Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 51)

2.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn

2.3.1. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn

Hiện nay, công tác quản lý quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Anh Sơn do toàn bộ ủy ban thị trấn chịu trách nhiệm chung . Uỷ ban Thị Trấn đứng ra ký hợp đồng thu gom với những hộ gia đình tại các khối để trực tiếp thu gom và vận chuyển CTR tại địa phương.

Khả năng đáp ứng của công tác thu gom:

Theo kết quả điều tra, công tác thu gom và vận chuyển và xử lý do 6 hộ gia đình và một lái xe trên địa bàn đảm nhiệm. Tỷ lệ rác thải được thu gom toàn bộ địa bàn thị trấnlà 49,5%. Những nơi có tỷ lệ rác thải thu gom lớn nhất là khu trung tâm thị trấn và các hộ dân cư sinh sống ở những nơi thuận lợi mà xe vận chuyển rác có thể vào tận nơi (như quốc lộ 7A, khối 4A, 4B, 5, 6A, 6B).

-Thiết bị và phương tiện thu gom

+ Khối 4: Thiết bị và phương tiện thu gom của khối rất đơn giản gồm có: 2 chổi, 2 xẻng, 4 bộ quần áo bảo hộ lao động, 4 đôi ủng, 4 đôi găng tay, 2 xe bò kéo.

Những trang thiết bị này do chính mỗi gia đình thu gom tựmua.

+ Khối 6: Thiết bị và phương tiện thu gom của khối cũng tương tự như khối 4.gồm có: 2 chổi, 2 xẻng, 4 bộ quần áo bảo hộ, 2 đôi ủng, 4 đôi găng tay, 2 xe chuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng để chở rác. Những người thu gom cũng đều phải tự trang bị cho mình những thiết bị này.

+ Khối 1,2,5: Thiết bị và phương tiện thu gom cũng là 2 chổi, 2 xẻng, 3 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi ủng, 2 đôi găng tay, một xe công nông chở rác thuê của gia đình anh Công chị Nhẫn.

-Thành phần và tiền công thu gom

+ Tại khối 6 có 4 người thu gom do gia đình anh Nguyễn Hữu Hải- chị Nguyễn Thị Bảo, anh Nguyễn Văn Trị- chị Đặng thị Thuận đảm nhiệm công tác thu gom.

+ Tại khối 1, khối 2 và khối 5 có 5 người thu gom do gia đình anh Lê Văn Đông ,gia đình chị Nguyền Thị Thành và anh Lê Tánh Công, thuê xe công nông chở rác.do đó hàng thángủyban thị trấn còn phải trả thêm 1,5 triệu đồng cho tiền thuê xe.

+ Tại khối 4 có 4 người thu gom do gia đình anh Sĩ và anh Huỳnh chụi trách nhiệm thu gom. Khu vực quốc lộ 7A và bờ sông Lam thuộc địa phận của khối nào thì gia đình nhận trách nhiệm thu gom khối đó phải thu gom.

Bảng 2.7: Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác

Tên khối Số người thu gom Tần suất thu gom (lần/tuần)

Tiền công (nghìn đồng/người/tháng)

Khối 1,2, 5 5 2 1000

Khối 4 4 2 750

Khối 6 4 2 750

( Nguồn:Số liệu điều tra 2012) Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong khối. mỗi công nhân thu gom rác mỗi tháng có khoảng 750 nghìn đồng/tháng, riêng khối 1,2,5 với khối lượng công việc lớn nên việc thu gom vất vả hơn nên mức lương của mỗi người là 1 triệu đồng.

-Tần xuất thu gom rác thải:

Theo kết quả điều tra hộ gia đìnhở tất cả các khối được biết tần xuất thu gom là 2 lần/tuầnvào sáng sớm thứ 5 và sáng chủ nhật. mỗi người thu gom đi thugom hết đội của mình sẽ vận chuyển rác ra bãi rác chung của thị trấn. Sau thu gom rác được đổ trực tiếp ra bãi mà không qua phân loại cũng như không có xử lý sơ bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình hình thu gom rác thải:

 Mức phí thu gom

Phí thu gom nơi đây được áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nguồn thu cho công tác thu gom Rác thải sinh hoạt chưa được tính đúng tính đủ và chưa có các qui định thống nhất về mức thu và quản lý nguồn thu

Bảng 2.8: Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Anh Sơn

TT ĐỐI TƯỢNG THU ĐVT Mức thu

(đồng)

1

Hộ gia đình không tham gia kinh doanh dịch vụ

Hộ gia đình hai người già từ 60 tuổi trở lên Hộ/tháng 10.000 Hộ gia đình bình thường 1 – 3 người Hộ/tháng 15.000

Hộ gia đình 4 người trở lên-0 Hộ/tháng 20.000

2

Các hộ sản xuấtkinh doanh dịch vụ có sử dụng từ 2 đến 4 lao động trở lên và các hộ thải nhiều rác như bán xăm lốp ô tô, sửa chữa ô tô xe máy, bán vật liệu xây dựng, sành sứ thủy tinh, chế biến nông lâm thủy hải sản, giết mổ gia súc,…

Hộ/tháng 40.000

3 Các hộ kinh doanhdịch vụ,hàng tạp hóa sử

dụng 1 lao động Hộ/tháng 20.000

4

Hộ kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, nhà khách

- Nhà nghỉ, nhà khách Hộ/tháng 50.000

- Nhà trọ Hộ/tháng 30.000

5

Chợ, các trung tâm, tụ điểm vui chơi giải trí, mức thu được xác định theo hộ hoặcm2sử dụng nhưng tối đa không quá 160.000đ/m3rác.

- Chợ TTTM Đơn vị/tháng 600.000 - Chợ chiều

6A Đơn vị/tháng 200.000

- Chợ chiều

1B Đơn vị/tháng 100.000

6 Hộ kinh doanh dịch vụ ănsang Hộ/tháng 50.000

7 Nhà hàng vừa Hộ/tháng 100.000

8 Nhà hàng lớn Hộ/tháng 150.000

(Nguồn: quy định về đối tượng, mức thu phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn anh sơn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Tỷ lệ rác được thu gom

Tình hình thu gom rác thải trong khu vực thị trấn tại cáckhu vực được thể hiện ở bảng 2.9và biểu đồ 2.1

Bảng2.9. Tổng hợp vị trí nhàở và lượng rác thải được thu gom

STT Vị trí nhàở Lượng rác được thu gom (tỷ lệ % về khối lượng)

1 Dọc quốc lộ 7A 80

2 Dọc bờ sông Lam 28

3 Trong các con hẻm lớn 65

4 Trong các con hẻm nhỏ 25

(Nguồn:Số liệu điều tra 2012)

0 20 40 60 80 100

Dọc quốc lộ 7A

Dọc bờ sông Lam

Trong các con hẻm lớn

Trong các con hẻm nhỏ

Biểu đồ 1: So sánh giữa vị trí nhàở và lượng rác được thu gom

Từ kết quả điều tra ở bảng 2.9 và biểu đồ 2.1 cho thấy, số hộ dân sinh sống ở dọc quốc lộ 7A có tỷ lệ rác thải được thu gom cao nhất so với toàn bộ thị trấn (được 80%). Còn các hộ dân sinh sống ở dọc hai bên các hẻm nhỏ có tỷ lệ rác thải được thu gom thấp nhất (chỉ đạt 25%).

Với tần suất thu gom là 2lần/tuần vào các ngày thứ 5 và chủ nhật. Và thời gian thu gom là buổi sang từ 4h30. Thông thường, các xe thu gom rác không đi đúng giờ quy định, xe thu gom rác không có chuông báo hiệu. Nhiều gia đình bị thụ động về

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các tuyến đường giao thông trong nội thị và các con hẻm đi vào tận nhà ở của người dân, thường là các con đường cụt hoặc có chiều rộng quá nhỏ, xe chở rác không vào tận nơi được nên các gia đình sinh sống trong các khu vực này có tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom rất ít (25%). Các hộ gia đình không được thu gom rác thải, thường phải tự tập trung rác thải của gia đình dọc hai bên quốc lộ 7A để các công nhân vệ sinh thu gom rác thải lên xe.

Ngoài ra, thiết bị đựng rác thải sinh hoạt chủ yếu là các thùng rác tận dụng từ các bao bì đã qua sử dụng làm cho rác thải vung vãi ra ngoài, gây khó khăn cho việc thu gom rác thải.Mỗi hộ gia đình tùy vào thói quen sinh hoạt điều kiện sống và ý thức về môi trường họ sử dụng các dụng cụ chứa rác khác nhau. Dụng cụ chứa rác của người dân trên địa bàn thị trấn đều là những dụng cụ có chi phí ban đầu rẻ, dễ đầu tư và chưa có các dụng cụ kỹ thuật cao.

Bảng 2.10:Dụng cụ chứa rác của người dân

Dụng cụ chứa rác Số hộ Tỉ lệ (%)

Bọc nilon, bì 22 55

Thùng nhựa, sọt rác 14 35

Khác 4 10

Tổng 40 100

( Nguồn:Số liệu điều tra 2012).

Theo kết quả phỏng vấn hộ (2012), có đến 55% dụng cụ chứa rác của người dân là bọc nilon, bì.Đây là rác thải được người dân tái sử dụng để chứa rác rất phổ biến vì nó tiện lợi và không tốn chi phí. Còn lại là những hộ dân có dụng cụ chứa rác, chủ yếu là thùng nhựa đựng thức ăn thừa và sọt rác nhựa dùng để đựng rác thải sinh hoạtchiếm 35%, một số khác thì dung các dụng cụ khác như thùng xốp, rổ rá,…

Qúa trình vận chuyển RTSH tại thị trấn Anh Sơn:

Người dân để rác thải sinh hoạt của họ trước nhà và công nhân thu gom sẽ đổ rác vào phương tiện thu gom. Người thu gomrác thải sinh hoạt điều khiển phương tiện thu gom qua các dãy phố để thu gom rác. xe thu gom rác thải chỉ thu gom vào hai ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, và phương tiện thu gom là xe thô sơ (xe bò kéo), các

Trường Đại học Kinh tế Huế

phượng tiện này là của người nhận trách nhiệm thu gom tự chế. Công nhân sử dụng xe bò có phân rác có thể tái chế được như chai lọ, hộp nhựa sang một bao riêng để có thể bán ve chai.

Rác sau khi thu gom được vận chuyển về bãi rác tạm thời lộ thiên thuộc địa bàn khối 6B cách trung tâm thị trấn 2km về phía Đông Nam

Sơ đồ 3. Quá trình thu gom và vận chuyển CTRSH tại thị trấn Anh Sơn

Do phương tiện vận chuyển CTRSH tại thị trấn chủ yếu là xe thô sơ (xe bò kéo) nên việc vận chuyển diễn ra khá lâu trong trong quá trình thu gom gây ra những ảnh hưởng về môi trường và cảnh quan thị trấn.

Đánh giá công tác thu gom

Công tác thu gom được người dân đánh giá qua giờ giấc làm việc thu gom, vận chuyển và mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Trong 40 hộ điều tra có 34 hộ đăng ký sử dụng dịch vụ thu gom và 6 hộ còn lại thì không. Qua điều tra ý kiến của người dân về giờ giấc làm việc của nhân công thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá của nguời dân về giờ giấc làm việc của nhân công thu gom Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ

Rất phù hợp 0 0

Phù hợp 24 70,6

Không phù hợp 7 20,6

Rất không phù hợp 3 8,8

Tổng 34 100

(Số liệu điều tra 2012) Với thời gian thu gom là vào buổi sang thứ năm và sáng chủ nhật trong tuần, thì theo ý kiến của đa số người dân thì thời gian lấy rác của công nhân thu gom rác là phù hợp với 24 người chiếm 70,6 %, còn có 7 người chiếm 20,6 % cho rằng thời gian

RTSH

Vận chuyển tới

bãi rác Thu gom

Trường Đại học Kinh tế Huế

gian như vậy là rất không hợp lý. Giải thích sự không hài lòng về thời gian thu gom rác của một số người thì họ cho rằng xe thu gom rác đi từ các hộ khác đến lúc tới gia đình họ thì thời gian đã quá muộn hoặc có khi nhiều ngày lượng rác thải phát sinh lớn mà thiếu công nhân thu gom nên cũng có lúc vào thời gian đó không có người thu gom mà dời vào ngày khác.

Bảng 2.12: Mức độ hài lòng của các đối tượng đối với dịch vụ thu gom

Chỉ tiêu Số ý kiến %

Tốt 23 67,6

Không tốt 11 32,4

Tổng 34 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Qua kết quả điều tra các đối tượng sử dụng dịch vụ cho thấy có tới 67,6 % với 23 hộ gia đình, hài lòng về công tác thu gom và 32,4 % với 11 hộ còn lại không hài lòng về chất lượng thu gom. Do đó, dịch vụ thu gom có thể phát huy và cần cải thiện các mặt chưa được để tỉ lệ này cao hơn. Phần không hài lòngđược hỏi lý do tại sao thì họ cho biết là do thu gom chưa đúng giờ nhiều khi rác bị tồn đọng chưa được thu gom gây mùi hôi thối và rác tập kết ở trên đường chưa đúng nơi quy định nhiều khi làm mất mỹ quan và gây mùi hôi thối.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn anh sơn huyện anh sơn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)