CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính Công ty
Để có thể hiểu được tình hình tài chính của Công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh cũng như có cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của Công ty, ta sẽ phân tích sơ qua về tình hình tài chính của Công ty.
42 2.2.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về tình hình tài sản:
Bảng 2.1 cho ta thấy tình hình tài sản của Công ty ba năm qua. Trong ba năm 2007-2009, tài sản của công ty có xu hướng tăng nhanh: Năm 2008 tăng 59,5 tỷ đồng (22,4%) và năm 2009 tăng 133,99 tỷ đồng (41,8%).Trong kết cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tài sản dài hạn và có xu hướng tăng dần. Năm 2006 tài sản ngắn hạn tăng 59,78 tỷ đồng (25,6%); năm 2007 tăng 133,99 tỷ đồng (45,7%). Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn của tài sản ngắn hạn, tuy nhiên diễn biến của hai loại tài sản này lại trái ngược nhau: Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh hơn và hàng tồn kho lại có xu hướng giảm. Như vậy việc Công ty bị chiếm dụng vốn đang gia tăng. Tài sản cố định không có sự đột biến và giảm dần qua các năm trong khi tổng tài sản tăng, như vậy là Công ty không có sự đầu tư nào đáng kể vào tài sản cố định trong ba năm vừa qua.
43
Bảng 2.1. Tổng hợp Bảng cân đối kế toán của Công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh năm 2007-2009 (Phần Tài sản)
Đơn vị: Tỷ trọng (%); Giá trị: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
TÀI SẢN Giá
trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn 427.33 92.7 293.34 90.3 233.56 88.00 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.43 1.2 18.27 5.6 8.25 3.1
1. Tiền 5.43 18.27 8.25
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 269.32 58.5 151.63 46.7 114.69 43.2
1. Phải thu khách hàng 110.41 121.04 105.22
2. Trả trước cho người bán 8.27 4.14 3.53
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 149.29 25.10
4. Các khoản phải thu khác 2.91 2.92 5.95
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -1.57 -1.57
IV. Hàng tồn kho 151.26 32.8 121.67 37.4 110.32 41.6
1. Hàng tồn kho 151.43 121.84 110.61
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -0.17 -0.17 -0.29
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.32 0.3 1.76 0.5 0.30 0.1
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0.04 0.30
4. Tài sản ngắn hạn khác 1.28 1.76
B.Tài sản dài hạn 33.41 7.3 31.55 9.7 31.84 12.0
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 17.51 3.8 21.69 6.7 23.38 8.8
1. Tài sản cố định hữu hình 16.59 21.15 22.55
Nguyên giá 55.63 54.49 49.57
Giá trị hao mòn lũy kế -39.04 -33.34 -27.09
3. Tài sản cố định vô hình 0.01 0.02 0.14
Nguyên giá 0.02 0.35 0.33
Giá trị hao mòn lũy kế -0.01 -0.33 -0.19
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0.90 0.53 0.69
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13.96 3.0 9.33 2.9 4.83 1.8
3. Đầu tư dài hạn khác 13.96 9.33 4.83
V. Tài sản dài hạn khác 1.94 0.4 0.54 0.2 3.64 1.4
1. Chi phí trả trước dài hạn 1.94 0.54 3.64
Tổng cộng tài sản 460.74 100.0 324.89 100.0 265.40 100.00
44
Để xem xét cụ thể hơn kết cấu của Tài sản, ta sẽ xem xét Bảng 2.2 và Bảng 2.3 dưới đây. Bảng 2.2 cho thấy tình hình các khoản phải thu ngắn hạn của Cty xi măng và xây dựng QN năm 2007-2009. Về mặt tỷ trọng, ta thấy rằng khoản phải thu khách hàng đã giảm nhanh chóng, thay vào đó là sự tăng lên của khoản phải thu nội bộ từ 16,6% (2008) lên 55,4% (2007)
Bảng 2.2. Tình hình các khoản phải thu ngắn hạn
Đơn vị: tỷ đồng
2009 2008 2007
Tăng/Giảm Tăng/Giảm
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ
trọng (+/-) (%) Giá trị Tỷ
trọng (+/-) (%) Giá trị Tỷ trọng Các khoản phải
thu ngắn hạn 269.32 100.0 117.69 77.6 151.63 100.0 36.94 32.2 114.69 100.0 Phải thu khách hàng 110.41 41.0 -10.63 -8.8 121.04 79.8 15.82 15.0 105.22 91.7 Trả trước cho người
bán 8.27 3.1 4.13 99.8 4.14 2.7 0.61 17.3 3.53 3.1
Phải thu nội bộ 149.29 55.4 124.19 494.8 25.10 16.6 Các khoản phải thu
khác 2.91 1.1 -0.01 -0.3 2.92 1.9 -3.03 -50.9 5.95 5.2
Đối với hàng tồn kho thì CPSX kinh doanh dở dang chiếm đại bộ phận.
Đây là điều không khó hiểu bởi xi măng và xây dựng Quảng ninh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâydựng và sản xuật vật liệu xây dựng, sản phẩm hầu hết là những công trình, hạng mục công trình với vốn lớn, thời gian thi công kéo dài nên hàng tồn kho và CPSX kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Doanh nghiệp cần duy trì một tỷ lệ hàng tồn kho phù hợp trong cơ cấu tài sản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3. Tình hình hàng tồn kho
Đơn vị: tỷ đồng
Hàng tồn kho 2009 2008 2007
Hàng mua đang đi đường 3.74
Nguyên vật liệu 0.81 0.71 0.17
Công cụ dụng cụ 0.03 0.02
CPSX kinh doanh dở dang 149.81 115.89 108.76
Thành phẩm 0.78 1.49 1.68
45
Bảng 2.4. Tổng hợp Bảng cân đối kế toán của công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh năm 2007-2009 (Phần Nguồn vốn)
Đơn vị: Tỷ trọng (%); Giá trị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 NGUỒN VỐN
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng A. Nợ phải trả 384.81 83.5 295.75 91.0 243.37 91.7
I. Nợ ngắn hạn 382.37 83.0 291.64 89.8 227.96 85.9
1. Vay và nợ ngắn hạn 68.99 68.76 69.33
2. Phải trả người bán 18.55 34.25 28.11
3. Người mua trả tiền trước 74.05 85.18 66.88
4. Thuế và các khoản phải trả nhà nước 9.65 21.36 0.46
5. Phải trả người lao động 1.14 0.73 0.79
6. Chi phí phải trả 0.46 0.73 0.12
7. Phải trả nội bộ 202.45 75.22 45.27
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 7.09 5.42 17.00 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn 2.44 0.5 4.11 1.3 15.41 5.8
1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác 0.30
4. Vay và nợ dài hạn 1.80 3.77 15.11
5. Thuế thu nhập hoàn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0.64 0.35
B. Vốn chủ sở hữu 75.93 16.5 29.14 9.0 22.03 8.3
I. Vốn chủ sở hữu 75.58 16.4 28.06 8.6 21.11 8.0
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35.00 11.00 10.86
2. Thặng dư vốn cổ phần 12.86
7. Quỹ đầu tư phát triển 9.63 6.10 3.85
8. Quỹ dự phòng tài chính 1.55 1.10 0.77
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 16.53 9.86 5.63 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.36 0.1 1.08 0.3 0.92 0.3
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.36 1.08 0.92
Tổng cộng nguồn vốn 460.74 100.0 324.89 100.0 265.40 100.0
46 Về tình hình nguồn vốn:
Xem xét tình hình nguồn vốn trong ba năm qua, ta thấy rằng nợ chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy có thể thấy tài sản của Công ty và việc tăng tài sản trong những năm gần đây phần lớn được tài trợ bởi nợ. Để đánh giá rõ hơn về nguồn vốn này, ta xem xét Bảng 2.5 dưới đây. Nợ ngắn hạn chiếm gần như tuyệt đối trong nợ phải trả của Công ty, trong khi đó tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn là rất lớn. Nếu tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn đang giảm nhanh còn khoản phải trả nội bộ lại tăng nhanh. Đây là điều có lợi cho doanh nghiệp trong việc sử dụng và trả nợ vốn.
Bảng 2.5. Tình hình nợ của Công ty trong ba năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
2009 2008 2007
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng A. Nợ phải trả 384.81 100.0 295.75 100.0 243.37 100.0
I. Nợ ngắn hạn 382.37 99.4 291.64 98.6 227.96 93.7
1. Vay và nợ ngắn hạn 68.99 17.9 68.76 23.2 69.33 28.5
2. Phải trả người bán 18.55 4.8 34.25 11.6 28.11 11.6
3. Người mua trả tiền trước 74.05 19.2 85.18 28.8 66.88 27.5 4. Thuế và các khoản phải trả nhà nước 9.65 2.5 21.36 7.2 0.46 0.2
5. Phải trả người lao động 1.14 0.3 0.73 0.2 0.79 0.3
6. Chi phí phải trả 0.46 0.1 0.73 0.2 0.12 0.0
7. Phải trả nội bộ 202.45 52.6 75.22 25.4 45.27 18.6
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 7.09 1.8 5.42 1.8 17.00 7.0
II. Nợ dài hạn 2.44 0.6 4.11 1.4 15.41 6.3
47
2.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007- 2009 (Bảng 2.6) ta thấy:
Tình hình doanh thu: Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2007 doanh thu bán hàng của Công ty giảm nhẹ 4,25 tỷ đồng (1,7%), năm 2006 tiếp tục giảm 19,97 tỷ đồng (8,1%).
Nguyên nhân doanh thu giảm có thể lý giải là do tình hình kinh doanh không tốt. Điều này có thể lý giải bởi năm 2007 là năm Công ty đã để xảy ra những sự cố như tai nạn lao động, rút ruột công trình. Năm 2008 hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự cố, hơn nữa lại gặp những khó khăn trong điều kiện thời tiết cản trở việc thi công. Vì vậy cho dù doanh thu tài chính có tăng nhưng vẫn không đủ để bù đắp được. Tuy nhiên năm 2009 doanh thu đã tăng 9% so với năm 2008. Điều này cho thấy Công ty đã có những nỗ lực để vượt qua khó khăn khi uy tín và hình ảnh của Công ty bị ảnh hưởng không tốt sau những vụ vệc kia. Mặc dù vậy doanh thu năm 2009 vẫn chưa đạt bằng năm 2006 là 251,7 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác không đủ bù đắp việc giảm doanh thu bán hàng, nhất là khi chi phí tài chính (chi phí lãi vay) và chi phí quản lý doanh nghiệp khá lớn. Tuy doanh thu trong hai năm 2007 và 2008 giảm nhưng do giá vốn hàng bán giảm, đặc biệt là vào năm 2008 nên vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng trong năm 2008 và 2009, chỉ có lợi nhuận năm 2007 là giảm. Việc giá vốn hàng bán giảm có thể một phần do việc kinh doanh bị ảnh hưởng không tốt nhưng giá vốn giảm nhanh cũng có thể một phần do Công ty đã tìm cách tiết kiệm được chi phí.
Với diễn biến như trên, ta có thể hy vọng tình hình những năm tới của Công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh sẽ tốt đẹp hơn, đặc biệt nếu như nguồn lực mà cụ thể là nguồn lực tài chính của Công ty được sử dụng hiệu quả.
48
Bảng 2.6. Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh năm 2006-2009
Đơn vị: tỷ đồng
2009 2008 2007 2006
Tăng/Giảm Tăng/Giảm Tăng/Giảm
Chỉ tiêu
Giá
trị (+/-) (%)
Giá
trị (+/-) (%)
Giá
trị (+/-) (%)
Giá trị 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 247.87 20.39 9.0 227.48 -19.97 -8.1 247.45 -4.25 -1.7 251.70
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 247.87 20.39 227.48 -19.97 247.45 -4.25 251.70 4.Giá vốn hàng bán 222.83 17.47 8.5 205.36 -29.46 -12.5 234.82 -3.01 -1.3 237.83 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 25.05 2.93 13.2 22.12 9.49 75.1 12.63 -1.24 -8.9 13.87
6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.89 -1.53 -14.7 10.42 2.86 37.8 7.56 2.55 50.9 5.01
7. Chi phí tài chính 6.21 -2.20 -26.2 8.41 0.81 10.7 7.60 3.35 78.8 4.25
Trong đó: Chi phí lãi vay 6.21 -2.20 -26.2 8.41 0.85 11.2 7.56 3.31 77.9 4.25
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.21 1.61 15.2 10.60 3.67 53.0 6.93 -0.04 -0.6 6.97 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.53 2.00 14.8 13.53 7.86 138.6 5.67 -1.99 -26.0 7.66
11. Thu nhập khác 0.51 0.47 0.04 0.03 0.01 -0.16 0.17
12. Chi phí khác 0.02 0.02
13. Lợi nhuận khác 0.50 0.46 0.04 0.03 0.01 -0.16 0.17
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16.03 2.46 18.1 13.57 7.90 139.3 5.67 -2.15 -27.5 7.82 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3.11 -0.54 -14.8 3.65 3.65
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12.92 3.00 30.2 9.92 4.25 75.0 5.67 -2.15 -27.5 7.82
49 2.2.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính
Bảng 2.7 dưới đây tổng hợp các tỷ số tài chính mà ta sẽ phân tích trong ba năm 2007-2009 của công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
Bảng 2.7. Tổng hợp các tỷ số tài chính của công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh trong ba năm 2007-2009
Đơn vị: lần Các tỷ số tài chính 2009 2008 2007 1. Tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời 1.11 1.00 1.02
Khả năng thanh toán nhanh 0.72 0.58 0.54
2. Tỷ số về khả năng cân đối vốn
Hệ số nợ 0.84 0.91 0.92
Hệ số thanh toán lãi vay 17.03 14.57 6.67
3. Tỷ số về khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 1.82 1.96 4.49
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 391.15 239.96 166.86
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 14.16 10.49 10.58
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.54 0.70 0.93 4. Tỷ số về khả năng sinh lãi
ROE 0.17 0.34 0.26
ROA 0.03 0.03 0.02
Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Nhìn chung nhóm tỷ số về khả năng thanh toán có xu hướng tăng qua ba năm qua, đặc biệt là trong năm 2009. Điều này là vì Công ty đã có tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ khá lớn, nhất là vào các khoản phải thu và giảm lượng hàng tồn kho. Nhìn vào các tỷ số trên cho ta thấy khả năng thanh toán của Công ty diễn biến theo chiều hướng tốt.
Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: Hệ số nợ của Công ty có xu hướng giảm, điều này cho thấy mức độ đóng góp của chủ sở hữu vào tài sản
50
của Công ty đã tăng lên. Đây là điều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động thêm vốn bằng nợ. Hệ số thanh toán lãi vay tăng nhanh, đây là chiều hướng tốt bởi vì nó cho thấy mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.
Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho giảm nhanh, đây là dấu hiệu tốt phản ánh việc Công ty đã giảm lượng hàng tồn kho xuống. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân đang tăng lên nhanh chóng. Sở dĩ có điều này bởi vì việc tăng lên nhanh chóng của các khoản phải thu ngắn hạn.
Điều này cho thấy vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Điều này cũng được thể hiện qua hiệu suất sử dụng tổng tài sản đang giảm dần trong ba năm qua.
Đây là dấu hiệu của việc quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng, đây là điều có thể lý giải bởi TSCĐ là loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài, vì vậy mặc dù trong ba năm qua Công ty không có sự đầu tư nào lớn vào TSCĐ tuy nhiên chỉ cần TSCĐ hiện tại của Công ty chưa đến lúc phải thay thế thì với mức tăng của doanh thu cũng sẽ đảm bảo mức tăng của chỉ số này.
Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Tỷ số ROE tăng trong năm 2008 tuy nhiên lại giảm trong năm sau đó cho thấy doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đang không được tốt. Trong năm 2009 Công ty có đợt tăng vốn chủ sở hữu đáng kể nhưng dường như lợi nhuận tăng thêm chưa tương xứng với sự gia tăng thêm về vốn. Tuy vậy, tỷ số ROA lại khá ổn định cho thấy ít nhất hiệu quả của việc đầu tư vẫn được duy trì.