nghiệp.

Thế mạnh của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Nói một các khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu của doanh nghiệp là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp tạo nên thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của doanh nghệp; Sản phẩm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin của doanh nghiệp;

Hệ thống quản lý của doanh nghiệp; Hoạt động marketing; Các yếu tố về tài chính; Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Văn hóa kinh doanh.

Trên cơ sở các phân tích đánh giá nội bộ doanh nghiệp lập bảng tổng hợp đánh giá tình hình nội bộ của doanh nghiệp, trình từ lập bảng cũng tương tự như đối với bảng tổng hợp đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài, tổng hợp trong bảng sau:

Các yếu tố nội bộ cơ

bản

Mức độ quan trọng của yếu tố

đối với ngành

Mức độ tác ộng đ của yếu tố đối với

doanh nghiệp

Tính chất

tác động Điểm

(1) (2) (3) (4) (5)

Căn cứ điểm đạt được của từng yếu tố nhận định các thế mạnh điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp và xác định thứ tự ưu tiên của chúng.

1.5.3.Phân tích SWOT

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá nội bộ doanh nghiệp tiến hành lập ma trận SWOT để phân tích các thế mạnh (S- Strengths), những điểm yếu (W-Weaknesses), các cơ hội (O- Opprtunities) và các thách thức (T-Threats). Phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu theo tứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.

Bước 2: Liệt kê các mội thách thức chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp theo tứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.

Bước 3: Liệt kê những thế mạnh chủ yếu theo tứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp theo tứ tự từ nhiều đến ít.

Bước 5: Kết hợp thế mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội.

Bước 7: Kết hợp thế mạnh bên trong với mối thách thức bên ngoài và đề xuất phương án ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với thách thức thách thức từ bên ngoài.

Bước8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối thách thức bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT. Chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối thách thức từ bên ngoài.

Ma trận SWOT như sau:

Phân tích SWOT

Cơhội (O):

1.2.

3.

. ..

Thách thức (T):

1.2.

3.

Thế mạnh(S): ...

1.2.

3.

...

Chiến lược tận dụng cơ hội bằng cách sử dụng thế mạnh (S/O)

Chiến lược sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (S/T)

Điểm yếu(W):

1.2.

3.

...

Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu (O/W)

Giảm thiểu các điểm yếu, tránh khỏi các thách thức (W/T)

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)