CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT,
2.3. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
2.3.3. Phân tích môi trường quốc tế
Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã và đang phát triển mạnh trên thế giới. Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ.
Xu thế chính trị chủ yếu hiện nay trên thế giới là các nước lớn một mặt ổn định chính trị, chung sống hòa bình với nhau, mặt khác tiếp tục đường lối duy trì ưu thế ảnh hưởng về quân sự, chính trị, ngoại giao của mình để chi phối các nước khác. Các quốc gia lớn thành lập các tổ chức như khối quân sự Bắc đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu âu (EU) để duy trì ảnh hưởng của mình với phần còn lại của thế giới.
Sự hình thành các tổ chức kinh tế khu vực; tốc độ phát triển kinh tế thế giới; tình hình giá cả và lạm phát của các đồng tiền mạnh trên thế giới;
khủng hoảng kinh tế và các mối quan hệ thương mại trên thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống luật pháp quốc tế và các thông lệ quốc tế trong kinh doanh được sử dụng trong các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp Việt nam. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực là những quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ...
Khoa học công nghệ trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn vừa qua. Sự ra phát triển của công nghệ thông tin đã làm
đời một loại giao dịch thương mại mới là thương mại điện tử. Nhiều vật liệu và công nghệ mới ra đời đã làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Do tác động của toàn cầu hóa và khoa học công nghệ nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Nền văn hóa của mỗi nước chịu tác động các yếu tố văn hóa ngoại lai sẽ tiếp nhận có chọn lọc những phong tục tập quán, hành vi ứng xử, quan hệ đạo đức, tôn giáo của các dân tộc khác trên thế giới. Ngược lại nền văn hóa dân tộc lại tác động trở lại vào nền văn hóa nhân loại. Các tập quán này ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp, quan hệ ứng xử, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng.
Đại hội đảng lần thứ IV năm 1886 của đảng cộng sản Việt nam đã mở đường cho chiến lược phát triển hội nhập và mở của của Việt nam. Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã làm cho nền kinh tế Việt nam vận động theo những hình thái mới.
Quá trình hội nhập và mở cửa của Việt nam được đánh dấu bằng các sự kiện sau: năm 1992 Việt nam ký hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản. Năm 1995 chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Châu Á (ASEAN) và từ năm 2006 thực hiện chương trình của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Năm 1998 là thành viên của Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Năm 2000 ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ và có thể trở thành thành - thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006.
Tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 150 nước và vùng lãnh thổ.
Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài đã phân tích ở Chương 2 nêu trên lập bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường bên ngoài để nhận định các cơ hội và thách thức đối chủ yếu với Công ty.
Bảng 2.11 Tổng hợp đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường bên ngoài-
Các yếu tố môi trường cơ bản
Mức độ quan trọng
của yếu tố đối với ngành
Mức độ tác động của yếu tố
đối với doanh nghiệp
Tính chất tác động
Điểm
(1) (2) (3) (4) (5)
Khách hàng
Khách hàng tiêu thụ khí khô
Sản lượng tiêu thụ ổn định 3 3 + +9
Còn nhiều khách hàng tiềm
năng 3 3 + +9
Khách hàng LPG
Tăng liên tục 2 2 + +6
Nguồn khí
Khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ và
Rạng Đông đang giảm dần 2 3 - -6
Một số mỏ khí mới sắp đưa vào
khai thác 3 3 + +9
Nguồn khí nằm ngoài biển, chi
phí xây dựng, vận hành lớn 2 2 - -4
Nguồn LPG
Giảm dần ở nhà máy GPP 1 3 - -3
Bổ sung nguồn LPG từ nhà máy
lọc dầu Dung Quất 2 3 + +6
Sản phẩm thay thể
Các nhiên liệu truyền thống 1 1 - -1
Nhập khẩu LNG thay thế khí 2 2 + +4
Đối thủ cạnh tranh
Các công ty trong nước 1 1 1
Các công ty nước ngoài 2 1 - -2
Quan hệ công chúng
Phối hợp với địa phương đảm bảo an ninh, an toàn cho các công trình khí
2 2 + +4
Quan hệ với các cơ quan truyền
thông 1 2 + +2
Môi trường kinh tế