Cơ sở hình thành dự án thoát nước thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu Đánh giá thự trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án thoát nước thành phố hạ long (Trang 55 - 60)

Hiện trạng chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long được tổng hợp từ việc nghiên cứu vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục và đào Cát Bà - vịnh Tonkin. Các chỉ số đánh giá chủ yếu là Tổng chất lơ lửng (TSS), Oxy hòa tan (DO), Nitrat (NO3), dầu, Coliform và các kim loại nặng.

Các chất rắn lơ lửng (TSS) giảm dần từ vịnh Hạ Long ngoài khơi do các nguồn TSS chính của vịnh Cửa Lục chảy vào từ các lưu vực thoát nước ở phía bắc của vịnh, các nguồn TSS khác là các hoạt động của công nghiệp khai thác than, ô nhiễm đô thị. Mức TSS tăng lên vào mùa đông ở vịnh Hạ Long và tăng ở khu vực gần bờ. Tình hình xói mòn và rửa trôi khá thường xuyên vào mùa mưa.

Mức oxy hòa tan (DO) trong khu vực nghiên cứu cho thấy một xu hướng chung là càng ở xa mức oxy hòa tan tăng. Mức oxy hòa tan ở vịnh Cửa Lục và gần bờ vịnh Hạ Long tương đối thấp do các nguồn ô nhiễm như nước thải sinh hoạt, nước thải và các chất thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm ở thành phố nằm rair rác ven bờ chưa qua ử lý m x à xả thải trực tiếp xuống vịnh. Lượng DO có xu hướng càng tăng lên vào mùa Đông, mức DO ở xa bờ tới đảo Cát Bà - vịnh Tonkin tương đối cao.

Do quá trình quang hợp giảm vào mùa đông làm cho sinh vật phù du giảm hấp thụ Nitơrat, do đó lượng Nitơrat tăng lên, xảy ra xu hướng tăng mức Nitơrat (NO3).

Tại các khu vực nghiên cứu, hàm lượng dàu có biến đổi. Dầu có trong vịnh là do hoạt động của các Tầu, sà lan và cảng dầu B12 gây ra. Mức độ ô nhiễm dầu ở gần đảo Cát Bà không cao bằng Vịnh Hạ Long.

Vùng vịnh Hạ Long có vi khuẩn Coliform ở đáy dòng chảy, do thành phố chưa có trạm xử lý nước thải.

Tại vùng vịnh Hạ Long, trừ kẽm, mức trung bình của các kim loại nặng đều đạt TCCP của TCVN 5943-1995 về chất lượng nước ven bờ. Mức kẽm trung bình vượt TCCP 0,001 mg/ ở hầu hết các khu vực nghil ên cứu trừ ngoài khơi đảo Cát Bà.

2.3.1.2. Nguyên nhân và các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Vùng biển ven bờ Hạ Long đang hình thành chuỗi các điểm tập trung dân cư, du lịch, công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các đô thị ven vùng vịnh Hạ Long là Bãi Cháy, Hòn Gai, Thống Nhất, Trới...

Vấn đề ô nhiễ biển trong vùng, đặc biệt là vùng biển ven bờ chủ yếu do các tác nhân gây ô nhiễm từ phía lục địa đưa tới. Vịnh Hạ Long là một vịnh kín, ít chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu, do vậy nó là nơi chứa tất cả những gì mà thiên nhiên và con người từ phía thượng lưu đổ vào. Khả năng tự làm sạch nước biển trong vùng vịnh giảm đi rất nhanh, nguy cơ ô nhiễm mất cân bằng hệ sinh thái biển ở đây là hiện thực v ốc độ xảy ra rất nhanh cà t ùng với sự phát triển của các đô thị ven bờ, nếu không có các biện pháp phù hợp, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm và giảm thiểu những ảnh hưởng của các nguồn đó tới môi trường biển cùng sự kiểm soát nghiêm ngặt. Những nguồn gây ô nhiễm nước biển dùng vịnh Hạ Long l ất à r đa dạng và ngày càng có cường độ cao hơn, bao gồm:

1) Nước thải không được xử lý từ các đô thị và khu công nghiệp.

2) Các chất thải rắn bị rửa trôi sau các trận mưa từ các công trình xây dựng, các khu khai thác đất, khai thác than, hoạt động thủy sản.

3) Rác thải, dầu mỡ, nước thải, nước rửa tàu thuyền, hàng hóa rơi vãi từ các hoạt động của các cảng v ầu thuyền qua lại và neo đậu trà t ên vịnh.

4) Nước có chứa vật liệu bào mòn từ lục địa thải ra do nạn cháy rừng.

2.3.1.3. Hiện trạng Môi trường nước khu ực Vịnh Hạ Longv

* Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2008: về phương diện hóa học, tại khu vực Bãi Cháy, Hòn Gai, nước sông không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A, bị nhiễm mặn và phần lớn các chỉ tiêu phân tích đạt giá trị chất lượng nước mặt loại B theo TCVN 5942-1995. Nhiều chỉ tiêu nước biển ven bờ không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định TCVN 5943-1995, các chỉ tiêu hàm lượng dầu, phenol, coliform...vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

T ại điểm xả nước thải trạm bơm nước thải số 2 - Bãi Cháy cho thấy nhiều chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A theo TCVN 5943-1995. Tuy nhiên

các ch êu chỉ ti ất hữu cơ BOD, COD thấp hơn các đợt quan trắc trước đây nhiều lần.

Các chỉ tiêu hàm lượng dầu, kẽm, chì, coliform...vượt quá giá trị quy định theo TCCP.

(Chất lượng môi trường nước tại khu vực Hòn Gai, Bãi Cháy thuộc TP. Hạ Long có thể tham khảo tại các Bảng 7 - Phụ lục)

* Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2012: Chất lượng nước tại khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều biểu hiện bị ô nhiễ chì (Pb) và Candimi (Cd). Hầu hết các đợt quan trắc hàm lượng chì và candimi cao hơn so với giới hạn cho phép TCVN 5943-1995 đối với chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Các thông số DO, TSS, BOD, dầu...đều nằm trong giới hạn cho phép (tham khảo tại Bảng 8 - Phụ lục)

* Nhận xét chung: chất lượng nước vùng ven biển Quảng Ninh mà đặc biêt là vùng vịnh Hạ Long có nhiều biểu hiện ô nhiễm Pb và Cd. Hầu hết các đợt quan trắc hàm lượng Pb và Cd cao hơn so với chất lượng nước biển ven bờ (TCVN 5943- 1995). Hàm lượng Pb trung bình cao hơn TCCP 1,2 - 2,4 lần. Hàm lượng Cd trung bình cao hơn TCCP 2,4-4 lần. Hàm lượng Pb và Cd cao, tập trung chủ yếu khu vực Hạ Long. Hàm lượng Pb và Cd đợt 1 cao hơn so với các đợt quan trắc 2, 3 và 4. Tại gần khu vực Cửa Rứa, hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung là cao nhất. Hàm lượng Pb phân tích được lên đến 0,4 mg/l, hàm lượng Cd 0,06 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép 4,5 lần.

2.3.1.4. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái vịnh ạ LongH a) Suy giảm hệ sinh thái

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hiện nay diện tích rừng ngập mặn vịnh Hạ Long đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát thực tế diện tích rừng ngập mặn khu vực ven thành phố Hạ Long năm 2010 là 767,6 ha (Tuần châu, Đại Yên, 467ha , Hà Khánh 202ha ; Hà Tu 98,6 ha), năm 2005 là 903,4ha. Như vậy, sau 5 năm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hạ Long đã mất đi 135,8 ha.

Bảng 2.2. Thống kê diện tích rừng ngập mặn khu vực Hạ Long

Khu v ực Năm

Diện tích mất đi

2005 2010

Hạ Long 903,4 ha 767,6 ha 135,8 ha

(Số liệu Ban Quản l ý vịnh Hạ Long và Sở NNPTNT, năm 2008) - Hệ sinh thái cỏ biển

Đối với hệ sinh thái cỏ biển, tổng diện tích các bãi cỏ biển theo ước tính trong vùng năm 2003 là khoảng 933 ha. Hệ sinh thái này hầu như chưa bị khai thác trực tiếp, nhưng chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã h ội làm suy giảm diện tích và mất nơi phân bố. Theo kết quả khảo sát trong năm 2010- 2011 của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, hầu như không còn cỏ biển tại vịnh Hạ Long, ch òn sót lỉ c ại khoảng 500 m2 tại khu vực Vụng 3 Cửa. Sự suy giảm mạnh của các bãi cỏ biển này liên quan trực tiếp từ việc lắng đọng trầm tích và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác.

Bảng 2.3. Diễn biến hàm lượng trầm tích lơ lửng trong nước biển ven bờ vịnh Hạ Long

Khu vực Năm

1998 2007 2011

Ven bờ Bãi Cháy 2.05 28.05 58

Đảo Đầu Gỗ 4.7 38.9 45

Ven bờ Hồng Gai - Cẩm Phả 2.53 27.85 47.19

Trung bình toàn khu v ực 3.09 31.60 50.06

(Nguồn số liệu Viện Tài nguyên Môi trường biển, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) - Hệ sinh thái Rạn san hô

Từ những năm 1997 trở về trước san hô phân bố hầu hết quanh các đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Namg nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Vài năm trở lại đây do môi trường bị ô nhiễm, sự tàn phá của con người cùng với nhiệt độ nước biển tăng cao đã làm cho san hô ở vịnh Hạ Long thay đổi đáng kể về diện tích và phạm vi phân bố. Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại chỉ là một dải hẹp ven các đảo phía ngoài như khu vực

Cống Đỏ, Trà Sản, Vạn Gió, Bọ Hung, Hang Trai, Đầu Bê. Các rạn san hô ở ven đảo phía bên trong đã bị chết toàn bộ hoặc số còn sót lại không đáng kể.

Phân bố số lượng loài tại các rạn cũng có sự khác nhau đáng kể và nhìn chung là thấp hơn so với các ết quả trước rất nhiều. Một số rạn có số loài cao là k Cọc Chèo, Cống Đỏ, Áng Dù, Cống Đầm, Lưỡi Liềm, Vung Viêng (31-37 loài), các rạn có số loài ít là Cặp La, Giã Gạo, Soi Ván, Vụng Hà, Trà Giới có 5-11 loài.

Trong khi đó các kết quả khảo sát năm 1998 số loài trên mỗi rạn là khá cao như Hang Trai 75 loài, Cống Lá 73 loài, Cống Đỏ 69 loài. Như vậy có thể thấy sự suy giảm của san hô Vịnh Hạ Long đ đến mức báo động. ã

(Nguồn số liệu Viện Tài nguyên Môi trường biển) b) Tác động đến các nguồn lợi kinh tế

- Thủy sản

Do tác động của ô nhiễm môi trường, nguồn lợi thủy sản khu vực vịnh Hạ Long đang bị suy giảm. Chất lượng môi trường sống của các loài suy giảm, một số vùng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ b ển… bị xâm hại, mật độ quần thể sinh vật biển suy giảm nhanh i làm mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi. Số lượng giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao bị đe dọa ngày càng tăng.

Tác động có thể nhìn rõ nhất l ảnh hưởng đối với sản lượng củà a nghề khai thác thủy sản khu vực Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, tỷ trọng sản lượng khai thác/công suất suy giảm nhanh chóng. Năm 2003 là 0,33 tấn /CV/năm, đến 2005 tỷ lệ này ch òn 0,22 tỉ c ấn /CV/năm, hầu hết các tầu khai thác thủy sản dều thua lỗ.

Do vậy để bù đắp chi phí, người dân dùng mọi biện pháp khai thác như: xung điện, hóa chất độc, dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác làm hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ ở độ sâu

<30m nước trở vào một số khu ực đv ã bị khai thác vượt quá 20-30% giới hạn cho phép; năng suất khai thác của một số nghề chính như: lưới kéo, rê, mành, vó chụp kết hợp ánh sáng giảm từ 30-60% so với những năm đầu thập kỷ 90; tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm từ 60%-85%. Tỷ lệ thủy sản chưa trường thành trong 1

mẻ lưới vượt quá giới hạn cho phép từ 20% 45% (theo Thông tư số 02/2006 ng- ày 20/3/2006 của Bộ thủy sản th ỷ lệ nì t ày phải nhỏ hơn 15%).

- Du lịch

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến ạt động du lịch tại vịnh Hạ Long. Tuy nhiho ên, qua các kết quả nghiên cứu tại một số khu vực khác có thể thấy một sô tác động sau:

Ảnh hưởng đến các cảnh quan và thẩm mỹ: Các chất ô nhiễm môi trường có thể phá hủy hoặc làm giảm tuổi thọ các cảnh quan du lịch trên vịnh Hạ Long như các đảo đá, hang động, làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học, phá hủy các giá trị văn hóa, khảo cổ. Nước thải từ đất liền không được thu gom và xử lý xả thẳng ra Vịnh tại nhiều khu vực cũng gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến uy tín của khu du lịch.

Như vậy, bất kỳ sự ô nhiễm nào cũng sẽ gây những tác động tới hoạt động du lịch như phá hủy cảnh quan, gây tâm lý không tốt tới du khách, ảnh hưởng đến uy tín dẫn đến suy giảm lượng khách tham quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá thự trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án thoát nước thành phố hạ long (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)