Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần nhôm sông hồng đến năm 2015 (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng có cơ cấu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng được thể hiện ở hình 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng

Bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất với đại diện là Hội đồng quản trị điều hành toàn bộ các phòng ban, phân xưởng.

Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.

Hội đồng quản trị quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý để thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị: Bao gồm những cổ đông lớn của Công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Có quyền quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm,

xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người thay mặt cổ đông để kiểm soát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị theo từng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra và giám sát của Ban kiểm soát.

- Ban giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc

+ Tổng Giám đốc là người đứng đầu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

+ Các Phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền.

- Phòng Kỹ thuật công nghệ: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc kỹ thuật. Phòng kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất, kiểm tra chỉ đạo kỹ thuật trong toàn bộ quá trình sản xuất và tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng cải tiến công nghệ.

- Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về các hoạt động kế toán tài chính trong Công ty. Ghi chép, thu thập và tính toán số liệu tài chính để giúp Ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định. Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ lập và gửi báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của Công ty với các cơ quan chức năng.

- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. ngoài ra còn phụ trách vấn đề văn thư, bảo vệ, y tế, công tác an toàn trong lao động sản xuất.

- Phòng Kinh doanh: Trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu đề ra. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất – kinh doanh trong phạm vi toàn Công ty. Quản lý hàng hóa theo quy chế, quy định của Công ty, thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất – kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc, kịp thời báo cáo để Ban giám đốc có biện pháp chỉ đạo.

- Các Phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm theo từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Chịu sự quản lý điều hành của Phó Tổng giám đốc kinh doanh và Phó Tổng giám đốc kỹ thuật.

- Các Chi nhánh, cửa hàng: Có nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đây là nơi đưa sản phẩm của Công ty tiếp cận với người tiêu dùng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần nhôm sông hồng đến năm 2015 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)