3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải
3.2.2 Giải pháp phân loại, thu gom và xử lý
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình sống của con người nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khỏe con người. Tuy nhiên, hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTRSH phải phù hợp với thực tế địa phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giải phápphân loại
Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên.
Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đa số những người được phỏng vấn trả lời họ có biết cách phân loạivà cho rằng việc phân loại rác thải hết sức quan trọng.
Bảng 3.3. sự hiểu biết của người dân với việc phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày
Số hộ biết cách
phân loại rác Số hộ Tỷ lệ (%)
Biết 28 15,56%
Không biết 12 84,44%
Tổng 40 100%
(Nguồn:Số liệu điều tra 2012) Điều này cho thấy người dân thị trấn với trình độ văn hóa khá cao đã có kiến thức cơ bản và nhận thức đúng đắn đối với việc phân loại rác bảo vệ môi trường.
nhưng con số trên lại đối lập với việc là hầu hết người dân ở đây không phân loại rác sinh hoạt trước khi thu gom. Nguyên nhân ở đây chính là việc phân loại rác thải sinh hoạt vẫn chưa được các cấp chính quyền, các khối quan tâm phổ biến và tổ chức triển khai một cách có kế hoạch nên người dân dẫu biết cách phân loại qua truyền hình, internet và tài liệu,… nhưng vẫn chưa thực hiện. Do đó tôi đề xuất thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn như sau:
Mỗi gia đình phải sử dụng 3 loại thùng rác khác nhau:
+ Thùng chứa ráchữu cơ màu xanh lá câyloại 10lít
+ Thùng chứa rác vô cơ không thể tái chế màu đỏ loại 10lít +thùng chứa rác vô cơ có thể tái chế màu vàng loại 10 lít
(mỗihộ gia đình có thể tự mua hoặc nộp tiền cho tổ quản lý môi trường mua) -bước 1: Phân loại rác tại nguồn theo 02 nhóm sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Nhóm 1: Rác hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học với thành phần chủ yếu là rác thực phẩm (trừ các loại vỏ sò, vỏ nghêu, vỏ dừa và bao bì thực phẩm các loại).
+Nhóm 2: Bao gồm toàn bộ các thành phần rác còn lại
-Bước 2: là phân loại được ba loại rác thải là hữu cơ, vô cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chế, độc hại.
Để việc phân loại được hiệu quả cần thiết phảicó những biện pháp tập huấn bài bản về cách phân loại rác thải sinh hoạt cho người dân.
Giải pháp thu gom
Đề xuất cải tiến hệ thống thu gom rác
-Đề nghị áp dụng 3hệ thống thu gom tách biệt:
+ một hệ thống chuyên thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ thống chuyên thu rác vô cơ không thể tái chế về bãi chon lấp, Tần suất thu gom được đề nghị áp dụng chung cho toàn địa bàn: 2 lần/ 1 tuần.
+ đối với RTSH có khả năng tái chế thì nên kí hợp đồng cho thu gom đối với các cơ sở thu mua phế liệu, phân khối phụ trách cho từng cơ sở. số lượng rác thải này không lớn nên đề nghị áp dụng tần suất thu gom 1lần/ tuần. để kết quả thu gom từ thành phân tư nhân này cao và khuyến khích người dân phân loại rác triệt để thì cần có những điều kiện ràng buộc trong hợp đồng bắt buộc các cơ sở thu mua phế liệu phải chấp hành thu mua nghiêm chỉnh, đúng tần suất, đúng thời gian và hợp lý về tiền bạc.
số tiền thu được từ việc bán phế liệu này sẽ đóng góp một phần nào đó vào chi phí rác thải hàng tháng của người dân góp phần khuyến khích người dân tham gia phân loại.
- để đạt được hiệu quả phân loại và thu gom cao chúng ta cần xã hội hóa công tác thu gom rác. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần tư nhân tham gia vào các hoạt động thu gom rác. Tạo mối quan hệ liên kết giữa cơ quan quản lý, người thu gom, thành phần tư nhân và người dân để quản lý được tốt hơn.
- tăng thêm số lượng công nhân thu gom và đảm bảo mức chế độ hợp lý, nâng cấp, đầu tư mớicác trang thiết bị thu gom.
Giải pháp xử lý:
Xử lý rác thải vẫn luônlà một đề tài “nóng”.Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải.hiện nay có khá nhiều phươngpháp xử lý rác thải nhưng mỗi phương pháp luôn chưa đựng
Trường Đại học Kinh tế Huế
những ưu nhược điểm riêng do đó cần tùy vào điều kiện của từng địa phương để lựa chọn phương pháp thích hợp. Xử lý rác một cách triệt để đã khó, nhưng để tìm được nơi đặt hố chôn rác còn khó hơn. Dù chính quyền thị trấn đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng khu chôn lấp rác thải nhưng rất khó khăn để tìm được địa điểm thích hợp cho việc chôn lấp rác thải ở Khối, xã, vì không có một đơn vị hành chính nào chấp nhận việccho việc xây dựng bãi chôn lấp tại địa phương mình.
Sơ đồ4: Sơ đồ xử lý rác.
Sau khi rác thải được thu gom theo 2 nhánh rác hữu cơ và rác vô cơ, tôi xin đề xuất phương pháp xử lýsau:
Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…, Sử dụng biện pháp làm phân ủ: đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ủ này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đ,ến sức khỏe con người nếu không được xử lý cẩn thận. hiện nay chế phẩm sinhhọc E.M được ứng dụng rộng rãi khắp các địa phương trong cả nước để xử lý rác thải nhằm làm một chất xúc tác để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn, khử mùi hôi, hạn chế các loại khí có hại sản sinh, góp phần làm sạch môi trường, tạo raloại phân vi sinh an toàn và chất lượng
Rác thải sinh hoạt
Phân loại
RT có thể tái chế
Trạm thu mua phế liệu
Rác hữu cơ
Ủ phân bón Vi sinh RT không thể
tái chế
chôn lấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đối với rác thải vô cơ:
+ Với rác thải có thể tái chế được:
Việc tái chế rác thải sinh hoạt cũng mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội. Do đó cần tận dụng mọi nguồn rác có thể tái chế được để góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, tổ chức tư nhân thu gom chịu trách nhiệm thu gom và bán cho các cơ sở tái chế phế liệu, xử lý nhanh chóng tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh.
+ với rác thải không tái chế được như:
Biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Trước tình hìnhđó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở tị trấn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra chúng ta có thể áp dụng giải pháp xây dựng hố rác di động cho các hộ dân. Hố rác di động là loại hố rác đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém, chi phí cho mỗi hố rác di động chỉ từ khoảng 200.000- 250.000 đồng và chi phí ban đầucho nắp hố rác là 50.000 đồng.
Các hộ gia đình banđầu chỉ phải đầu tư một nắp hố rác mà có thể sử dụng được nhiều lần mà không cần phải thay thế sử chữa. Nắp hố rác di động được thiết kế về cơ bản giống với nắp thùng rác di động ở đô thị. Tuy nhiênở đây không có phần thùng vì thùng rác ở đây là các hố đất với độ sâu từ 2,5-3m, kích thước bề mặt của hố rác tuỳ thuộc vào kích thước của nắp hố. Trung bình mỗi hố rác của từng hộ gia đình có thời gian sử dụng từ 6-8 tháng. Nắp hố rác di động có thể là vật liệu composit không phân huỷ trong môi trường ẩm, bằng nhựa cứng hoặc bằng tôn... nắp hố rác di động có thể sử dụng được rất nhiều năm.
Các hố rác sau khi đã được đổ đầy rác phần nắp sẽ được di dời sang hố đào khác còn hố rác sẽ được lấp đầy lại. Sau một thời gian khi rác đã phân huỷ có thể trồng các loại cây lấy củ sẽ cho năng suất cao. Cứ như vậy nắp hố rác này có thể di chuyển khắp vườn và sử dụng được nhiều lần.
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III