TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN PHÁT SINH DO KHAI THÁC MỎ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN PHÁT SINH DO KHAI THÁC MỎ

1. Công ty cổ phần than Núi Béo-TKV

Từ biểu đồ 2.5 (Độ ồn tại công trường vỉa 11- phân khu Tây CT CP Than Núi Béo, năm 2009) ta nhận thấy rằng: Tiếng ồn tại các vị trí quan trắc đều đạt TCCP (TCVN 3985-1999). Tiếng ồn tại khu dân cƣ lân cận có giá trị 66 dBA, nằm trong giới hạn cho phép (GHCP ) của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 (Khu dân cƣ xen kẽ khu sản xuất, 6 18h). Kết hợp với số liệu quan trắc 3 quí cho thấy trong 03 vị trí quan trắc phát hiện 03 điểm đo tại khu vực máy xúc, khu dân cƣ lân cận, đường vận chuyển lên bãi thải có tiếng ồn đạt TCCP.

Biểu đồ 2.5. Độ ồn tại công trường vỉa 11- phân khu Tây CT CP Than Núi Béo-TKV, năm 2009, 5

2.Công ty cổ phần Than Hà Tu-TKV

Biểu đồ 2.6. Độ ồn tại khu sản xuất CT CP Than Hà Tu, năm 2009, 4

Từ biểu đồ 2.6 ( Độ ồn tại khu sản xuất CT CP Than Hà Tu, năm 2009):Cả 5 vị trí có kết quả đo độ ồn đều có giá trị <85 dBA đạt TCCP (TCVN 3985-1999).

2.3.1.2. Đối với Khai thác hầm lò:

Các hoạt động khi khai thác diễn ra trong lòng đất do đó tiếng ồn chỉ ảnh hưởng tới MT làm việc. Ở các mỏ hầm lò tiếng ồn phát sinh đáng kể là trạm quạt. Tiếng ồn ảnh hưởng ra bên ngoài chủ yếu từ hoạt động vận chuyển, sàng tuyển than ngoài khai trường đều là những nguồn gây tiếng ồn với mức độ lớn, phạm vi ảnh hưởng hẹp.

1. Công ty cổ phần than Hà Lầm

Từ biểu đồ 2.7 ( Độ ồn tại một số vị trí CT CP than Hà Lầm, năm 2009): Tại các vị trí làm việc trong lò chợ đều có độ ồn nằm trong TCCP với giá trị đo từ 62 72 dBA. Các vị trí ngoài hầm lò nhƣ khu vực KTLT, kho than, mặt bằng +28, phân xưởng cơ điện đều có độ ồn thấp hơn TCCP (TCVSLĐ 3733-2002) với giá trị đo từ 63 78 dBA. Tại điểm đo khu dân cận tổ 3 khu I-Phường Hà Lầm cho thấy độ ồn là 68 dBA thấp hơn ngưỡng GHCP theo tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh (TCVN 5949-1998). Tại các khu vực sản xuất và dân cƣ lân cận độ ồn tại một số vị trí CT CP than Hà Lầm- TKV trong năm 2009 đều có độ ồn thấp hơn TCCP (TCVN 3985-1999).

Biểu đồ 2.7. Độ ồn tại một số vị trí CT CP than Hà Lầm, năm 2009, 3 2 .Xí nghiệp than Giáp Khẩu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 K12 K13

Điểm quan trắc

Độ ồn

Độ ồn TC Bộ Y tế 3733/2002 TCVN 5937-2005

Biểu đồ 2.8. Độ ồn tại một số điểm quan trắc XN than Giáp Khẩu, 13 Chú thích: K1; K2;...K13 là các điểm quan trắc (xem mục 2.1.1).

Từ biểu đồ trên (biểu đồ 2.8), độ ồn tại các vị trí quan trắc của Xí nghiệp than Giáp Khẩu đều đạt các chỉ tiêu cho phép

Bảng 2.7. Tiếng ồn phổ biến của một số loại máy móc

STT Phương tiện Mức ồn phổ

biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA)

1 Xe ủi 93 115

2 Máy nén diezen có vòng quay rộng 75 80 95

3 Máy trộn bêtông bằng diezen 70 75 85

4 Ô tô có trọng tải <3,5 tấn 85 103

5 Ô tô có trọng tải > 3,5 Tấn 90 105

2.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn sinh ra do khai thác than đối với môi trường Tiếng ồn sinh ra trong quá trình KTT chủ yếu do hoạt động của tất cả các loại thiết bị, do nổ mìn, đổ thải đất đá. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ra MT bên ngoài phụ thuộc vào phương pháp KT, công nghệ và thiết bị sử dụng.

Tiếng ồn vượt quá tiêu TCCP có một tác động xấu là gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là bộ phận thính giác, cụ thể:

- Tác động đối với thính giác: Nếu cường độ âm thanh quá cao sẽ tác động mạnh đến thính giác. Tiếng ồn ở mức 100dBA tác động trong khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng xấu đối với phần tai trong. Thông thường thính giác bắt đầu ảnh hưởng từ mức độ âm thanh 90dBA trở lên.

- Tác động với thể lực, tâm thần và hiệu quả làm việc của con người: Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể gây rối loạn sinh lý và bệnh lý như thần kinh, tim mạch, nội tiết. Tiếng ồn có thể gây bệnh tâm thần, mất trí, điên…Bắt đầu tiếng ồn ở mức 90dB trở lên, tiếng ồn làm năng suất lao động của con người giảm đi từ 20 40%, làm phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động.

- Tác động đối với thông tin: Mức âm thấp hơn 55dBA chưa gây ảnh hưởng đến trao đổi thông tin. Tiếng ồn có mức âm lớn hơn 70dBA có tác động xấu đối với việc trao đổi thông tin công cộng. Tại các khu vực của Mỏ than 917 mức âm luôn luôn lớn hơn 70dBA nhƣ vậy khả năng trao đổi thông tin bị hạn chế.

-Tác động của tiếng ồn đối với cuộc sống con người:

+ Tác động về mặt cơ học: Che lấp âm thanh cần nghe.

+ Tác động về mặt sinh học của cơ thể chủ yếu là của bộ phận thính giác và hệ thần kinh.

+ Tác động đến sự hoạt động xã hội của con người.

Tất cả tác động đó sau cùng dẫn đến biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả lao động của con người.

Thời gian tác động tối đa cho phép (nếu tránh đƣợc) đối với tiếng ồn đƣợc thể hiện nhƣ sau: (bảng 2.8)

Bảng 2.8. Thời gian tác động tối đa cho phép đối với tiếng ồn, 9 TT Thời gian tác động (giờ/ngày) Tiếng ồn (dB) Ghi chú

1 8 90

2 6 92

3 4 95

4 3 97

5 2 100

6 1.5 102

7 1 105

8 0.5 110

9 0.25 115

Thường tiếng ồn do các thiết bị hoạt động trong phạm vi khai trường ít tác động đến bên ngoài do khoảng cách khai trường đến khu dân cư khá xa. Với công nghệ nổ mìn vi sai từng lỗ nhƣ hiện nay, tiếng ồn do nổ mìn cũng ít tác động lớn đến MT ở khoảng cách lớn. Tiếng ồn ảnh hưởng đến bên ngoài chủ yếu từ các khâu đổ thải đất đá, sàng tuyển, vận chuyển than. Tiếng ồn của máy xúc EK từ 91 100dB; ô tô Belaz từ 92 97 dBA; sàng tuyển từ 87 95 (TCCP là 90 dBA).

Kết quả quan trắc cũng cho thấy, tiếng ồn tại các khu KT, chế biến than ảnh hưởng chủ yếu đến MT lao động. Tại các khu dân cư gần nhất, qua khảo sát cho thấy không bị tác động bởi mức ồn phát sinh từ các hoạt động KT, chế biến than gây ra.

Mức ồn tại các tuyến vận chuyển than trong khu vực Thành phố Hạ Long tương đối cao, xấp xỉ TCCP (bảng 2.9).

Bảng 2.9.Độ ồn tại khu vực khai thác chế biến và vận chuyển than

Vị trí quan trắc LAeq (dBA)

Cảng than phường Hà Khánh 66

Khai trường công ty than Hà Tu 63

TCVN 5949 -1998 75

Tiếng ồn tại các khu dân cư tập trung xen kẽ các khu thương mại, dịch vụ, sản xuất chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các hoạt động giao thông vận tải. Tại ngã tư Loong toòng tiếng ồn đo đƣợc là 76 dBA vƣợt quá giới hạn cho phép.

Căn cứ vào tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733-2002 quy định mức ồn cho phép là

≤ 85dBA, với thời gian tiếp xúc trung bình là nhỏ hơn 08h với tiếng ồn; TCVN 3985- 1999 quy định mức ồn cho phép là ≤85 dBA, với thời gian tiếp xúc trung bình là 08h với tiếng ồn; TCVN 5949- 1998 (khu sản xuất xen kẽ khu dân cƣ) quy định mức ồn cho phép là ≤75 dBA, với thời gian tiếp xúc trung bình là 08h nhận thấy rằng: Do hoạt động KTLT phát sinh tiếng ồn chủ yếu tồn tại trên khai trường cách xa khu dân cư, nên sẽ tác động trực tiếp đến người lao động. Mặt khác, trên các công trường khai thác, việc khai thác phát sinh tiếng ồn chủ yếu ở khâu bốc xúc, vận tải, các khâu này đều đƣợc sử dụng máy móc nên tiếng ồn chỉ ảnh hưởng đến công nhân vận hành. Người công nhân vận hành trong buồng điều khiển đã đƣợc bố trí khoang kín cách âm và có điều hòa nhiệt độ do đó tiếng ồn ảnh hưởng không đáng kể đến công nhân. Tại phân xưởng sữa chữa, sàng và chế biến than do đặc thù của công việc này phải vận hành máy móc với công suất lớn nên tiếng ồn phát ra rất lớn. Tuy nhiên tiếng ồn ở khu vực này chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)