Cơ cấu tổ chức quản lý DATN TP Hạ Long

Một phần của tài liệu Đánh giá thự trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án thoát nước thành phố hạ long (Trang 90 - 98)

3.3. Đề xuất cơ cấu v à quy trình qu ản lý DATN TP Hạ Long

3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý DATN TP Hạ Long

a) Cơ cấu tổ chức quản lý DATN: Mối quan hệ các tổ chức tham gia quản lý DATN TP Hạ Long theo đề xuất sẽ bao gồm ba thành phần chính: BQL thoát nước - Ban giám sát - Các đơn vị nhận thầu dưới sự chỉ đạo và quản lý Nhà nước của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long: UBND các phường, xã; các ngành trong tỉnh.

* BQL thoát nước Hạ Long: Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hạ Long và UBND tỉnh Quảng Ninh về chức năng quản lý toàn diện DATN TP. Để thuận lợi cho công tác quản lý, BQL thoát nước cơ cấu bao gồm nhiều phòng, nhiều bộ phận chức năng được phân công nhiệm vụ theo các lưu vực thoát nước, theo các phường, địa bàn, có các chức năng và nhiệm vụ chuyên môn khác nhau (Hình 41).

Chức năng nhiệm vụ của BQL thoát nước bao gồm:

- Quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng và quản lý DATN.

- Ký kết các hợp đồng dịch vụ thoát nước với khách hàng.

- Tổ chức đấu thầu và ký các hợp đồng với các đơn vị nhận thầu.

- Thu và sử dụng phí thoát nước theo quy định của Nhà nước.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, với các cấp chính quyền, các đơn vị, các tổ chức trong việc tổ chức và quản lý DATN TP Hạ Long.

Dự kiến BQL thoát nước Hạ Long khoảng 25-30 cán b ộ.

* Ban giám sát thoát nước: được tổ chức theo các đơn vị hành chính, thành phần bao gồm: Đại diện BQL đại diện người sử dụng dịch vụ đại diện chính - - quyền địa phương. Chức năng nhiệm vụ Ban giám sát bao gồm:

- Giám sát kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ của BQL thoát nước và đối tượng sử dụng dịch vụ thoát nước.

- Phối hợp với BQL giám sát, nghiệm thu khối lượng và chất lượng các sản phẩm của các đơn vị nhận thầu cũng như tiến độ thực hiện công việc.

- Thu thập thông tin, phản ánh thông tin ý kiến từ đối tượng sử dụng dịch vụ tới BQL thoát nước.

- Theo dõi và phản ánh tình trạng kỹ thuật của các công trình trong hệ thống thoát nước thuộc địa bàn phụ trách.

- Kiến nghị các chính sách trợ cấp, các hạng mục công trình, các phần việc cần được hỗ trợ.

- Đề ra các biện pháp huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng trong công tác quản lý DATN.

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao dân trí, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ các công trình của DATN lân cận.

- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện bảo vệ các nguồn nước, điều kiện vệ sinh các công trình thu DATN. ộc

* Các đơn vị nhận thầu: là các doanh nghiệp thực thụ, thực hiện các công việc thông qua hợp đồng kinh tế với BQL thoát nước. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị nhận thầu bao gồm:

- Nhận thầu xây dựng, cải tạo các công trình của DATN, các đường cống, kênh mương, các trạm bơm, các trạm XLNT, các ao hồ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

- Nhận thầu duy tu bảo dưỡng, nạo vét các công trình thoát nước, xử lý các điểm ngập úng theo hợp đồng với BQL thoát nước.

- Có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc theo hợp đồng.

- Có trách nhiệm bàn giao công trình, hạng mục công trình khi ã xây dđ ựng xong cho BQL thoát nước Hạ Long, có sự chứng kiến của Sở Xây dựng Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, UBDN các phường sở tại.

b) Xác lập mối quan hệ của các cơ quan ản lý nhà nước trong việc quản lý qu DATN TP Hạ Long: BQL thoát nước Hạ Long cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long, các cơ quan quản lý nhà nước (tham khảo Hình 42).

Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước cụ ể như sau: th

- UBND tỉnh Quảng Ninh: Thống nhất chỉ đạo TP Hạ Long, các ngành và các huyện thị trên địa bàn tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý thoát nước nói riêng.

- UBND thành phố Hạ Long: ực tiếp chỉ đạo BQL thoát nước Hạ Long thực tr hiện chức năng của mình về quản lý DATN thành ph ố.

- UBND các phường, xã: Trực tiếp chỉ đạo và giám sát quá trình xây dựng, quản lý các công trình thuộc DATN trên địa bàn quản lý.

- Sở Tài nguyên - Môi trường: ịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước trên ch địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố. Quản lý môi trường nước đặc biệt là môi trường nước vinh Hạ Long. Soạn thảo và trình UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành các quy định về tài nguyên nước và tiêu chuẩn xả thải nước xuống Vịnh Hạ Long.

- Sở Xây dựng: Lập, thẩm định và trình Bộ Xây dựng, UBND tỉnh phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hạ Long, trong đó có các đồ án quy hoạch thoát nước. Đề xuất các giải pháp thoát nước, chọn phương án thoát nước và dây chuyền công nghệ XLNT, lập đơn giá xây dựng cơ bản, đơn giá thoát nước, lập mức phí thoát nước trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- S Giao thông - Vở ận tải: Phối hợp với Sở Xây dựng, với BQL thoát nước trong việc xây dựng và quản lý các tuyến ống thoát nước đi tr c ên các trục đường phố, đường giao thông.

- S Công thở ương: Quản lý các khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất cung cấp các thông số thải nước của các đơn vị.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu các dự án, đề án khoa học công nghệ thiết bị hiện đại trong XLNT và công tác quản lý DATN.

- BQL dự án đầu tư nước ngoài tỉnh: Phối hợp quản lý và cung cấp các thông tin, số liệu thải nước của các Dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. Kịp thời báo cáo tỉnh và các cấp có trách nhiệm có các biện pháp ngăn chặn hoặc thu giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng các yêu cầu về xả thải nước thải và cam kết về môi trường.

- Sở Tài chính: Quản lý ngân sách xây dựng và quản lý thoát nước hàng năm của Thành phố, ra thông báo giá hàng tháng, duyệt quyết toán xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phân bổ kế hoạch vốn, thẩm định các dự án xây dựng DATN, thẩm định các hồ sơ đấu thầu và giao thầu.

- Ban Quản lý vịnh Hạ Long: Quản lý nước thải từ các tàu bè, khu vệ sinh tại các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long.

Ngoài ra khi cần thiết còn phải kết hợp với Chính quyền các huyện thị lân cận có khả năng thải nước xuống vịnh Hạ Long (Cẩm Phả, Hoành B ồ).

3.2.2. Quy trình quản lý kỹ thuật DATN thành phố Hạ Long:

a) Quản lý mạng lưới cống: Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước:

cống rãnh, khe lạch, mương bao gồm:

- Giám sát, nghiệm thu và kiểm tra các quy định có liên quan tới công việc xây dựng mạng lưới thoát nước.

- Kiểm tra việc thực hiện những quy tắc vận hành, sử dụng công trình.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các công trình.

- Thau rửa, nạo vét cống theo định kỳ. Tiến hành sửa chữa giếng thu, giếng thăm, cửa xả, kè mương. Loại bỏ những sự cố kỹ thuật có thể xảy ra.

- Quản lý ồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công và các báo cáo kỹ thuật.h - Thực hiện nguyên tắc bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.

Công tác quản lý kỹ thuật đối với mạng lưới đường cống do BQL thoát nước tổ chức thực hiện.

b) Quản lý các ao, hồ điều tiết: Xác định vai trò, tầm quan trọng của các hồ, ao trên địa bàn cho mục tiêu thoát nước. BQL thoát nước, quản lý các ao, hồ với những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Lập hệ thống thông tin về hiện trạng các hồ điều tiết.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và điều kiện vệ sinh môi trường.

- Quản lý và điều tiết mức nước hồ, nạo vét định kỳ.

- Quản lý việc khai thác các nguồn lợi từ hệ thống hồ.

Công tác quản lý và điều tiết các mực nước hồ điều tiết do BQL thoát nước trực tiếp điều hành. Việc nạo vét và sửa chữa các hạng mục thuộc hệ thống hồ theo quy trình kỹ thuật đối với hệ thống cống, mương, khe, sông.

Ban giám sát tham gia công tác theo dõi kiểm tra thực trạng hệ thống ồ. Các h đối tượng có nhu cầu khai thác các nguồn lợi từ hồ phải được sự thống nhất của BQL thoát nước và có trách nhiệm đóng góp tài chính theo quy định cho việc bảo vệ môi trường.

c) Quản lý các công trình đầu mối: Các công trình đầu mối của DATN gồm:

Các trạm bơm, trạm xử lý, đập. Nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình đầu mối HTTN bao gồm:

- Vận hành sự hoạt động của các công trình theo yêu cầu thoát nước và VSMT, theo đúng quy trình công nghệ XLNT (đối với trạm XLNT).

- Theo dõi tình trạng kỹ thuật của các công trình và các thiết bị bên trong công trình. Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình và các thi bết ị.

Công tác khai thác vận hành các công trình được BQL giao cho các Đơn vị chuyên trách độc lập, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn tay nghề cao.

Kinh phí hoạt động cho đơn vị quản lý bao gồm lương cho cán bộ và các chi phí cho sản xuất được cấp từ BQL thoát nước. Việc nâng cấp sửa chữa cải tạo lớn đối với các công trình đầu mối được BQL chi trả theo phần trăm chi phí xây dựng của các dự án đầu tư.

d) Quản lý nguồn xả thải: Các nguồn xả thải nước thải TP Hạ Long bao gồm:

Nước mưa rơi xuống mái nhà, n ền đường; nước mưa của các lưu vực đồi phía bắc

thành phố chảy qua khu dân cư đô thị; nước sinh hoạt thải ra từ các khu dân cư, các khu du lịch; thải từ các tàu bè neo đậu hoạt động trên vịnh; nước thải ra từ các cơ quan, các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp; nước thải từ các bệnh viện. Các công việc quản lý nguồn xả thải là:

- Lập bản đồ quy hoạch thoát nước (bản đồ phân lưu); xác định được diện tích, độ dốc các lưu vực thoát nước mưa; xác định được lượng nước mưa trên diện tích đô thị, trên khu dân cư; xác định được lượng nước mưa chảy qua (từ các lưu vực khác) vào mỗi tuyến cống.

- Lập bản đồ thoát nước chi tiết đối với khu dân cư, xác định được số lượng khẩu, cơ quan, xí nghiệp, các đối tượng xả thải nước khác thải nước vào tuyến cống.

Tập hợp thống kê và phân loại đối tượng thải nước theo các bảng biểu thông qua Chính quyền phường, các cơ quan, các Sở chuyên ngành.

- Thống kê lượng khách sạn, nhà hàng tại các khu du lịch: Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Xác định được số lượng cũng như chất lượng nước t ải của các h đối tượng này.

- Thông qua BQL Vịnh Hạ Long, Sở giao thông vận tải, thống kê lượng tàu bè neo đậu, hoạt động trên vịnh Hạ Long, từ đó xác định được lượng nước thải của các phương tiện cần thu gom, vận chuyển và bờ để xử lý.

- Công tác thống kê, cập nhật thường xuyên, mỗi năm một lần.

e) Quản lý điều kiện vệ sinh môi trường: Nhiệm vụ chính của việc quản lý điều kiện vệ sinh môi trường cho DATN TP Hạ Long bao gồm:

- Quản lý và kiểm soát chất lượng nước thải xả vào các công trình của DATN. Theo dõi và kiểm tra thường xuyên chất lượng nước thải từ các nguồn thải của các đơn vị, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện vào các công trình của DATN.

- Đề xuất các phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, BQL thoát nước phải là một đơn vị phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành của tỉnh đặc biệt là Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý môi trường thích hợp.

f) Quản lý tổ chức xử lý các điểm ngập úng, các sự cố ỹ thuật: Trách nhiệm k của BQL là phát hiện và xử lý kịp thời các điểm úng ngập, các sự cố kỹ thuật của các công trình thuộc DATN trên địa bàn. Tuy nhiên BQL không có các đơn vị trực thuộc, do ậy phải chủ động trong công tác và đặt ra các tình huống có thể xảy ra, v làm cơ sở hợp đồng với các Đơn vị nhận thầu để tổ chức thực hiện theo trình tự xây dựng và quy trình kỹ thuật hiện hành.

Việc chủ động lập phương án và ký hợp đồng trước với một hoặc nhiều đơn vị thực hiện. Các hiện tượng úng ngập, các sự cố kỹ thuật sẽ nhanh chóng được giải quyết và đạt được kết quả mong muốn.

3.4. Các giải pháp hỗ trợ mô hình tổ chức quản lý dự án..

Để thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý "BQL thoát nước" theo đề x ất cần u thiết phải có các giải pháp hỗ trợ được tiến hành song song đồng bộ.

3.4.1. Nâng cao vai trò Nhà nước đối với quản lý HTTN: Để có thể triển khai thực hiện mô hình quản lý đối với DATN, cần phải có các giải pháp nhằm hỗ trợ đặc biệt là "nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý DATN", các công tác đó là:

a) Thành lập cơ quan chuyên trách hạ tầng kỹ thuật nói chung và ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nói riêng trực thuộc Bộ Xây dựng với các chức năng như sau:

- Soạn thảo chính sách và chiến lược phát triển của ngành.

- Thành lập và duy trì cơ sở dữ liệu của ngành.

- Ban hành các tiêu chuẩn quy phạm: Tiêu chuẩn quy hoạch, thiết kế; quy trình kỹ thuật thuộc lĩnh vực cấp thoát nước.

- Soạn thảo hướng dẫn thực hiện trên cơ sở các ết quả nghi k ên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với lĩnh vực thoát nước và XLNT.

- Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn của ngành.

- Lựa chọn những dự án, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài về nâng cao năng lực quản lý, về khoa ọc công nghệ ph h ù hợp với pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

- Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ các phòng cấp thoát nước và các công ty thoát nước địa phương.

- Tổ chức việc đào tạo điều phối cán bộ trong ngành.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh ực đào t v ạo và chuyển giao công nghệ.

- Kiểm tra các hoạt động của ngành cấp thoát nước.

b) Tăng cường năng lực công tác chuyên môn tại các Sở: Sở Xây dựng Sở Tài nguyên và Môi trường để giúp UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Hạ Long làm tốt hơn chức năng điều hành tổ chức quản lý dự án thoát nước. Sở Xây dựng cần có bộ phận chuyên trách về cấp thoát nước, có đủ biên chế, cán bộ có đủ năng lực. UBND TP Hạ Long có Phòng Quản lý đô thị. Các phường có các cán bộ trực tiếp theo dõi, để giúp UBND phường xã quản lý. Trên cơ sở đó chỉ đạo lập và thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thành phố cần đầy đủ các hạng mục kỹ thuật và đặc biệt là các công trình thoát nước. Quy hoạch cần có sự tham gia của cộng đồng và được công bố cho nhân dân ết để kiểm tra giám sát. bi Cần xác định chỉ giới hành lang đất dành cho công trình thoát nước.

c) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy là cơ sở cho việc tổ chức quản lý dự án thoát nước, trong đó xác định rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, các mối quan hệ giữa các cơ quan, các tổ chức xã hội, quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thoát nước.

d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, quy trình kỹ thuật, định mức và đơn giá làm căn cứ cho việc lập các dự án, dự toán cải ạo v t à duy tu các công trình của DATN trên địa bàn thành phố Hạ Long.

e) Tăng cường chức năng quản lý đô thị nói chung và quản lý hạ tầng kỹ thuật nói riêng (trong đó có DATN) cho Chính quyền cơ sở, nhằm nâng cao vai trò của cấp phường trong việc xã hội hóa công tác quản lý DATN.

f) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thoát nước với các cấp Chính quyền thành phố, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, tính pháp quy của các văn bản pháp quy trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến công trình của dự án thoát nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thự trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án thoát nước thành phố hạ long (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)