Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT,

2.3. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài

2.3.2. Phân tích môi trường vĩ mô

Việt nam đang trong giai đoạn đổi mới, hội nhập vào thị trường thế giới, môi trường kinh tế ngày càng thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong vòng 10 năm lại đây Việt nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định làm cho sức cung, cầu của nền kinh tế ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Lạm phát đồng Việt nam được kiểm soát và không có nhiều biến động lớn trong thời gian vừa qua, tuy nhiên giá vàng tăng khá lớn do biến động của giá vàng thế giới. Lãi suất ngân hàng đồng Việt nam và đô la Mỹ khá ổn định đảm bảo một môi trường tài chính lành mạnh.

Chính sách tiền tệ: trong thời gian vừa qua với các chính sách tiền tệ của Nhà nước, tỷ giá của đồng Việt nam so với các đồng ngoại tệ khác khá ổn định. Trong thời gian tới Nhà nước tiếp tục có chính sách giữ vững tỷ giá của đồng Việt nam. Với sự ổn định tương đối của đồng Việt nam thì giá vật tư thiết bị nhập khẩu sẽ không bị ảnh hưởng đột biến bởi yếu tố tỷ giá.

Nhà nước đang tiếp tục thực hiện chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với việc thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán; bán cổ phần nhiều hơn cho các nhà đầu tư ngoài doanh

bất động sản, mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài làm cho thị trường tài chính của Việt nam mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Nhà nước đã có các chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư phát triển ngành dầu khí như các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị...

2.3.2.2 Phân tích môi trường chính trị, luật pháp

Việt nam được đánh giá là một trong những nước có sự ổn định chính trị cao, đây là một trong những yếu tố quan trọng làm gia tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài trong tình hình chính trị thế giới có khá nhiều bất ổn hiện nay. Với sự ổn định về chính trị đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn.

Pháp luật : Hệ thống luật pháp của nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện. Việc ra đời một loạt các luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đấu thầu, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật Dầu khí, Bộ luật lao động, các Luật thuế ... đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, hình thành môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty cần phải lường trước được như hệ thống luật pháp thiếu tính thống nhất, có sự chia cắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật về dân sự, pháp luật về kinh tế, thương mại, v.v, giữa luật và các văn bản hướng dẫn.

hù hợp, tính thiếu minh bạch của thị trường bất động sản ở Việt nam gây khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng các công trình.

Thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phức tạp, một dự án từ khi có ý tưởng đến khi triển khai hòan thành phải qua rất nhiều khâu trình duyệt mất rất nhiều thời gian và công sức làm mất đi cơ hội kinh doanh.

Thủ tục hành chính: thủ tục hành chính rườm rà, công chức Nhà nước nhũng nhiễu nhân dân, doanh nghiệp đang là vấn đề nhức nhối ở Việt nam. Trong thời gian gần đây Nhà nước đã có nhiều biện pháp để cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên tình hình hầu như vẫn chưa được cải thiện và vẫn còn là vấn đề Công ty cần phải đặt ra khi xem xét các phương án kinh doanh.

2.3.2.3 Phân tích môi trường kỹ thuật và công nghệ

Cơ sởvật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân đã được cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, một số ngành như bưu chính viễn thông, điện lực, dầu khí.. đã đạt tới trình độ kỹ thuật ngang bằng với các nước trong khu vực. Nhưng nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Việt nam còn nghèo nàn, lạc hậu ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ và đầu tư nước ngoài diễn ra tương đối mạnh trong nhữngnăm vừa qua. Đặc biệt chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Việt nam đã bước đầu hình thành hệ thống pháp lý thể chế về bảo hộ - quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể là đã hình thành cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề sở hữu công nghệ (Cục sở hữu công nghiệp); đã ban

hữu công nghiệp... Tuy nhiên, hệ thống pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ/sở hữu công nghiệp còn chưa đầy đủ; những quy định pháp lý đã có lại chưa được thực hiện có hiệu quả và hiệu lực.

2.3.2.4 Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Thời tiết trong các năm vừa qua diễn biến bất thường, thiên tai và dịch bệnh gây nhiều khó khăn và tổn thất cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Giá dầu trên thế giới tăng mạnh trong thời gian vừa qua làm gia tăng chi phí đầu vào của hàng hóa, dịch vụ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hệ thống kết cầu hạ tầng cho sản xuất kinh doanh bao gồm: điện, cấp thoát nước, cầu, đường, bến cảng, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không, kho tàng, viễn thông... Nhìn chung, mức độ phát triển hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh.

Hệ thống cầu đường của Việt nam còn quá kém không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhiều cầu và đường còn quá nhỏ không chịu được tải trọng cao, hầu hết đường xá trong các đô thị bị giao cắt gây nên tắc nghẽn giao thông, phương tiện giao thông công cộng thiếu và lạc hậu.

Đường sắt chỉ có một chiều và nhỏ, không có toa xe chuyên dụng chở container và toa lạnh.

Ngành hàng không đã được trang bị máy bay hiện đại nhưng số lượng ít và mạng lưới đường bay hẹp; hành khách và hàng hóa phải trung chuyển qua các sân bay và đầu mối ở nước khác làm tăng chi phí và thời gian.

Đội tàu thuỷ, kể cả tàu viễn dương cũ, trọng tải thấp. Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu lớn; tốc độ giải phóng hàng thấp do thiết bị

bốc xếp lại cao so với các nước trong khu vực.

Giá đất xây dựng ở đô thị, giá bất động sản bị đẩy lên quá cao. Giá thuê mặt bằng kinh doanh, thuê đất trong khu công nghiệp cao.

Chất lượng điện cung ứng kém, không đảm bảo điện áp; vẫn còn tình trạng bị cắt do thiếu điện; giá bán điện cao.

Trong những năm qua ngành viễn thông đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại nhưng giá cước điện thoại quốc tế vẫn còn cao, tốc độ đường truyền Internet thấp.

2.3.2.5 Phân tích môi trường xã hội

Với quy mô và tốc độ tăng dân số của Việt nam như hiện nay thì nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng của xã hội không ngừng tăng lên, nó là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Lực lượng lao động của Việt nam dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, giá cả sức lao động tương đối thấp đó là những thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục đó là tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn còn rất thấp, năng suất lao động thấp, sức khỏe của người lao động nói chung chưa đáp ứng yêu cầu lao động công nghiệp, trình độ ngoại ngữ thấp xa so với các nước trong khu vực.

Các quy chế về bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, về các trách nhiệm xã hội chưa đầy đủ và chưa được thực hiện tốt. Số vụ đình công và xung đột giữa người sử dụng lao động và lao động trong những năm qua tăng lên nhanh chóng. Thuế thu nhập cá nhân có khởi điểm thấp, tốc độ lũy tiến cao và không được khấu trừ những khoản chi phí sinh hoạt tối thiểu

đến môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)