CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3 Thực trạng về vấn đề rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Vấn đề rác thải sinh hoạt trên thế giới
Phát sinh rác thải trên thế giới
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó.
Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người.
Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan)là 1,6kg/người/ngày; Singapo là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kông; 48%ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở nước ta. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhấp cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu tấn chất thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, 60% số này được chôn lấp, 34%
được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006-3/2008, chất thảithực phẩm được thải ra từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì, chiếm 19% chất thải đô thị. Tổng số hàng năm các hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực phẩm, chỉ riêngở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm vẫn có thể sử dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay 5,3 kg/tuần, trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng được.
Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hằng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn(nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro..
+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải.
Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm .
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế. Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5%
Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt rác lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều vàảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khoẻ cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư đô thị...
Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã có những biện pháp xử lý rác thải, phế thải đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội: xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác, bãi rác phế thải phải xa khu dân cư, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại rác tại nơi công cộng và đến tận người dân. Chính vì vậy, những khu dân cư tập trung và cả đến tận các thôn xóm vùng nông thôn của các nước này đều có cảnh quan đô thị, làng xã sạch, đẹp, văn minh, con người khoẻ mạnh, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là vấn đề vứt rác, thu gom rác.
Từ những kết quả thu gom phế liệu, rác thải, con người nhận thấy họ có thể tái chế các nguyên liệu phế thải (kim loại, nhựa, gỗ, giấy,..) thành các sản phẩm tiêu dùng mới (tái sản xuất) vừa tiết kiệm bãi rác, vừa tăng được sản phẩm xã hội. Riêng đối với Rác thải sinh hoạt thì vẫn phải chôn và đó là chất thải hỗn hợp vô cơ, hữu cơ của mỗi gia đình. Chỉ đến sau chiến tranh thế giới thứ 2, các thành phố lớn của các nước phát
Trường Đại học Kinh tế Huế
loại rác tại nơi chế biến, nơi công cộng và ngay tại gia đình thì Rác thải sinh hoạt mới thực sự tham gia vào “nền kinh tế rác thải” của mỗi quốc gia. Từ cách thức thu gom, phân loại rác thải, người ta đã tận dụng được các phế thải, rác thải khác nhau để tái chế ra sản phẩm mới, đặc biệt đã chế biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp. Có thể nói “nền kinh tế rác thải” bao gồm từ thu gom,phân loại và xử lý, tái chế hoặc chế biến các nguyên vật liệu rác thành các sản phẩm sử dụng lại được cho đời sống và sản xuất của con người thực sự đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội cho các quốc gia trên toàn cầu: môi trường sống không bị ô nhiễm, giảm diện tích chôn chứa rác, đem lại nguồn lợi kinh tế, thu nhập cho lao động xử lý rác. Việc tận dụng rác thải hữu cơ cóý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, đây là nguồn phân hữu cơ an toàn bổ sung vào đất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn đang là những mục tiêu phấn đấu ở nhiều quốc gia.
Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hiện nay là xu thế tích cực và là hoạt động bức thiết nhằm bảo vệ môi trường sống của các khu vực đô thị và khu dân cư trên toàn cầu. Ở các nước tiên tiến phát triển có nền kinh tế mạnh, vấn đề này đãđược giải quyết kháổn định với sự kết hợp giữa sự đầu tư của nhà nước và thói quen của cộng đồng và từng người dân.
+ Có thểnói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức”- được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Những ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa
Trường Đại học Kinh tế Huế
sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, một nguyên liệu thay thếdầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác được phân loại triệt để là điều kiện để quá trình xử lý và tái chế rác trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó, khái niệm về rác thải dần được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm năng, mang lại lợi nhuận đáng kể với những ai biết đầu tư vào việc cải tiến công nghệ
+ TạiNhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễphân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đìnhđó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quyđịnh vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòngđất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom rácở Nhật Bản không giống như ở Việt Nam. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty, nhà máy... cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải công nghiệp của họ và điều này được quy định bằng các điều luật về bảo vệ môi trường.
+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia.Có thể nói Singapore được xem là một quốc gia có môi trường xanh - sạch - đẹp của thế giới, Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là pháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo dục ý thức để người dân quen dần sau đó phạt nhẹ nhắc nhở và hiện nay các biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc. Ở Singapore vứt rác, hút thuốc không đúng nơi quy định bi phạt tiền từ 500 đô la Sing trở lên
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thảivẫn là phương pháp phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có lỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể tái chế.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 cho biết, hầu hết các nước Nam Á và Đông Nam Á rác thải được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các bãi lộ thiên để tiêu hủy. Các nước như Việt Nam, Bangladet, Hongkong, Srilanka Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ chôn lấp lớn nhất lên tới trên 90%. Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu. Một số nước như Ấn Độ, Philippin, Thái Lan… áp dụng phương pháp này khá phổ biến. Tuy nhiên, chưa có nước nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân compost.