CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng
2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
2.2.2.2 Các bộ phận chức năng trong tổ chức
Hiện nay bộ phận Marketing của Công ty là Phòng Kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc kinh doanh. Phòng Kinh doanh có 62 người bao gồm tổ lái xe, bốc xếp, vật tư, bộ phận xuất nhập khẩu và thủ kho các phân xưởng. Các chi nhánh cửa hàng, đại lý của Công ty ở các địa phương là một bộ phận của Marketing nhưng độc lập với Phòng Kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua có một số chi nhánh, cửa hàng chưa làm tốt nhiệm vụ của mình nên có thời điểm hàng hóa tiêu thụ không được tốt gây ứ đọng sản xuất.
- Bộ phận Nhân sự
Bộ phận nhân sự của Công ty có 31 người được chia làm ba tổ gồm: Tổ bảo vệ, tổ nhà ăn, tổ hành chính. Đây chính là bộ phận liên quan đến việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự, đảm bảo an toàn và chăm lo mọi mặt cho CBCNV. Trong thời gian vừa qua bộ phận nhân sự đã làm tốt nhiệm vụ của mình bằng việc đảm bảo các bữa ăn ca hợp vệ sinh thực phẩm, không xảy ra tình trạng trộm cắp trong Công ty. Đặc biệt là tổ hành chính đã làm rất tốt công việc của mình liên quan đến các công việc hành chính như tổ chức đón tiếp khách, tổ chức hội họp, văn thư...
Kịp thời giải quyết các chế độ xã hội cho người lao động, hoàn thành tốt việc tuyển dụng và đào tạo lao động cho dây chuyền mới. Để nâng cao chất lượng lao động, bộ phận nhân sự đã chủ động tìm nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Tham mưu thành công cho ban lãnh đạo trong
việc đề bạt nhân sự, thuyên chuyển lao động bị kỷ luật và công tác khen thưởng.
Tuy nhiên vẫn còn có một số người lao động chưa được bố trí công việc hợp lý, đúng chuyên môn.
- Bộ phận Tài chính – Kế toán
Kế toán trưởng là người kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của Công ty.
Giúp việc cho kế toán trưởng có kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, ghi chép vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hạch toán, ghi chép vào bảng kiểm kê tài sản cố định, bảng tính và trích khấu hao. Kế toán vật tư theo dõi về tình hình tăng giảm vật tư nhằm cung cấp kết quả kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi công nợ với nhà cung ứng. Kế toán thanh toán kiêm kế toán bán hàng có nhiệm vụ lập phiếu thu chi tiền, theo dõi số tiền hiện có của Công ty tại quỹ, ghi hóa đơn nhập kho thành phẩm, hóa đơn bán hàng, theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả. Thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi số tiền hiện có của Công ty tại ngân hàng, theo dõi các khoản vay ngân hàng, phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thực hiện tính lương, các khoản phụ cấp và theo dõi chế độ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó công việc thủ quỹ là thực hiện việc thu chi tiền dựa vào phiếu thu, phiếu chi.
Như vậy bộ phận Tài chính – Kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty. Định kỳ tập hợp số liệu thành báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ. Hiện nay số lượng và công việc của từng người trong bộ phận là hợp lý vì Công ty có quy mô tương đối lớn nên khối lượng công việc nhiều.
- Bộ phận sản xuất và tác nghiệp
Bộ phận sản xuất và tác nghiệp bao gồm 17 người ở tổ kỹ thuật, 36 thợ điện còn lại là CBCNV của các phân xưởng sản xuất. Sản xuất là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp và trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bộ phận sản xuất cũng đã có nhiều sáng kiến để không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao, vật tư và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất.
Cụ thể định mức tiêu hao đạt được như sau:
Bảng 2.9: Định mức tiêu hao trong sản xuất
STT Tên phân xưởng 2009 2010 2011
1
Phân xưởng Đúc
- Hao hụt nhôm (%) - Phế liệu (%)
- Tiêu hao dầu (lít/tấn)
1.94 5.52 129
1.87 5.06 125.05
1.59 3.67 110.01
2
Phân xưởng Cán ép - Hao hụt nhôm (%) - Phế liệu (%)
0.21 27.32
0.181 25.57
0.17 21.24
3
Phân xưởng Oxi hóa - Hao hụt nhôm (%) - Phế liệu (%)
0.81 0.9
0.63 0.87
0.5 0.77 Nguồn: Công ty cổ phần Nhôm Sông Hồng
Nhìn chung, Công ty luôn nhận được sự quan tâm của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo. Đội ngũ CBCNV trong Công ty đều là các cổ đông nên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trình độ chuyên môn, tay nghề của tập thể lao động đã được nâng lên rõ rệt, một số sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào quá trình sản xuất góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đầu tư mở rộng giai đoạn II làm tăng cơ sở vật chất và bắt kịp công nghệ tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng đáng kể, tiết kiệm chi phí quản lý làm cho thương hiệu của Công ty có thêm sức cạnh tranh trên thị trường.
Các kết quả đánh giá được tổng hợp trong bảng ma trận IFE như sau:
Bảng 2.10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng (IFE)
Các yếu tố bên trong chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm
Thương hiệu 0.10 3 0.30
Chất lượng sản phẩm 0.13 4 0.52
Công nghệ sản xuất 0.14 4 0.56
Trình độ nhân lực 0.09 3 0.27
Kinh nghiệm sản xuất 0.06 3 0.18
Khả năng tài chính 0.10 3 0.30
Hệ thống phân phối 0.12 2 0.24
Số lượng nhà cung ứng 0.08 2 0.16
Công tác Marketing 0.11 1 0.11
Giá bán 0.07 2 0.14
Tổng 1.00 2.78