Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng:
Bảng 2.3: Tổng hợp khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn
STT Tên đơn vị Số lượng các đơn vị
Lượngrác phát sinh mỗi ngày(kg/ngày)
Tổng khối lượng rác của tất cả các đơn vị thải ra mỗi ngày(kg) 1 Hộ gia đình bình
thường 815 2 1630
2 Hộ gia đình kinh
doanh 413 3.5 1446
3 Cơ quan hành
chính sự nghiệp 14 7 98
4 Trường học 5 6 30
5 Nhà nghỉ 7 4 28
6 Chợ 2 140 280
7 Xưởng chế biến
lâm sản 2 11 22
8 Cơ sở y tế 2 17 34
9 Dịch vụ cơ khí
sửa chữa 7 6 42
Tổng 3609
(Nguồn: UBND thị trấn Anh Sơn) Từ bảng trên cho thấy nguồn phát sinh Rác thải lớn nhất là từ 2 khu chợ của thị trấn. rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon. Thêm vàođó là
Trường Đại học Kinh tế Huế
tuyến quốc lộ 7 chạy qua, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển .
Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kểCác cơ quan hành chính và sự nghiệp, thì trường trung học phổ thông Anh Sơn 1 là nơi phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt nhất.
2.2.2 Thành phầnvà khối lượngrác thải
Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Anh Sơn chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 59% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 41% bao gồm chủ yếu túi nilon, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…
Bảng 2.4: Thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn
Thành phần rác Tỷ lệ
Chất hữu cơ 59%
giấy, giẻ rách 8%
Nhựa, cao su, bao nilon 10%
Kim loại, vỏ đồ hộp 5%
Thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 3%
Đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 15%
(Nguồn:Uỷ ban nhân dân thị trấn Anh Sơn) Đối với các đối tượng hoạt động trong các ngành nghề khác nhau và có mức sống khác nhau thì lượng rác thải phát sinh ở các hộ gia đình cũng khác nhau.
Bảng 2.5: Thành phần rác thải sinh hoạt phân theo ngành nghề tại thị trấn Anh Sơn
STT Ngành nghề Rác thải hữu cơ (%) Rác thải vô cơ (%)
1 Cán bộ công nhân viên 54 46
2 Kinh doanh 50 50
3 Nông nghiệp 72 28
( Nguồn: Số liệu điều tra 2012)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy, hộ gia đình nông nghiệp có tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt là cao nhất 72% và thành phần rác thải vô cơ là thấp nhất chiếm 28%. Các các hộ gia đình kinh doanh có tỷ lệ thành phần rác thải hữu cơ và vô cơ khá đồng đều với 50% rác hữu cơ và 50% rác vô cơ.
Đối với các hộ gia đình nông nghiệp, thành phần rác thải chủ yếu là rác thải hữu cơ, rác hữu cơ ở đây là rơm rạ sau mùa vụ, các xác lá cây trong vườn và phân các loại gia súc gia cầm nuôi trong gia đình. rác thải vô cơ như các loại giấy vụn, kim loại rất ít. Chủ yếu rác thải vô cơ trong gia đình là các bao bì đựng phân bón và thức ăn gia súc, các loại chai nhựa, thuỷ tinh đựng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại bao nilon đã qua sử dụng.
Các hộ gia đình kinh doanh có thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng, nhiều chủng loại trong đó chủ yếu là các loại bao bì, các mảnh vụn nhựa, các mảnh kim loại, các chai lọ thuỷ tinh, nhựa. Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là các thùng giấy, bìa các tông do đó tỷ lệ thành phần rác vô cơ trong rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình này lớn nhất so với các gia đình khác. Thành phần rác thải hữu cơ của các hộ gia đình này, chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ các loại rau, củ, quả hay các lá cây xung quanh nhà, các hộ gia đình kinh doanh ở đây chủ yếu kinh doanh bán quán, bán hàng tạp hóa, một số thì bán quán ăn nên lượng rác vô cơ và hữu cơ phát sinh tương đối bằng nhau.
Các hộ gia đình là cán bộ công nhân viên chức, cótỷ lệ thành phần rác thải hữu cơ chiếm 54% và tỷ lệ rác thải vô cơ chiếm 46% so với tổng lượng rác thải. Thành phần rác thải hữu cơ của các hộ gia đình này chủ yếu là các loại thức ăn thừa, các loại vỏ rau, củ, quả sau khi sử dụng và các loại rác thải hữu cơ chủ yếu là giấy vụn, các bao nilon, các mảnh vụn kim loại hay các mảnh nhựa đã qua sử dụng...
Nhìn chung thành phần rác thải của các hộ dân trong thị trấn Anh Sơn rất đa dạng nhiều chủng loại khác nhau và các thành phần rác thải có thể tái sử dụng hay tái chế là không đáng kể so với tổng lượng rác thải phát sinh. Nhưng nếu thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn thì cũng có thể tận dụng được rác thải làm ra các sản phẩm có thể sử dụng được.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.6: Khối lượng rác thải trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình tại thị trấn Anh Sơn.
Khối lượng (kg) 1-2 2-3 > 3 Tổng
Số hộ 12 17 11 40
Tỷ lệ (% ) 30 42,5 27,5 100
(Số liệu điều tra năm 2012) Theo kết quả thống kê khối lượng rác thải trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình trên địa bàn thị trấn cho thấy phần lớn mỗi hộ gia đình thải ra từ 2-3 kg rác/ngày/hộ có khoảng 17/40 hộ được điều tra, chiếm 42,5%. Bên cạnh đó khối lượng rác thải ra >3kg/ngày/hộ cũng khá cao, chiếm 27,5%. Phần lớn lượng rác thải này không được phân loại và bỏ chung vào thùng rác. Nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị.