CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNGDẠY
2.4.1 Những điểm mạnh và những điểm còn tồn tại của đội ngũ giảng
a. Những điểm mạnh
- Số lượng GV ở mức khá đủ so với các trường Cao đẳng nghề cùng ngành - Đội ngũ GV của trường có thâm niên công tác cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và đang ngày càng được trẻ hóa, cân đối giữa tuổi đời và thâm niên công tác
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở mức khá cao, tỷ lệ GV có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm hơn 65% tổng số giáo viên.
- Theo đánh giá của học sinh sinh viên, về cơ bản đội ngũ giảng viên của trường nắm vững về kiến thức chuyên môn, có tác phong phù hợp và tận tình trong quá trình giảng dạy.
b. Những tồn tại
- Số lượng cán bộ giảng dạy có trình độ và đẳng cấp cao (đẳng cấp quốc tế, đẳng cấp Asean) còn thiếu nhiều. Khối lượng giờ giảng dạy của GV là quá nặng, có bộ môn khối lượng quy đổi gấp lần khối lượng định mức.3
- Mặc dù xét chung cho toàn trường, số lượng GV hiện nay khá đầy đủ nhưng xét cho từng đơn vị, một số đơn vị còn có sự thiếu hụt về đội ngũ GV và số giờ giảng của GV ở các đơn vị này cao hơn mức trung bình của toàn trường nhiều lần.
- Độ tuổi của đội ngũ giảng viên của một số đơn vị còn khá cao
- Giảng viên biết tin học nhiều nhưng số nhân lực biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho chuyên môn ở một số đơn vị chưa cao.
- Theo đánh giá của sinh viên, kiến thức thực tế mà các giảng viên truyền đạt trong quá trình giảng dạy là chưa nhiều, khả năng truyền đạt và khả năng sử dụng
Phan Anh Đức 74 Viện kinh t và qu n lý ế ả các phương tiện dạy học hiệu quả trong quá trình tác nghiệp còn chưa được như mong muốn. Một trong số những lý do kiến thức thực tế của GV còn hạn chế do đội ngũ giáo viên của trường hiện nay đang được trẻ hóa, nhiều giáo viên về công tác tại trường mà chưa từng đi làm tại bất cứ doanh nghiệp nào.
- Một số giáo viên còn yếu về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao, ngại thay đổi phương pháp giảng dạy tích hợp, chưa tích cực trong việc nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin
- So với yêu cầu về NCKH, mô hình thiết bị dạy nghề tự làm thì đội ngũ giảng viên có phần chưa đáp ứng được yêu cầu, một số có quan niệm chưa đúng về nhiệm vụ NCKH, phát triển công nghệ và mô hình thiết bị dạy nghề tự làm.
2.4.2 Những thành tựu và những mặt hạn chế của công tác phát triển giảng viên
a. Những thành tựu
- Trong những năm qua nhà trường đó ngày một cố gắng đảm bảo số lượng giáo viên, đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giáo viên ngày một giảm nhằm ngày một nâng cao chất lượng đào tạo.
- Việc tổ chức dự giờ giáo viên thường xuyên đó có tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên
- Cơ cấu nguồn nhân lực được bổ sung và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với quy định và tương đối hợp lý cho từng đơn vị, thể hiện qua số giờ trung bình của từng đơn vị. Theo số giờ đó có thể đánh giá cơ cấu đội ngũ giáo viên hợp lý đối với các ngành.
- Nhà trường đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng được mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và phù hợp điều kiện cụ thể của trường, có quy trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, minh bạch, công khai và đúng quy định. Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên được triển khai thực hiện có hiệu quả đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.
- Nhà trường đó tập trung chỉ đạo, đầu tư thời gian, kinh phí để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho giảng viên đáp ứng yêu cầu về đào tạo, NCKH và nghiên cứu mụ hình thiết bị dạy học.
Phan Anh Đức 75 Viện kinh t và qu n lý ế ả - Nhà trường đã có nhiều chính sách và cơ chế nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước, không chỉ tạo nhiều thuận lợi về mặt thời gian mà còn có những biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính để giáo viên yên tâm học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH của đội ngũ giảng viên không ngừng được đầu tư, mở rộng và nâng cấp. Có thể nói, Cao đẳng KTCN Việt Nam – Hàn Quốc là một trong số những trường có cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tốt nhất trong số các trường Cao đẳng tại Việt Nam.
b. Những mặt hạn chế
- Việc tuyển dụng những giảng viên giảng dạy có trình độ kinh nghiệm từ đầu khá khó, hầu hết nhà trường phải tuyển dụng nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chưa nhiều kinh nghiệm thực tế và chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm .
- Trong công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên,việc đánh giá giảng viên còn chưa triệt để. Nhà trường chưa có quy định cụ thể về giảng viên thực hiện tự đánh giá, chưa lấy ý kiến đánh giá của đồng nghiệp một cách thường xuyên, chưa có các đánh giá cụ thể hàng năm về đội ngũ giảng viên.
- Chưa thực hiện thường xuyên, đồng bộ việc lấy ý kiến của sinh viên về đội ngũ giảng viên, việc lấy ý kiến của sinh viên cũng chủ yếu tập trung vào trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm của giảng viên và thiếu các đánh giá khác về phẩm chất cùng các kỹ năng khác. Sau khi lấy ý kiến của sinh viên cũng như dự giờ, không có tổng hợp lại, báo cáo khái quát.
- Các tổng hợp đánh giá đầu ra chẳng hạn như đánh giá sinh viên sau khi ra trường hiện đó được thực hiện nhưng còn chưa triệt để và hiệu quả, nhà trường chưa khảo sát định kỳ thông tin HSSV sau khi tốt nghiệp, đây là một cơ sở quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
- Chưa thực hiện phân tích công việc, lấy ý kiến của chính đội ngũ giảng viên về nhu cầu đào tạo và các nguyện vọng khác của họ. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của các khóa đào tạo bồi dưỡng
- Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ việc tự đào tạo còn thiếu
- Cơ chế khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, tạo mô hình thiết bị dạy nghề còn chưa đủ sức hút
Phan Anh Đức 76 Viện kinh t và qu n lý ế ả - Chưa có đánh giá toàn diện hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực - Kinh phí dành cho NCKH, nghiên cứu mô hình thiết bị dạy nghề còn gây khó khăn cho việc triển khai nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, sự quá tải về giảng dạy cũng làm hạn chế hoạt động NCKH của giảng viên.
- Chưa chú trọng đến việc nâng cao các kỹ năng mềm cho đội ngũ giảng viên như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trao đổi thông tin, kỹ năng viết và làm việc nhóm…
- Chính sách thưởng chưa tính đến kết quả công tác, mức chi thưởng đa phần là bằng nhau.
- Cán bộ trẻ tuyển dụng chưa có quy trình cụ thể về việc huấn luyện về trình độ sư phạm, quy trình công tác.
- Chưa chú trọng công tác đánh giá kết quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá hiệu quả ứng dụng thực tế dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ sau khi được cử đi đào tạo về nhưng không sử dụng được kiến thức đó học.
- Chưa có thống kê đầy đủ về số khóa học đó tổ chức cùng số lượng giảng viên tham dự
- Chưa có chính sách thu hút cụ thể người tài về làm công tác giảng dạy tại trường.
Phan Anh Đức 77 Viện kinh t và qu n lý ế ả
CHƯƠNG 3