Vấn đề rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 28 - 36)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Thực trạng về vấn đề rác thải trên thế giới và Việt Nam

1.3.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Phát sinh rác thải ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường trước đây) chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu tấn, trong đó rác thải sinh hoạt tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8 triệu tấn theo báo cáo của Bộ Xây dựng).

Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo dự án 3R, còn lại hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.

Điều đáng lo ngại là tới thời điểm này, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa đi theo hướng tái chế như mong muốn. Khoảng 70% chất thải sinh hoạt đô thị được thu gom và khoảng 80% số chất thải này vẫn được xử lý theo cách chôn lấp. Còn rác thải nông thôn thì hầu như được đổ bừa bãi ra ven làng, ao hồ, bãi sông, bãi tạm hoặc tự đốt. Hội Xây dựng Việt Nam cảnh báo, trong số 91 bãi rác lớn trên cả nước chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm khoảng 15%.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng,tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), RạchGiá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Cácđô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.

Bảng1.5: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát sinh

Tấn/ngày Tấn/năm

1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000

2 Loại I 0,96 1.885 688.025

3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045

4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370

5 LoạiIV 0,65 626 228.490

Tổng 6.453.930

(Nguồn:Kết quả khảo sát năm 2006, 2007của bộ tài nguyên-môi trường và báo cáo của các địa phương) Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế- xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng1.6:Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007

STT Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát sinh

Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đồng bằng

sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060

2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.860

3 Tây Bắc 0,75 190 69.395

4 Bắc Trung bộ 0,66 755 275.575

5 Duyên hải Nam

Trung bộ 0,85 1.640 598.600

6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250

7 Đông Nam bộ 0,79 6.713 2.450.245

8 Đồng bằng

sông Cửu Long 0,61 2.136 779.640

Tổng cộng 0,73 17.692 6.457.580

(Nguồn: kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương) Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trênđầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trênđầu người là tương đương nhau (0,72- 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng , tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT cho biết, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách.

Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dânở mỗi địa phương. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45%- 60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 %- 52%.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) của TP Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn.

Tại các vùng ngoại thành Hà Nội, lâu nay xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt đổ tràn lan khắp các ngõ xóm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, gây ô nhiễm môi trường vàảnh hưởng đến cảnh quan. Mặc dù biết rõ việc ô nhiễm và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhưng do thiếu nguồn kinh phí và không có kế hoạch thu gom nên chính quyền đành đứng “nhìn”.

Phần lớn các khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay chưa có các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Những bãi rác được xả “vô tư” ra đường mà không hề được thu gom, tập kết để xử lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị do rác thải trên những trục đường quốc lộ, tỉnh lộ là hệ quả tất yếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

của việc không có các điểm tập kết rác để xử lý. Thậm chí, các đống rác ven các đường quốc lộ, tỉnh lộ đang lấn chiếm diện tích canh tác.

Quản lý rác thải tại Việt Nam

Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mớichỉ đạt khoảng 60-70%.

Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vàokinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụthu gom rác thải.

Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinhhoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.

Theo nghiên cứu của URENCO (Công ty Môi trường đô thị ) thìỞ nhiều nước đang phát triển trên thế giới, chi phí cho công tác quản lý CTR đô thị chiếm xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách đô thị. Ở nước ta, các nhà chuyên môn đánh giá, tổng chi cho quản lý CTR cũng chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị. Tuy nhiên vẫn có từ 5- 7% lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày chưa được thu gom, xử lý. Hơn nữa, các biện pháp xử lý rác thải hiện nay vẫn chủ yếu là chôn lấp. Nhưng bãi rác Nam Sơn cũng chỉ xử lý được khoảng 1.603 tấn/ngày (xử lý bằng phương pháp chôn lấp).Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR ở Hà Nội, trong đó việc đầu tư sản xuất phân compost từ chất thải được đặt lên hàng đầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do URENCO đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóngban ngày và tắc nghẽn giao thông.

URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn rác thải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40%.

Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu cơ/ngày để làm phân bónở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác.

URENCO đưa ra mục tiêu từ 2010 đến 2020, rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được phân loại tại nguồn và phấn đấu đến 2010 sẽ tận dụng được 30%

rác. Như vậy, mỗi người dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được rác để tái chế, tiết kiệm được tài nguyên, tiết kiệm được sức người.

Xử lý rác thải tại Việt Nam

Việc thu gom rác thải ở các khu đô thị và khu dân cư ở Việt Nam đã và đang được xúc tiến và cải thiện rõ rệt với sự đầu tư nhất định của nhà nước, sự tham gia của cộng đồng và việc học tập tiếp thu những kinh nghiệm của quốc tế.

Theo những báo cáo gần đây của các cơ quan chức năng thì mỗi năm Việt Nam sản sinh trên 15 triệu tấn rác thải, tức là trung bình mỗi người xả ra gần 2 tạ rác, trong đó phần lớn không được tiêu hủy hoàn toàn. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng rác thải của Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố vẫn còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Các rác thải ở các đô thị và khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải (sinh hoạt, công nghiệp, y tế) đều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20%- 30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp chiếm (70% - 80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống và các hoạt động kinh tế. Chất thải tập trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

chủ yếu ở các đô thị. Vùng này có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lượng phát sinh đến hơn 6 triệu tấn rác mỗi năm, bằng một nửa tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước. Đồng thời, các chất thải ở đây cũng có thành phần nguy hại hơn nhưpin, dung môi, kim loại, thủy tinh... là những thứ độc hại và khó phân hủy.

Lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, song việc thu gom vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, khối lượng xử lý hầu như không đáng kể. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, chỉ có gần 3/4 lượng rác thải ở các đô thị được thu gom, và 1/5 ở nông thôn. Trong số 91 điểm tiêu hủy rác của cả nước, chỉ có 17 điểm rác là hợp vệ sinh, số còn lại thường là lộ thiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng đất, nước mặt và nước ngầm. Như vậy, với đà phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta như trong thời gian vừa qua mà chúng ta không nhanh chóng đưa ra những giải pháp hợp lý, thì có thể tin chắc rằng trong thời gian không xa Việt Nam sẽ trở thành một bãi rác lớn.

Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cátở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh.

Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Tuy nhiên do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh, đồng thời do kỹ năng phân loại trong quá trình sản xuất của các nhà máy này còn thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy này chưa cao.

Công tác quản lý rác thải ở Việt Nam Bắt đầu khá muộn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng khối lượng rác thải lại tăng lên khá nhanh nên công tác quản lý chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng còn thiếu sót, không đồng bộ.

- Tổ chức quản lý và quản lý rác thải xảy ra chồng chéo hoặc bỏ lọt giữa các bộ ngànhở trung ương và địa phương.

- Các hoạt động nghiên cứu và triển khai, quản lý rác thải đang được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu các nghiên cứu mang tính thực tiễn, thiếu nguồn tài chính, và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Đa số các đô thị và khu công nghiệp chưa có quy hoạch và chôn lấp chất thải.

- Ý thức chấp hành pháp luật của các nhà sản xuất cũng như người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và rác thải nói riêng còn nhiều yếu kém.

Mặt khác do khung pháp luật chưa đồng bộ, thực thi thưởng phạt không nghiêm minh.

-Đầu tư tài chính cho quản lý và xử lý rác thải chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên không cân đối, chưa đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này nhằm động viên các thành phần kinh tế các tổ chức xã hội tham gia quản lý và đầu tư và thu gom xử lý chất thải.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)