CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.3. Quản lý tài chính trong công ty cổ phần
1.3.2. Nguyên tắc, mục tiêu và nội dung của hoạt động tài chính trong công
Nguyên tắc:
Để hoạt động tài chính của công ty thực sự trở thành công cụ đắc lực, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả cao thì hoạt động tài chính của công ty trước hết phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản là:
- Sử dụng vốn có mục đích, tiết kiệm và có lợi nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp.
- Phải sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh đúng mục đích như đại hội cổ đông đã biểu quyết hoặc theo đúng điều lệ tổ chức của công ty đã được nhà nước phê duyệt theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn khi được phép thành lập công ty.
- Việc sử dụng vốn phải tuân thủ theo các quy định tài chính, kỷ luận tín dụng và kỷ luật thanh toán đã được nhà nước ban hành.
- Cấp phát và thu chi theo đúng chế độ thu chi của nhà nước, của đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Không chi sai phạm vi quy định, không chiếm dụng vốn của ngân sách nhà nước, của ngân hàng, của các đơn vị và cá nhân khác. Đồng thời, cũng không để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của công ty.
29 Mục tiêu:
Mục tiêu tài chính trong các công ty cổ phần là nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa công ty với ngân sách nhà nước, giữa công ty với các đơn vị khác, giữa công ty với cán bộ công nhân viên của công ty, giữa công ty với các cổ đông.
- Mối quan hệ kinh phát sinh giữa công ty với ngân sách nhà nước được biểu hiện ở chỗ: Công ty phải thực hiện nghĩa vụ của mình về các khoản phải nộp như: Thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu (nếu có), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất. Công ty phải nộp đúng kỳ hạn, phải nộp đủ về số lượng,...
- Mối quan hệ phát sinh giữa công ty với các đơn vị và với đối tượng khác được thể hiện ở việc mua bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp nguyên vật liệu và các dịch vụ khác đã đến hạn thanh toán, công ty phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn; không chiếm dụng vốn hoặc không để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của công ty.
- Mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa công ty với cán bộ công nhân của công ty thể hiện ở việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác.
Đến kỳ thành toán, công ty phải thanh toán đầy đủ, không sử dụng các khoản thu nhập của người lao động vào các mục đích khác không lành mạnh.
- Mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa công ty với các cổ đông: Đây là mối quan hệ thể hiện giữa những người chủ sở hữu về tài sản với các nhà quản lý công ty thể hiện ở việc phân chia lợi nhuận theo các cổ phần phải công bằng, hợp lý và công khai. Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ cho các cổ đông theo đúng nghị quyết đại hội cổ đông đã biểu quyết.
Nội dung:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính trong các công ty cổ phần bao gồm những nội dung cơ bản sau:
30
* Xác định nhu cầu về vốn của công ty:
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi công ty được tiến hành liên tục, thường xuyên và đạt hiệu quả cao trước hết phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ nhu cầu về vốn kinh doanh của công ty.
Việc xác định nhu cầu về vốn của công ty phải căn cứ vào:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty - Chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu tác động về nhu cầu tài chính. Vì vậy, phân tích chu kỳ kinh doanh của công ty không phải chỉ xác định nhu cầu về vốn trong từng khâu, từng giai đoạn của quá trình kinh doanh mà còn nhằm giảm tới mức thấp nhất về nhu cầu tài chính của công ty.
* Tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn của công ty:
Vốn của công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
- Vốn góp của các cổ đông dưới hình thức mua cổ phiếu
- Vốn bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới dạng lợi nhuận không chia cho các cổ đông Vốn vay nợ dài hạn và ngắn hạn biểu hiện dưới dạng phát hành cổ phiếu dài hạn và trung hạn, vay tín dụng ngân hàng, chậm thanh toán cho nhà cung ứng, chậm trả lãi cho cổ đông, chậm nộp thuế cho nhà nước.
- Vốn được huy động từ các quỹ của công ty: Quỹ phát triển sản xuất, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn vốn xây dựng cơ bản của công ty.
* Sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh của công ty:
31
Công ty phải có nhiệm vụ tổ chức, tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở chấp hành đầy đủ chính sách về quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán mà nhà nước ban hành. Mặt khác, việc sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao còn được biểu hiện ở chỗ phải kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng tiết kiệm vốn hiện có, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn được tiến hành liên tục, không bị ngừng trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh vì thiếu vốn, thiếu tiền.
1.3.3. Ý nghĩa của việc quản lý tài chính trong công ty cổ phần Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hìh tài chính của doanh nghiệp như: các nhà đâu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến thông tin về công ty cổ phần có thể chia thành 2 nhóm:
* Nhóm quyền lợi trực tiếp: Bao gồm các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ công ty. Mỗi đối tượng nên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các mục đích khác nhau: cụ thể
- Các cổ đông tương lai: Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được công bố cho các nhà đầu tư. Để được tham gia vào thị trường chứng khoán, công ty cần phải làm các thủ tục để được uỷ ban chứng khoán chấp nhậ cho tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trước khi gọi vốn trong công chứng, công ty phải gửi các báo cáo về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty đến uỷ ban chứng
32
khoán. Các báo cáo này được gọi là “bản cáo bạch” hay bản cung cấp các thông tin cần thiết về ông ty cho các cổ đông tương lai và điều lệ phát hành cổ phiếu (Prospecturs).
Nội dung của bản cáo bạch được quy định theo thống nhất cho các công ty phát hành chứng khoán. Các thông tin cần phải có trong bản cáo hạch bao gồm các thông tin về tài sản, công nợ, tình trạng tài chính của công ty: kết quả kinh doanh. Ngoài ra bản cáo bạch còn có thể có các thông tin chi tiết khác như: triển vọng về phươn án kinh doanh, loại cổ phiếu hoàn cảnh phát hành…
- Mục đích của các nhà đầu tư và các cổ đông là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Do vậy, họ luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những công ty có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư và các cổ đông cũng phải tìm biện pháp bảo vệ an toàn cho đồng vốn đầu tư của họ. Vì lý do đó mà bên cạnh việc quan tâm đến mức cổ tức, thời gian hoàn vốn, sức sinh lợi, múc độ thu hồi vốn họ còn quan tâm đến các thông tin về mức độ rủi ro các dự án đầu tư. Trên các thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính để đánh giá để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về xu hướng thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay chấo thuận giao dịch mua bán. Các báo cáo tài chính chứa đựng các chỉ tiêu tài chính tốt, hứa hẹn nhiều lợi nhuận sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt. Ngược lại, báo cáo cho thấy tình trạng tài chính xấu và nguy cơ có các khoản lỗ sẽ ép giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường xuống thấp.
Các nhà đầu tư tương lai và các nhà phân tích tài chính cũng như các nhà tư nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư nhờ phân tích các thông tin từ các nhà báo tài chính của công ty. Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty có ảnh hưởng đến giá trị cả của các cổ phiếu do công ty đã phát hành. Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đông phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty mà họ đầu tư để quyết định
33 Chương 2