CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
3.6. Các giải pháp thực hiện chiến lược
3.6.1. Giải pháp 1 - Thu gom khí từ các mỏ
a) Mục tiêu của giải pháp
Tận dụng tối đa nguồn khí đồng hành và bổ sung các nguồn cung mới để duy trì và gia tăng sản lượng khí vào bờ.
b) Những nội dung chính của giải pháp
Phối hợp với các chủ mỏ khai thác dầu khí và các hộ tiêu thụ để xây dựng kế hoạch thu gom hợp lý, hiệu quả.
Phối hợp với các chủ mỏ để có chế độ khai thác linh hoạt, sử dụng tối đa lượng khí đồng hành, điều chỉnh chế độ khai thác của các mỏ khí tự nhiên nhằm đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí vào bờ tránh việc đốt bỏ.
Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển, phân phối khí các mỏ khí đã có kế hoạch xây dựng và khai thác.
Nghiên
quanh các mỏ chính để nâng cao sản lượng khai thác khí và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
c) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Bể Cửu Long: Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư để thu gom đưa khí vào bờ từ mỏ Cá ngừ vàng vào năm 2008, Sư tử đen Sư tử vàng vào năm 2009, Emerald vào năm 2011, Sư tử trắng vào năm 2012.
- Bể Nam Côn Sơn: chuẩn bị các cơ sở để tiếp nhận quyền điều hành đường ống Nam Côn Sơn vào năm 2007, duy trì sản lượng khai thác 2,7 tỷ m3 khí/năm của mỏ Lan Tây/Lan Đỏ. Chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận khí từ lô 11.2 (Rồng Đôi Rồng Đôi Tây) vào năm 2007, - 1,5 tỷ m3 khí từ lô 05.2, 05.3 (Hải Thạch, Mộc Tinh) vào năm 2010.
- Bể Malay - Thổ Chu: Chuẩn bị để tiếp nhận khí vào bờ của cụm mỏ PM3-CAA và mỏ Cái nước vào năm 2007; mỏ Kim Long, Cá Voi, Ác Quỷ vào năm 2009.
d) Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện giải pháp
TT Giai đoạn Nhu cầu vốn
(triệu USD)
1 2006 2010- 12.000
2 2011 2005- 300
e) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
Duy trì và gia tăng nguồn cung cấp khí, đảm bảo tốc độ tăng trưởng của Công ty.
a) Mục tiêu của giải pháp
Đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.
b) Những nội dung chính của giải pháp
Triển khai đầu tư xây dựng các công trình khí một cách đồng bộ từ thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, tiêu thụ khí và các sản phẩm khí.
Tăng cường hiệu quả đầu tư bằng các biện pháp như: nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng hiệu quả các dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư;
phân kỳ đầu tư theo nhu cầu của thị trường.
Xây dựng cơ chế đặc thù cho ngành khí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để đảm bảo tiến độ và chất lượng của các công trình khí.
c) Dự kiến nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển
Giai đoạn Nhu cầu vốn
(triệu USD)
2006 2010- Thu gom khí 800
Xử lý, phân phối, chế biến khí 300 Tàng trữ và phân phối sản phẩm
lỏng 100
2011 2015- Thu gom khí 300
Xử lý, phân phối, chế biến khí 400 Tàng trữ và phân phối sản phẩm 100 d) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Nghiên cứu, thu thập thông tin về nguồn khí, về thị trường tiến hành lập dự án đầu tư.
Nghiên c
tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng cơ chế đặc thù cho ngành khí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
e) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
Xây dựng được cơ chế đặc thù cho ngành khí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng đảm bảo tiến độ của các dự án và đảm bảo hiệu quả của các dự án đầu tư.
3.6.3. Giải pháp 3 - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý a) Mục tiêu của giải pháp
Hoàn thiện bộ máy tổ chức Tổng Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vào cuối năm 2007, nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
b) Những nội dung chính của giải pháp
Xây dựng đề án chuyển đổi Công ty thành Tổng Công ty khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Thực hiện phân cấp mạnh mẽ, giao cho các đơn vị thành viên quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi phân cấp để tăng cường hiệu quả công việc.
Duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999.
c) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Hoàn thành xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của Tổng Công ty khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con vào Quý III/2007.
lại các xí nghiệp hiện nay trong năm 2007.
- Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng và an toàn theo định kỳ hàng Quý.
- Xây dựng mạng thông tin điện tử để áp dụng trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
d) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
PVGAS sẽ có bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, hoạt động có hiệu quả.
3.6.4. Giải pháp 4 - Giải pháp về tài chính a) Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng cơ chế tài chính của Tổng công ty đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
b) Những nội dung chính của giải pháp
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước và tham khảo nước ngoài để Xây dựng cơ chế tài chính của Tổng công ty khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, đảm bảo quyền tự chủ về - tài chính, tự quyết và chịu trách nhiệm theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hóa nguồn vốn: huy động vốn tự có, vốn Nhà nước, Tập đoàn Dầu Khí, vốn vay trong nước, ngoài nước, liên doanh, liên kết ... nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
c) Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2007-2015
Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2003 2015 khoảng 2,4 tỷ USD, trong đó-
+
+ Vay ODA: 500 triệu USD
+ Vay tín dụng: 1.100 triệu USD d) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Hoàn thành xây dựng quy chế tài chính của Tổng Công ty khí vào Quý III/2007.
- Tìm kiếm các nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng ngành khí, các nguồn vay tín dụng cho các dự án đầu tư phát triển.
e) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
Đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
3.6.5. Giải pháp 5 - Phát triển nguồn nhân lực a) Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu phát triển của Công ty.
b) Những nội dung chính của giải pháp
- Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân.
- Xây dựng hệ thống lương, thưởng, chính sách đãi ngộ để giữ và thu hút nhân tài trong và ngoài nước đặc biệt là các kỹ sư trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài và các trường đại học lớn trong nước.
- Đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho người lao động để phát huy năng lực, sáng kiến; có chính sách khen thưởng xứng đáng cho các công trình, đề tài, sáng kiến mang lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.
ty.
c) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Thường xuyên mở các khóa tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn ở trong nước để cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân cập nhật, nâng cao trình độ. Gửi các kỹ sư tham gia các khóa đào tạo kỹ thuật chuyên sâu ở các nước phát triển để học tập kỹ thuật, công nghệ mới. Khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học để nâng cao trình độ.
- Xây dựng hệ thống bậc lương chức danh và các bảng mô tả công việc cho từng chức danh. Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng theo kết quả hoạt động và mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận, cá nhân. Cấp học bổng cho một số sinh viên giỏi của các trường đại học lớn trong nước để đưa về công ty sau tốt nghiệp. Ưu tiên tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ cho các kỹ sư giỏi tốt nghiệp ở nước ngoài.
- Xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng tạo trong cán bộ công nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các sáng kiến mang lại hiệu quả cho Công ty.
- Ban hành và kiểm soát chặt chẽ nội quy lao động. Từng bước xây dựng tác phong làm việc công nghiệp và văn hóa Công ty.
d) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
Xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo cho thành công của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.6.6. Giải pháp 6 - Phát triển khoa học công nghệ- a) Mục tiêu của giải pháp
sáng tạo của cán bộ công nhân viên.
b) Những nội dung chính của giải pháp
- Nghiên cứu, lựa chọn, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Liên doanh, liên kết với các nước, các trường đại học và Viện nghiên cứu ... hiện đại hóa sản xuất, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm ... để nâng cao chất lượng hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
- Triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong công ty và tạo điều kiện để đưa các đề tài, sáng kiến vào ứng dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Đưa công nghệ thông tin vào sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý, giao dịch, sản xuất, kinh doanh.
c) Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp
- Thường xuyên tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của nước ngoài bằng các hình thức tham gia hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, cử các bộ đi tham quan học tập nước ngoài, mua các tài liệu tạp chí chuyên ngành.
- Có phương pháp lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp khi triển khai đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị sản xuất như sử dụng chuyên gia tư vấn quốc tế, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật công nghệ, mời các hãng lớn có tên tuổi ...
- Giành một phần đáng kể ngân sách hàng năm để đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng ngay các kết quả ngiên cứu, sángkiến vào sản xuất.
d) Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
sản xuất kinh doanh.
3.7. Tóm tắt nội dung chương
Nội dung chủ yếu của chương này gồm:
a) Các căn cứ để hoạch định chiến lược
Chiến lược của Công ty được hoạch định trên cơ sở mục tiêu chiến lược, những thế mạnh điểm yếu của Công ty, các cơ hội và thách thức từ bên ngoài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và dự báo nhu cầu của thị trường.
b) Cân đối cung cầu khí giai đoạn 2007 2015-
Trên cơ sở các dự báo về nguồn cung ứng và nhu cầu của khách hàng tiến hành cân đối cung cầu các sản phẩm khí để làm cơ sở đề ra các mục tiêu và chiến lược kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
c) Xác định mục tiêu đến năm 2015 của PVGAS là:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Duy trì tốc độ phát triển và giữ vững vị thế dẫn đầu của Công ty trong ngành công nghiệp khí Việt nam, có tiềm lực mạnh để cạnh tranh với các Công ty nước ngoài.
+ Phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước trong các lĩnh vực sản xuất điện, phân bón, hóa chất, các ngành công nghiệp khác, giao thông vận tải và tiêu dùng gia đình.
+ Sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí.
- Mục tiêu cụ thể:
+
khoảng 30%/năm.
+ Phát triển thị trườngtiêu thụ khí trong nước
+ Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống vận chuyển, tàng trữ, phân phối khí
+ Đa dạng hóa sản phẩm.
d) Phântích ma trận SWOT và đề ra các phương án chiến lược kinh doanh cho Công ty.
e) Đánh giá các phương án và lựa chọn các chiến lược gồm:
- Chiến lược phát triển thị trường: phát triển thêm thị trường mới cho các sản phẩm chủ yếu của Công ty là khí khô và LPG.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm CNG, LNG.
- Chiến lược liên doanh: Phối hợp với Tổng công ty thăm dò khai thác để lựa chọn các đối tác ký kết các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh khí.
f) Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược, bao gồm:
- Giải pháp về thu gom khí: mục tiêu là tận dụng tối đa nguồn khí đồng hành và bổ sung các nguồn cung mới để duy trì và gia tăng sản lượng khí vào bờ.
- Giải pháp về đầu tư phát triển: mục tiêu là đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý: mục tiêu là hoàn thiện bộ máy tổ chức Tổng Công ty hoạt động theo mô hình công ty
-
đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Giải pháp về tài chính: mục tiêu là Xây dựng cơ chế tài chính của Tổng công ty đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: mục tiêu là Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu phát triển của Công ty.
- Giải pháp về phát triển khoa học - công nghệ: Đảm bảo công nghệ sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả, phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ công nhân viên.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa công tác hoạch định và quản lý chiến lược kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp. Việc đánh giá đúng năng lực của mình và môi trường kinh doanh để đề ra được các chiến lược phù hợp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Luận văn "Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS đến năm 2015" đã tổng hợp các lý luận về chiến lược kinh doanh; phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí. Trên cơ sở đó nhận định các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, xác định các cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh đối với công ty và đưa ra được các chiến lược kinh doanh nhằm duy trì vị thế và tốc độ tăng trưởng của Công ty.
Luận văn cũng đưa ra được kế hoạch thực hiện và các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty PVGAS.
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn do việc nghiên cứu trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS, luận văn có thể được Lãnh đạo công ty PVGAS tham khảo sử dụng trong công tác quản lý của Công ty.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế luận văn chắc không thể tránh khỏi các sai sót, tôi mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức để nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tôi cũng xin cảm ơn các Phòng Kế hoạch, Phòng Dự án, Phòng Tổ chức, Phòng Hành chính, Ban quản lý dự án của Công ty PVGAS đã cung cấp thông tin và tài liệu để tôi thực hiện luận văn này.
-
và quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lan Anh (2004), Quản lý chiến lược, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội.
2. Fredr R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
3. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Boby R.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
4. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2005), Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội.
5. Nguyễn Tấn Phước (1996), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động-xã hội, Hà nội.
7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
8. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị, tập (1, 2), Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh.
9. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà nội. 10. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chế biến và
kinh doanh sản phẩm khí năm 2001-2005.
11. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Dầu Khí số 19/2000-QH10, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội.
12. Thủ Tướng Chính Phủ (2006), Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 về việc phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.