Các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 132)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG

4.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

4.2.2 Các giải pháp đề xuất

4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức và bộ máy

-Kiện toàn cơ quan quản lý TN&MT từ Thành phố đến phường và cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TN&MT, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực có hoạt động KTT.

-Xác định rõ trách nhiệm, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý tài nguyên và BVMT trong hoạt động khai thác, chế biến than giữa TKV, các ngành và địa phương để quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố MT trong KTT.

Việc phân cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn Thành phố; phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, tránh chồng chéo.

+Phù hợp với nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT theo quy định của Luật BVMT.

+ Phân cấp quản lý nhà nước về BVMT gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các đoàn thể.

- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT và sử dụng tài nguyên trong khai thác, chế biến than. Thực hiện nghiêm túc văn bản số 491/CP ngày 13/5/2002 của Chính phủ về vùng cấm, hạn chế hoạt động KTT.

- Tăng cường sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị và cộng đồng.

4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch quản lý vùng về môi trường

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV trong thời gian qua đối

với KS than là phát triển theo nhu cầu thị trường mà chưa theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, do đó chƣa đánh giá đúng mức những tác động đến MT và các nguồn TNTN là nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực Thành phố Hạ Long và phát triển KT-XH toàn vùng Quảng Ninh. Từ năm 2003 đến nay tốc độ tăng trưởng sản lượng trên các mỏ của TKV là quá cao so với Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2025 đƣợc Chính phủ phê duyệt. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong quá trình điều hoà chế độ công tác mỏ trên các khai trường, làm gia tăng các tác động tiêu cực tới MT và làm ảnh hưởng đến tính an ninh năng lượng quốc gia (cụ thể là từ năm 2012 nước ta sẽ phải nhập than từ nước ngoài –VNEPRESS 25/6/2008), do đó, để quản lý tốt, TKV thực hiện lập quy hoạch và thực hiện đúng theo Quy hoạch đƣợc duyệt và Quy hoạch phát triển phải phù hợp với Quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế khác trong khu vực Thành phố Hạ Long và phát triển KT-XH toàn vùng Quảng Ninh. Để làm cơ sở đề xuất chính sách quản lý và điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp và đáp ứng đƣợc phát triển bền vững, quy hoạch trong đó thực hiện các yêu cầu sau:

- Kiểm kê các thành phần tài nguyên MT trong từng phân vùng MT (phân vùng MT đƣợc xác định phạm vi không gian của phân vùng trên các chỉ tiêu sau: Theo địa giới hành chính, theo lưu vực nước, theo địa hình, theo hệ sinh thái, mục đích sử dụng và bảo tồn, và theo mức độ ô nhiễm và mức độ cần bảo vệ) nhƣ: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, nước, đất ,khu vực cần bảo vệ như đầu nguồn các lưu vực nước, các hệ sinh thái cửa sông ven biển…

- Xác lập ngƣỡng chịu tác động MT của các hệ sinh thái, TNTN và MT trên các khu vực có hoạt động KTT và năng lực giải quyết các vấn đề MT của hệ thống các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp v.v làm cơ sở xác lập quy mô, công suất (kể cả theo độ sâu khai thác) và nhu cầu sử dụng tài nguyên (đất đai, rừng, nước ...) đối với từng khu vực.

- Phát hiện các vấn đề về môi trường, xác định mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất ...và mức độ suy thoái MT trong vùng Hòn Gai; Rà xét lại các quy hoạch phát triển KT-XH toàn vùng, ngành có liên quan đến hoạt động KTT trên cơ sở đó đề xuất

các biện pháp quản lý MT vùng đảm bảo tính pháp lý và tính phù hợp của phương án phát triển ngành than và hoạt động KTT nhƣ:

+ Quy hoạch hệ thống hạ tầng phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than, trong đó: Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu mỏ trên cơ sở bố trí hợp lý vị trí các khâu nhằm giảm thiểu sự cộng hưởng tiếng ồn hoặc tránh ô nhiễm bụi theo hướng gió, theo loại hình sản xuất và sử dụng hợp lý diện tích đất đai để giảm thiểu việc xâm phạm thảm thực vật; Bố trí các vùng đệm cách ly hoạt động KTT với các khu vực dân cƣ, các hệ sinh thái nhạy cảm.

+Quy hoạch đồng bộ công tác khai thác, đổ thải với việc thoát nước trong phạm vi khai trường mỏ và giữa các mỏ trong phân vùng theo lưu vực nước sông suối, theo địa hình…

+ Quy hoạch việc phục hồi MT khi kết thúc khai thác và đổ thải một cách phù hợp với tổng thể phát triển của địa phương nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất sau này.

+Quy hoạch hệ thống các bến cảng xuất than theo hướng giao một doanh nghiệp làm dịch vụ cảng quản lý (cho từng khu vực hoặc toàn vùng). Đối với các cảng cửa sông ven biển, tạo không gian cách ly với các hệ sinh thái nhạy cảm, các hoạt động phát triển kinh tế khác (nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, bảo tồn thiên nhiên v.v).

+ Tập trung nguồn lực quản lý TN&MT đối với hoạt động KTT lân cận các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị, dân cư và hệ sinh thái nhạy cảm, các lưu vực nước quan trọng nhằm thực hiện các biện pháp cải thiện MT dân sinh.

Hình 4.22. Sơ đồ nhận thức về các biện pháp quy hoạch quản lý MT vùng Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm

Các biện pháp khai thác sử dụng công

nghệ sạch Các biện pháp trực tiếp

Các biện pháp gián tiếp

Các biện pháp về pháp luật và thể chế

Xác định ranh giới vùng MT

Kiểm kê tài nguyên - MT Các biện

MT trong qui hoạch quản lý

vùng

Quan trắc theo dõi, phát hiện Quan trắc theo dõi, phát hiện

Các biện pháp khôi phục và cải tạo

hoàn nguyên Các biện pháp công trình (xây

đập, trồng cây, phun nước dập bụi,

xử lý nước

Một số đề xuất cụ thể:

- Tập đoàn TKV thực hiện thủ tục theo quy định tại điều I của Quyết định số 481QĐ/QLTN để cấp giấy phép khai thác mỏ đối với các khu mỏ đã đƣợc cấp phép tạm thời ngày 08/11/1994. Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên hoàn thành các thủ tục pháp lý về thiết kế mỏ, bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đât đai theo quy định.

- Dùng đất đá thải đắp đê, lấp biển, mở rộng diện tích đổ thải mở rộng đất đai giữa các đảo làm khu du lịch.

- Dùng đất đá thải đắp đê chắn và trồng cây để ngăn bụi và tiếng ồn giữa khu dân cư với nơi có mật độ phương tiện giao thông lớn.

- Sử dụng đường mỏ vào mục đích phát triển giao thông vận tải cho các xe có tải trọng lớn.

- Quy hoạch sử dụng khai trường khi kết thức khai thác phát triển khu đô thị hoặc làm khu vui chơi giải trí hoặc công viên cho tụ điểm dân cƣ mới tại các điểm lân cận khu dân cƣ có tầm nhìn đẹp ra biển nhƣ khu Núi Béo.

-Sử dụng moong khai thác để chứa nước phục vụ nông nghiệp và một số mục đích khác như làm nguồn nước dự trữ tại những khu vực không có khoáng sàng dưới đáy hồ, trên cơ sở điều chỉnh kế hoạnh khai thác và đổ thải hợp lý.

4.2.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

1. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý TN&MT giữa các ngành kinh tế liên quan đến hoạt động KTT

Đảm bảo sự trao đổi thông tin thường xuyên và phối hợp các giải pháp đồng bộ quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

2. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho BVMT, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý tài TN& MT trong hoạt động KTT

Thành lập Quỹ bảo vệ TN&MT đối với hoạt động KTT, các nguồn chính lập quỹ gồm các phí môi trường, ký quỹ MT v.v.

3. Tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư được chủ động hoạt động KTT theo phương án phê duyệt

- Tổ chức giải phóng mặt bằng, giao đất, thuê đất và phân chia trách nhiệm quản lý đất đai đối với các nhà đầu tƣ liên quan nhanh chóng.

- Giám sát chặt chẽ quy trình, quy phạm, an toàn trong hoạt động KTT, khuyến khích các phương án sản xuất tiết kiệm tài nguyên.

- Đối với một số khu vực có yêu cầu cao về bảo tồn thiên nhiên và MT (vịnh Hạ Long, các khu vực cấm và hạn chế hoạt động KTT v.v): có quy định riêng ràng buộc và cơ chế chính sách cụ thể, đảm bảo hạn chế tối đa việc xâm hại hoặc làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.

4. Đảm bảo các cơ quan quản lý nhà nước về TN& MT các cấp có đủ năng lực thực tế triển khai, giám sát thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các bộ luật liên quan đến hoạt động KTT.

Tập trung vào một số lĩnh vực chuyên môn:

- Thẩm định cấp giấy phép, quản lý, lưu trữ, cập nhật đầy đủ và đồng bộ hồ sơ của tất cả các doanh nghiệp có hoạt động KTT.

- Phát hiện, có thông tin đầy đủ, cảnh báo kịp thời các nguồn (điểm, diện) nguy cơ gây ÔMT, tai biến MT và những vấn đề về TN&MT bức xúc, do hoạt động KTT gây ra.

- Đánh giá biến động TN&MT vùng, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái MT.

- Xây dựng chính sách và đề ra các biện pháp quản lý thích hợp.

- Thanh kiểm tra thường xuyên và xử lý vi phạm.

5. Khuyến khích các tổ chức cá nhân chủ động đầu tư thực hiện và cung cấp dịch vụ BVMT và ngăn ngừa suy thoái TNTN.

Một số nội dung cụ thể sau:

- Sử dụng đất đá thải trong KTT để san lấp mặt bằng khu đô thị và khu công nghiệp, làm đường vận chuyển (thay thế đá vôi, cát hoặc khai thác đất tại các sườn đồi nhƣ hiện nay).

- Khuyến khích TKV và các doanh nghiệp có hoạt động KTT đầu tƣ các dự án cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên v.v:

+ Sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế xâm hại hoặc gây ô nhiễm nguồn nước.

Cải tạo moong KTLT thành hồ chứa nước sạch; Tái sử dụng nước thải mỏ và nước dùng trong chế biến, sàng tuyển; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải: Nước thải, đất đá thải, dầu cặn ...

+ Đầu tƣ trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.

+ Khôi phục MT và đầu tƣ dự án phát triển thân thiện MT tại những khu vực kết thúc hoạt động KTT hoặc di chuyển các cơ sở gây ÔMT nhƣ: Lập khu đồi sinh thái tại khu vực khai trường mỏ và bãi thải Núi Béo, 917; Di chuyển các hệ thống sàng tuyển than trên các bến cảng dọc theo bờ biển, di chuyển Nhà máy tuyển than Hòn Gai…

+ Sử dụng tài nguyên thay thế; Áp dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với MT; Đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, công nghệ BVMT và cung cấp dịch vụ BVMT. Thí dụ: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải của các mỏ Núi Béo, Hà Tu phục vụ cho nhu cầu nước công nghiệp của Nhà máy tuyển than Hòn Gai phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư; Áp dụng công nghệ vận chuyển bằng băng tải ống và đường sắt thay thế cho việc vận chuyển than từ khu vực mỏ đến các bến cảng tiêu thụ…

+ Hỗ trợ và phối hợp với cộng đồng dân cƣ tại những khu vực có hoạt động KTT trong hoạt động quản lý tài nguyên và BVMT nhƣ: Ƣu tiên tiếp nhận vào làm việc; hỗ trợ kinh phí làm đường dân sinh và các khu sinh hoạt cộng đồng…

+ Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn MT (ISO 14000).

6. Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý tài nguyên và BVMT nói chung, trong hoạt động KTT nói riêng

- Đào tạo cán bộ quản lý TN&MT có trình độ cao cho các ngành và các địa phương.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý tài nguyên môi trường và hoạt động kTT.

- Khuyến khích tài trợ và đầu tƣ các dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

4.2.2.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

1. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý TNTN, BVMT

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý–GIS v.v) trong công tác quản lý TN&MT. Các công nghệ này có thể giúp các cơ quan quản lý trên nhiều mặt hoạt động:

- Lập chương trình nghiên cứu thu thập thông tin đánh giá tài nguyên than và

những TNTN khác liên quan như nguồn nước mặt, nước ngầm, rừng, đất đai, các tác động MT vùng v.v làm cơ sở dữ liệu cho xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH;

quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý TNTN&BVMT...

- Quản trị, trao đổi các bộ cơ sở dữ liệu về TN&MT giữa các cơ quan chuyên ngành, các địa phương.

- Phân tích diễn biến TN&MT và cảnh báo tai biến môi trường.

- Xây dựng các giải pháp tổng hợp quản lý MT theo vùng lãnh thổ và lập kiểm soát và khắc phục suy thoái và ÔMT đạt hiệu quả cao.

2. Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất than có mức độ ATLĐ cao, ít gây tổn thất tài nguyên và ít gây ÔMT: Tận thu các vỉa mỏng, áp dụng công nghệ khai thác chọn lọc, mở rộng tối đa chiều sâu KTLT, áp dụng vì kèo thuỷ lực, máy khấu than, băng tải than, xử lý chất thải nguy hại (dầu mỡ, hoá chất, vật liệu có phóng xạ v.v). Nghiên cứu, lập kế hoạch làm ổn định và phủ xanh các bãi thải, tăng nhanh tiến độ trồng rừng trên bãi thải đạt hiệu suất cây sống cao.

3. Xây dựng mạng lưới điểm quan trắc MT thống nhất, đồng bộ trên toàn lãnh thổ của tỉnh (phần đất liền và phần ven biển), kết nối mạng lưới điểm quan trắc MT do TKV thực hiện với mạng lưới điểm quan trắc MT do Sở TN&MT đang thực hiện; Từng bước mở rộng kết nối với các ngành kinh tế khác, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ thông tin về TN& MT trên toàn tỉnh.

4. Định kỳ 5 năm/lần đánh giá tác động của hoạt động KTT đến MT và sức khoẻ cộng đồng, kiểm kê tình trạng TN& MT (kiểm toán TN&MT).

5. Đầu tư thích đáng xây dựng lực lượng khoa học và kỹ thuật có chuyên môn cao kết hợp năng lực quản lý tổng hợp theo hướng phát triển bền vững trong các ngành kinh tế

Đặc biệt lưu ý lực lượng cán bộ chuyên môn trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch và thẩm định, quản lý dự án phát triển và nâng cao năng lực tự kiểm tra, giám sát của các doanh nghiệp có hoạt động KTT.

6. Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ tai biến MT, suy thoái tài nguyên và ÔMT nghiêm trọng.

4.2.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 1. Xây dựng chương trình thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên môi trường trên các phương tiện truyền thông các cấp và chuyên ngành:

-Thông báo rộng rãi đến cộng đồng các chương trình kế hoạch, dự án phát triển hoạt động KTT; dự án cải thiện và khắc phục ÔMT, nhất là tại các khu vực dân cƣ.

- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm MT và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

- Vận động cộng đồng tham gia quản lý TN&MT, bảo vệ các công trình xử lý chất thải và ngăn ngừa ÔMT; giám sát và đánh giá hiệu quả công tác BVMT.

2. Bổ sung và hoàn thiện các chương trình giáo dục TN&MT trong các trường học ở mọi cấp phù hợp yêu cầu nâng cao nhận thức và năng lực sáng tạo (kể cả sáng tạo nghệ thuật) về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và MT của tỉnh và những yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý.

3. Xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất than.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)