Nhằm định hướng cho việc phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ môi trường; trên cơ sở
H tn nhiên Hệ xã h ội
Hình 1.1: Sơ đồ quan hệ phát triển bền vững trong kinh tế - xã h -ội tự nhiên
đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống thoát nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.
Mục tiêu đến năm 2015:
Giải quyết cơ bản yêu cầu thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đô thị, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững. Các mục tiêu là:
1. Xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị;
từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường. Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 50- 60% lên 80-90%; đối với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt 90-100%.
2. Thiết lập cơ chế tài chính đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát nước đô thị.
3. Phát triển khoa học kỹ thuật: ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa hệ thống thoát nước đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tương đương các nước trong khu vực.
4. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và Thế giới.
1.3.2. Các biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020:
a) Kiện toàn tổ chức, tăng cường pháp chế, giáo dục cộng đồng:
- Tổ chức hợp lý chuyên ngành thoát nước thuộc Bộ Xây dựng để phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm tốt chức năng quản lý nhà nước như: hoạch định chính sách, lập kế hoạch, giám sát, điều phối, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quản lý dự án.
- Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đối với chuyên ngành thoát nước thuộc Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và cá công ty thoát nước, ban quản lý
thoát nước đô thị để quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thoát nước các đô thị trên địa bàn.
- Phân công, phân cấp và nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện công tác thoát nước đô thị trên địa bàn.
- Tăng cường pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong lĩnh vực thoát nước đô thị.
- Tăng cường các hoạt động liên ngành trong tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nâng cao dân trí, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thoát nước đô thị; tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh đường phố, nơi công cộng, thu gom chất thải rắn để phục vụ khắc phục tình trạng tắc cống và ga thu nước.
b) Đổi mới chính sách tài chính, phát huy nội lực tạo nguồn vốn phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị:
- Ngoài vốn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước.
- Tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài như vốn vay tài trợ của Ngân hàng Thế giới, các Chính phủ và các tổ chức Quốc tế khác.
- Thực hiện đa dạng hóa đầu tư, ban hành chính sách dịch vụ thoát nước đảm bảo cho các công ty thoát nước từng bước trang trải được các chi phí quản lý và vận hành.
- Ban hành các chính sách về thuế và tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình thoát nước.
- Nhà nước quy định mức đầu tư bảo vệ môi trường có liên quan đến thoát nước đô thị đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Nghiên cứu, áp dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ sản xuất ật tư thiết bị trong nước: v
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phân kỳ hợp lý trong việc lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị; đảm bảo diện tích hợp lý dành cho xây dựng công trình thoát nước trong quy hoạch sử dụng đất tại các đô thị.
- Đối với các khu đô thị mới, phải tiến hành đầu tư đồng bộ các công trình liên quan đến thoát nước và môi trường ngay từ giai đoạn đầu.
- Quy định và quản lý chặt chẽ về cốt xây dựng từng khu vực để tránh úng ngập cục bộ trong đô thị.
- Lựa chọn, áp dụng các giải pháp thoát nước và công nghệ khác nhau, từ đơn giản đến hiện đại, phù hợp với từng vùng và từng đô thị, chú ý tới các vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng, vùng núi, vùng đặc trưng khác.
- Đối với phần lớn các đô thị, trong giai đoạn đầu, áp dụng công nghệ đơn giản, tận dụng tốt đa điều kiện tự nhiên để tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải, như: khả năng thẩm thấu của đất, khả năng điều tiết nước mưa pha loãng và làm sạch nước thải bằng sinh vật trong ao hồ, kênh ngòi kênh rạch, thủy triều.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch.
- Phấn đấu đến năm 2015, 2020 tự sản xuất được k ảng 70% vật tư, thiết bị ho ph ùng thay thụ t ế trong ệ thống thoát nước (van, t h ê, cút, mối nối), các vật liệu lọc, hóa chất...
d) Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
- Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, vận hành tốt hệ thống thoát nước và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, kỹ thuật hiện đại được đưa vào Việt Nam thông qua các dự án. Phấn đấu đến năm 2015 cung cấp đầy đủ cán bộ đã qua đào tạo cho tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, kế hoạch, tài chính đến công nhân vận hành và bảo dưỡng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cán bộ, công nhân trong nước làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài để học hỏi nâng cao trình độ. Mặt khác, có chính sách khuyến khích động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.
- Phát triển các trung tâm đào tạo chuyên ngành cấp thoát nước; thành lập hay mở rộng chuyên ngành cấp thoát nươc tại các trường đại học: Xây dựng, Kiến trúc,
Bách khoa; phát triển các trung tâm dạy nghề đào tạo công nhân chuyên ngành cấp thoát nước có tay nghề cao.