Vấn đề hiệu suất trong mạng liên thông

Một phần của tài liệu Các hệ vi xử lý tiên tiến (Trang 41 - 42)

Trong phần này, chúng ta sẽ giới thiệu một số yếu tố để đánh giá hiệu suất của các kết nối mạng tĩnh và động. Trong quá trình giới thiệu các yếu tố để đánh giá hiệu suất, chúng ta sẽ chỉ ra cách thức tính các yếu tố này trong các mạng mẫu được chọn từ những kết nối mạng đã được giới thiệu trong chương 2. Người đọc cần xem lại các định nghĩa trong chương 2 trước khi tiếp tục tìm hiểu phần này. Đặc biệt, người đọc nên xem lại định nghĩa đã đề cập trước đó về đường kính D, bậc d, và tính đối xứng của một mạng . Ngoài những định nghĩa đó, chúng ta còn nghiên cứu thêm các định nghĩa sau.

Độ rộng phân đôi kênh của một mạng, B, là số dây dẫn tối thiểu mà khi bị cắt,thì sẽ phân chia mạng thành 2 phần bằng nhau ứng với số nút. Sự chia đôi dây được định nghĩa là số dây qua đoạn cắt này của mạng. Ví dụ, độ rộng phân đôi của một mạng 4-cube là B = 8.

Bảng 3.1 cung cấp một số giá trị cụ thể (bằng số) của các đặc điểm topo đối với các mạng tĩnh mẫu. Biểu thức tổng quát của các đặc tính topo của một số mạng liên thông tĩnh được tóm tắt trong Bảng 3.2. Cần lưu ý rằng trong bảng này, N là số nút và n là số chiều. Trong khi trình bày những biểu thức này, chúng tôi giả sử rằng người đọc đã quen thuộc với tô pô của chúng đã được trình bày ở Chương 2.

Cấu hình mạng Độ rộng phân đôi(B) Bậc của một nút(d) Đường kính

BẢNG 3.1 Đặc tính tô pô mạng tĩnh

Băng thông: Băng thông của một mạng có thể được định nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu của mạng. Hay chuyên môn hơn (Hay theo định nghĩa phổ biến hơn), băng thông được định nghĩa là lưu lượng thông tin giới hạn được hỗ trợ bởi mạng khi mức độ tận dụng nó tiến đến một.

Một phần của tài liệu Các hệ vi xử lý tiên tiến (Trang 41 - 42)