Nhận thức, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

2.4.1Thái độ của người thu gom

Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của các thôn họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng, do đó đã có tình trạng thị trấn Anh Sơn được biết đến trên các mặt báo với vấn đề “nóng” về rác thải khi 3 tuần liên tục không có người thu gom và rác chất lên thành từng đống 2 bên đường quốc lộ 7 vào cuối năm 2011. Cụ thể năm 2010 mỗi hộ gia đình thu gom mỗi tháng được trả 800.000 đồng, đầu năm 2011 tăng lên 1.200.000 đồng. Đến năm 2012 đã lên 1.500.000đồng. Tính ra thì mỗi người mới chỉ được 750.000 đồng/ tháng vì ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải. mức tiền lương thấp và tình trạng quá ô nhiễm nên họ xin nghỉ. Sau đó được sự động viên, thúc dục của bà con thị trấn và cán bộ xã thì họ mới đi làm lại.

Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn thị trấn thì đa số người dân chấp hành tốt việc đổ rác bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác ra những nơi công cộng một cách bừa bãi khôngđúng nơi quy định và có những người không đăng ký đổ rác vẫn đổ rác ở gần nhà khác và họ vẫn phải thu gom dù không được nhận thêm tiền.

2.4.2 Nhận thức và thái độ của người dân

Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức và thái độ là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Tìm hiểu nhận thức của người dân để từ đó có những giải pháp thích hợp.

+ Mức phí vệ sinh hàng tháng: Các hộ gia đình thuộc các khối trên địa bàn thị trấn chi trả mức cho công tác thu gom và xử lý rác thải dựa vào mức quy định theo nhân khẩu (5.000 đồng/người/tháng), phân biệt các hộ các hộ sản xuất, kinh doanh và

Trường Đại học Kinh tế Huế

khá hợp lý.Tuy nhiên có một vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom nhưng theo người thu gom thi những hộ đó lại để rác vào với những hộ khác nên đàng nào họ cũng phải thu gom mà tiền không được nhận.

+ Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng thôn. Nhìn chung các hộ gia đình thường để rác ở khu vực xung quanh nhà mình như trước ngõ, lề đường nơi xe đẩy rác đi qua...

sau đó có người đến thu gom. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đổ rác sai quy định, tiện đâu đổ đó.

+ Nguyên nhân chủ yếu của việc đổ rác không đúng quy định:

Có nhiều nguyên nhân khiến người dân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi quy định như: do thói quen,Sợ tốn tiền đổ rác, Giờ lấy rác không hợp lý, Thiếu thùng rác, Làm theo người xung quanh, Không xử phạt hoặc mức phạt thấp

Từ kết quả khảo sát trên đối với các đối tượng được khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu của việc đổ rác không đúng quy định phần lớn là do việc chính quyền và các cơ quan không xử phạt hoặc mức phạt thấp đối với những đối tượng xả rác bừa bãi . Do đó cho thấy công tác quản lý thực hiện thu gom rác trên địa bàn còn yếu và chưa quyết liệt. Tiếp đến Các nguyên nhân còn lại ảnh hưởng tương đối như nhau đến việc xả rác bừa bãi.

+ Tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường của địa phương: Đa số người dân được hỏi với 34/40 hộ chiếm 85% đều trả lời có tham gia don dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở và tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm mỗi khi địa phương phát động. chỉ còn một số ít là 5/40 hộ chiếm15% là không tham gia vì theo họ là bận công việc hoặc không biết tới. hầu hết những hộ tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường cho rằng những chương trìnhđó thật sự hiệu quả.

Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.3Thái độ của nhà quản lý

Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiện trong việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình, Mặt khác còn thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho việc quản lý rác thải dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải.quản lý rác thải của thị trấn giao cho phòng văn hóa xã. nên việc quản lý chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào chứ chưa có những giải pháp phù hợp, sự đầu tư hợp lý.

Qua khảo sát cho thấy: Địa phương có tổ chức một số chương trình vận động người dân tham gia vào giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường hay giúp cho người dân ý thức bảo vệ môi trường như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp tổ dân phố để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn. Nhưng mức độ tổ chức còn thấp và hiệu quả đạt được chưa cao.

3.1. Những hạn chế trong công tác quản lý thu gom xử lý rác thải

Hạn chế trong công tác quản lý

+ Hệ thống quản lý chất thải toàn thị trấn còn rời rạc chưa có liên kết giữa cơ quan quản lý, người thu gom, và người dân, công tác quản lý chưa đồng bộ chưa có sự phân cấp. Thị trấn chỉ có một cán bộ chuyên trách về môi trường nên vấn đề thu gom và phản ánh của người dân chưa được chú ý giải quyết.

+ Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết.

+ Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục, công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

+ có triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như dọn vệ sinh khu phố, trồng cây xanh, tổ chức các buổi họp để người dân phản ánh tình hình rác thải nhưng mức độ tổ chức còn thấp, kếtquả đạt được còn khiêm tốn.

Hạn chế trong công tác thu gom

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Cơ sở vật chất phương tiện phục vụ thu gom không đủ, không đảm bảo chất lượng, số lượng công nhân còn thiếu.

+ Hiện tượng vứt rác trộm của người dân xã lân cận còn nhiều mà chưa có biện pháp xử lý.

+ Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm.

+ Tỷ lệ hộ dân tham gia sử dụng hình thức thu gom chưa cao + Ý thức của người dân chưa cao.

Hạn chế trong công tác xử lý.

+ Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom.

+ Rác thải chưa được đem đi xử lý mà toàn bộrác thải sau thu gom chỉ được đổ tại bãi rác lộ thiên Đông Tu của thị trấn sau đó đốt rác, gây nên tình trạng ô nhiễm không khí mà đối tượng phải chịu sự ô nhiễm này chính là người dân sống trong thị trấn,làm tổn hại đến sức khỏe người dân.

+ Việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý rác thải chưa phát huy được trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không đúng nơi quy định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)