Một số kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần nhôm sông hồng đến năm 2015 (Trang 102 - 108)

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM SÔNG HỒNG

3.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược

3.2.4 Một số kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính. Cần đổi mới thể chế, xây dựng pháp luật để hình thành hành lang pháp lý nhất quán, thông thoáng, minh bạch, công khai, tạo môi trường thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh nhôm định hình.

+ Chính phủ cần sử dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong khi tổng cầu suy giảm thì Chính phủ cần kích cầu để tăng sản lượng của nền kinh tế và góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho.

+ Kiềm chế lạm phát và giảm lãi suất, nới lỏng điều kiện huy động vốn.

Hiện nay huy động vốn từ các tổ chức tín dụng rất khó khăn, Chính phủ nên có

những cơ chế cho vay riêng đối với ngành xây dựng. Cần áp dụng biểu lãi suất tín dụng với từng ngành và gia hạn với các khoản nợ cũ.

+ Chính phủ nên xem xét giãn, giảm, miễn thuế cho Công ty trong giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái.

+ Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu sản phẩm nhôm định hình đặc biệt là sản phẩm nhập lậu. Đẩy mạnh phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

+ Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia hội thảo, triển lãm, hội chợ… quốc tế để quảng bá sản phẩm trong nước.

- Đối với Bộ Xây dựng và Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng

+ Chủ động tham mưu cho Chính phủ các biện pháp hỗ trợ Công ty tháo gỡ khó khăn.

+ Tổ chức các cuộc thi, hội thảo, triển lãm, hội chợ,…để các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi và giới thiệu sản phẩm của mình. Định kỳ tổ chức các sự kiện vinh danh những doanh nghiệp có thành tích tốt trong lao động và sản xuất.

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết để chống lại sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài đặc biệt là hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc.

+ Khuyến khích các công ty sử dụng sản phẩm của nhau để giảm lượng hàng tồn kho và khôi phục sản xuất.

- Đối với UBND Tỉnh Phú Thọ

+ Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho Công ty.

+ Có cơ chế khuyến khích các công trình trong địa bàn Tỉnh sử dụng sản phẩm của Công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Để trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhôm định hình thì Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng phải xây dựng chiến lược phù hợp với cơ hội, đối phó được các thách thức đồng thời phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Thông qua việc lập các ma trận EFE, IFE, SWOT và QSPM có 3 chiến lược cho Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là:

- Chiến lược phát triển thương hiệu.

- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

- Chiến lược mở rộng kênh phân phối.

Mỗi một chiến lược đòi hỏi phải có các biện pháp để thực hiện chiến lược.

Các giải pháp về nguồn nhân lực, về năng lực cạnh tranh và vốn sẽ là các yếu tố đảm bảo chiến lược thực sự có hiệu quả và khả thi.

KẾT LUẬN

Với sức ép dân số và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đòi hỏi con người phải nghiên cứu, sản xuất và sử dụng những vật liệu thay thế. Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng là một trong những đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình để thay thế cho việc sử dụng gỗ tự nhiên trong ngành xây dựng và công nghiệp trên toàn quốc. Sản phẩm của Công ty đa dạng và đạt chất lượng cao, đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho Công ty nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay, Hội đồng quản trị Công ty đã xác định phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Do đó, đề tài “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng đến năm 2015”

là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có ích cho Ban lãnh đạo. Luận văn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu và đạt được một số kết quả sau:

1. Cung cấp một số cơ sở lý thuyết về chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty.

2. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty.

3. Phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược của Công ty.

4. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng đến năm 2015.

5. Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược đã xây dựng.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý, đặc biệt là PGS – TS. Nguyễn Minh Duệ, Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương I: Cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh thể hiện một tầm nhìn dài hạn, là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh giúp cho nhà quản trị kết hợp các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp một cách tối ưu nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cần phân tích môi trường kinh doanh bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.

Dùng các mô hình để phân tích các môi trường kinh doanh, phân tích SWOT để đưa ra các chiến lược và dùng mô hình QSPM để lựa chọn các chiến lược có tính khả thi nhất.

Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng.

Căn cứ vào các số liệu để phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng chiến lược của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Qua kết quả phân tích để tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, nhận dạng được cơ hội và thách thức làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược.

Chương III: Xây dựng và giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng.

Có 3 chiến lược được xây dựng cho Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là: Chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược mở rộng kênh phân phối.

Có 3 giải pháp để thực hiện chiến lược là: Giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về năng lực cạnh tranh và giải pháp về vốn.

Bên cạnh đó có một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước để đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược đạt được kết quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Michael E.Porter. (1998), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản thống kê.

2. Philip Kotler. (2009), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản lao động xã hội.

3. PGS.TS Hoàng Văn Hải. (2010), Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

4. PGS.TS Lê Thế Giới. (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê.

5. Ts. Nguyễn Danh Nguyên. (2011), Bài giảng Quản lý sản xuất, Hà Nội.

6. Ts.Nguyễn Văn Nghiến. (2006), Giáo trình quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

7. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng năm 2009, 2010, 2011.

8. Niên giám thống kê năm 2009, 2010, 2011, Tổng cục thống kê.

9. Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2008 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020.

10. Các trang web

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ : www.gov.vn

- Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng: www.moc.gov.vn - Trang web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

- Trang web của Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng: www.shalumi.com.vn

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần nhôm sông hồng đến năm 2015 (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)