Phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG

3.5. Chiến lược kinh doanh

3.5.2. Các chiến lược bộ phận

3.5.2.2 Phát triển sản phẩm

Đa dạng hóa các sản phẩm khí: ngoài khí khô cung cấp cho điện, đạm, các hộ công nghiệp, condensate để sản xuất xăngdầu, LPG để tiêu dùng gia đình cần nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới như Methanol, Ethylen, CNG, LNG cụ thể:

3.5.2.2.1 Lựa chọn các sản phẩm để phát triển:

Methanol là sản phẩm hóa dầu cơ bản để sản xuất formaldehyde, axit axetic, metylmetacrylat (MMA), dimetyl terephtalat (DMT), dung môi, các dẫn xuất sản xuất cao su, nhựa sơn, keo dán... Ngoài ra, gần đây còn có xu hướng chuyển hóa metanol thành olefin.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ methanol của nước ta rất nhỏ (khoảng 3.000 - 5.000 tấn/năm) và phải nhập khẩu 100%. Theo dự báo của Bộ Công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ methanol của Việt Nam đến năm 2010 sẽ khoảng 10.000 15.000 tấn/năm. Tuy nhiên, cũng có nguồn dự báo cho - rằng nhu cầu methanol của Việt Nam có thể lên tới 300.000 tấn vào năm 2010 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ formaldehyde (đang nhập khẩu 100%) rất lớn phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và một số nhu cầu khác.

Trên thế giới một dự án dự án sản xuất methanol công suất 660.000tấn/năm có tổng mức đầu tư vào khoảng 350 triệu USD (qui mô công suất tối thiểu để việc đầu tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế). Với công suất như vậy thì dự án có thể tiêu thụ 500 550 triệu m3 khí/năm, - nhưng giá khí chấp nhận chỉ từ 1,3 đến 1,5 USD/triệu BTU.

b) Sản xuất ethylen

Ethylen là nguyên liệu cho sản xuất nhiều sản phẩm hóa dầu thông dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như polyethylen (PE), vinyl clorua (VCM - nguyên liệu sản xuất nhựa PVC), styren (SM nguyên liệu sản - xuất nhựa polyetyren PS), etylen oxyl (EO) và một số sản phẩm khác như etylbenzen, etanol, axit axetic, vinyl axetic vv... Hiện tại nước ta chưa sản xuất etylen và các dẫn xuất đi từ etylen. Phát triển các dự án hóa chất cơ bản và hóa dầu luôn nằm trong mong muốn của Tổng công ty Hóa chất cũng như Tổng công ty Dầu khí.

300.000 tấn/năm mới đạt hiệu quả kinh tế. Nhu cầu etan cần thiết để sản xuất 300.000 tấn ethylen/năm sẽ vào khoảng 375.000 tấn/năm, và nếu đi từ khí thiên nhiên sẽ cần tới 7,8 tỷ m3/năm.

Xét về thành phần khí, tỉ lệ etan trong khí khai thác ở Việt nam thấp (3- 4%) và hàm lượng C02 lại quá cao (trung bình 20 23%). Thực tế này - cho thấy nguồn khí ở Việt Nam nói chung không thích hợp để phát triển dự án sản xuất ethylen.

c) CNG

Công nghệ sử dụng CNG (Compress Natural Gas) cho các phương tiện giao thông vận tải đang được phát triển nhanh chóng tại nhiều nơi trên thế giới do ưu điểm về môi trường.

Các nước và khu vực đi tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể tới là Mỹ, Canada, Mêhicô, Vênêzuêla, Châu Âu, Úc, NhậtBản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Đến nay, đã có hơn 1,4 triệu xe trên toàn thế giới được ứng dụng công nghệ CNG.

Phát triển CNG sẽ thu được những lợi ích sau:

- Lợi ích về môi trường và sức khỏe. Bởi vì động cơ chạy xăng dầu tạo ra trên 50% lượng khí phát thải gây ô nhiễm nguy hiểm cho bầu không khí. So với động cơ chạy bằng xăng, dầu truyền thống, động cơ chạy bằng khí thiên nhiên có thể làm giảm lượng C0 thải ra đến 70%, khí hữu cơ phi metan 89%, N0x 87% và C02 -20 30%.

- Tăng an toàn năng lượng quốc gia: Phát triển CNG cho phép sử dụng khí như một nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu trong giao thông vận tải. Với những nước phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm dầu như nước ta, nhu cầu xăng, dầu cho giao thông vận tải giảm còn

nhập khẩu hàng năm.

- Tạo điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm: Phát triển CNG bao gồm việc triển khai không chỉ các dự án chế tạo mới và cải tạo chuyển đổi động cơ cho phù hợp với việc tiêu thụ CNG mà còn hàng loạt các dự án có liên quan khác như xây dựng và vận hành trạm nén và hệ thống phân phối CNG. Như vậy, hàng vạn việc làm mới sẽ được tạo ra cho xã hội.

- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu: tại nhiều nước, giá cung cấp CNG được xác định chỉ bằng 60-70% giá diesel và bằng khoảng một nửa giá xăng. Điều này tạo điều kiện cho những người sử dụng CNG có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí nhiên liệu cho việc chạy xe so với người sử dụng xe chạy xăng/diesel thông thường.

Ở nước ta, vấn đề ứng dụng khí trong giao thông vận tải đã bước đầu được một số trường đại học, đơn vị thuộc ngành dầu khí và giao thông vận tải nghiên cứu, thử nghiệm từ vài năm gần đây. Tại đồng bằng sông Cửu Long, sự phát triển đặc biệt của giao thông vận tải thủy cho thấy nếu phát triển được các dự án tàu thuyền chạy khí sẽ tạo nên một thị trường tiêu thụ khí đáng kể, Ở đây, do đặc điểm sông ngoài, kênh mương chằng chịt, hầu hết các gia đình đều trang bị xuống máy (công suất 6-10 mã lực, chạy xăng) cho nhu cầu đi lại và vận tải hàng ngày của mình. Mặt khác, với vai trò của một vùng đóng góp trên 50% sản lượng và trên 60% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy hải sản hàng năm của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long cũng chính là nơi tập trung một khối lượng lớn công suất tàu thuyền máy đánh bắt hải sản (khoảng 30% so với cả nước, chạy diesel), đặc biệt là tàu thuyền lớn đánh bắt xa bờ.

Theo kết quả điều tra và dự báo mới đây của Công ty tư vần đầu tư xây

Nam sông Hậu có thể lên tới khoảng 2,1 triệu mã lực vào năm 2005 và 2,84 triệu mã lực vào năm 2010. Nhu cầu nhiên liệu hàng năm nếu quy đổi tương đương ra khí (với nhiệt trị tính toán của khí sạch là 8904,6 kcal/m3) sẽ khoảng 1451 triệu m3 khí vào năm 2005 và 1933,7 triệu m3 khí vào năm 2010.

Ước tính nếu mỗi năm chuyển đổi thành công được từ 720 đến 1200 tàu thuyền sang chạy CNG, bắt đầu từ 2007 với những tàu thuyền công suất dưới 50 mã lực và sau năm 2015 phát triển sang các loại tàu thuyền lớn hơn. Nhu cầu tiêu thụ khí trong giao thông vận tải có thể diễn biến như hình dư đới ây. Theo đó, đến năm 2010, thị phần của tàu thuyền chạy khí sẽ chiếm khoảng 5% tổng công suất tàu thuyền máy (vận tải và đánh bắt thủy hải sản) tại Tây Nam.

Chi phí đầu tư cho một dự án CNG gồm: chi phí chuyển đổi động cơ, chi phí xây dựng hạ tầng cơ sở hệ thống trạm nén khí, trạm phân phối CNG, trạm bảo dưỡng phương tiện chạy CNG... Tổng số tiền đầu tư sẽ tùy thuộc vào quy mô dự án, công nghệ chuyển đổi được lựa chọn và loại phương tiện được chuyển đổi.

d) LNG

LNG là sản phẩm khí được hóa lỏng ở nhiệt độ thấp (âm 250 độ) có thể trữ được trong các bồn chứa có bọc bảo ôn. LNG có thể vận chuyển bằng tàu chứa đưa vào các kho lạnh và nối với hệ thống đường ống để thay thế cho khí thấp áp.

Hiện nay việc sử dụng LNG trên thế giới khá phổ biến, đặc biệt là những nước có nguồn khí hạn chế hoặc những khu vực xa nguồn cung cấp khí.Sử dụng LNG có những ưu điểm sau:

80% so với dùng LPG;

- Không phụ thuộc vào nguồn khí ở địa phương do LNG có thể được vận chuyển bằng tàu;

- Không gây ô nhiễm môi trường.

Qua các phân tích sản phẩm mới nêu trên tác giả đề xuất chọn 2 loại sản phẩm mới để phát triển là CNG và LNG.

3.5.2.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm

a) Nghiên cứu, phát triển sản phẩm CNG dùng trong giao thông vận tải



 Tiến hành nghiên cứu chuyển giao công nghệ sử dụng CNG cho giao thông vận tải vào Việt Nam.



 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và nghiên cứu thị trường, tiếp thị để triển khai ứng dụng CNG trong giao thông vận tải.

Kế hoạch triển khai cụ thể:

- Lập dự án đầu tư xây dựng các trạm nén khí CNG.

- Triển khai tiếp thị cho các khách hàng vận tải chuyển đổi sang sử dụng CNG.

b) Nghiên cứu, phát triển sản phẩm LNG để đưa vào sử dụng ở Việt nam.



 Tiến hành nghiên cứu chuyển giao công nghệ sử dụng LNG vào Việt Nam.





 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và nghiên cứu thị trường, tiếp thị để triển khai ứng dụng LNG.

Kế hoạch triển khai cụ thể:

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu việc sử dụng LNG ở nước ngoài.

-

- Lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ thống LNG.

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty pvgas đến năm 2015 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)